Hôm nay,  

Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn Đòi Đi Mỹ Lãnh Giải Nhân Quyền

22/10/200100:00:00(Xem: 3596)
HANOI (VB) - Nhà văn Bùi Ngọc Tấn cho biết sẽ xin giấy đi Hoa Kỳ để lãnh một giải về nhân quyền, theo tin Mạng Lưới Nhân Quyền VN hôm chủ nhật. Tin này như sau.
Chúng tôi vừa nhận được từ trong nước lá thư của ông Bùi Ngọc Tấn, tác giả cuốn "Chuyện Kể Năm 2000", gửi cho ông Hữu Thỉnh, tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam (CS), giải thích về việc tại sao ông Bùi Ngọc Tấn cương quyết nhận giải thưởng Hellman-Hammett của Hội Human Right Watch.
"Chuyện Kể Năm 2000" là cuốn sách nói về cuộc đời tù ngục dưới chế độ cộng sản.."Chuyện Kể Năm 2000" vừa phát hành ở Việt Nam đã gây chấn động và lập tức bị nhà cầm quyền ra lệnh tich thu và tiêu hủy.
May mắn, "Chuyện Kể Năm 2000" lọt được ra nước ngoài, và được xuất bản tại Nam California, và tại Gia Nã Đại. Tác phẩm này của Bùi Ngọc Tấn nổi tiếng ngay và gây xôn xao dư luận trong cộng đồng ngưòi Việt khắp nơi. Sau đó, "Chuyện Kể Năm 2000" đươcï dịch sang tiếng ngoại quốc, và được giải thưởng Hellman-Hammet.

Dưới đây là thư của ông Bùi Ngọc Tấn:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải phòng ngày 12-10-2001
Kính gửi Ông Hữu Thỉnh,
Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam
Thưa Ông,
Tôi là Bùi Ngọc Tấn, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam viết thư này gửi tới ông bởi có quá nhiều tin đồn thất thiệt xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của Hội Quan Sát Nhân Quyền (HRW) và chuyến đi Trung quốc vừa qua của tôi.
Người nói tôi đã nhận giải, nhận tiền, người nói tôi đã từ chối giải, người nói tôi đã "ẵm gọn" 50 triệu đồng của thành phố Hải Phòng, thậm chí một ông vụ trưởng còn nói tôi đã làm đơn tự nguyện không nhận giải mà xin đi Trung quốc như đòi một sự đền bù, "kỳ này chúng tôi cho đi, tiền tiêu thoải mái."
Tôi xin phép được trình bày lại toàn bộ vấn đề để đính chính trước dư luận những sai lệch trên:
1. Về giải thưởng:
a. Khoảng tháng 3-2001 tôi có nhận được tin từ nước ngoài báo về tôi được trao giải thưởng văn học Chân Thiện Mỹ cho bộ tiểu thuyết của tôi. Tiền thưởng kèm theo giải là 3000 USD. Tôi đã tìm hiểu về tổ chức đứng ra tặng giải, và khi biết đó là tổ chức Việt Nam Phục Quốc, tôi đã từ chối nhận giải.
b. Khoảng cuối tháng 4-2001, tôi lại nhận được tin từ nước ngoài báo về: tôi được trao giải nhân quyền Hellman-Hammett của HRW. Sau khi tìm hiểu tổ chức này, tôi đã quyết định nhận giải.
Trong nửa tháng 7 và đầu tháng 8 200l, các ông Hữu Thỉnh, Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn (HNV), Nguyễn Trí Huân phó Tổng Thư ký HNV, Đỗ Kim Cuông vụ phó vụ Văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương, Vũ Thiệu Loan, Hồ Anh Tuấn, chủ tịch, phó chủ tịch Hội Văn Nghệ Hải Phòng, Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ, đã đến nhà tôi khuyên tôi đừng nhận giải.
Với tất cả các ông trên tôi đã trả lời như sau: Tôi nhận giải thưởng vì:
1. Nhân quyển là một vấn đề có mặt ở mọi nơi, mọi quốc gia, mãi mãi song hành cùng với nhân loại. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể nói là mình đã giải quyết hoàn hảo vấn đề nhân quyền.
2. Đó cũng là mục tiêu mà Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội nước ta hết sức quan tâm để thực thi ngày một tốt hơn. Trong các nghị quyết của Đảng, Chính Phủ luôn luôn có vấn đề dân chủ hoá đời sống xã hội, chìa khoá đưa đất nước tiến lên.Tình trạng mất dân chủ hiện nay là rất nghiêm trọng, dẫn tới những hậu quả khôn lường, làm suy giảm lòng tin của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước.
3. Giải thưởng là do những Đảng viên Đảng Cộng Sản Mỹ góp tài sản sáng lập.
4. Tôi được tặng giải là do tập tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi, trong đó tôi thuật lại trung thực cuộc đời tù tội oan ức của tôi với một thái độ chân thành và xây dựng (tôi đảm bảo với ông rằng, 4 nhân vật: ông Trần, ông Hoàng và vợ chồng người tù không án là thực đến từng chi tiết), một bộ sách được độc giả rất hoan nghênh nhưng lại bị thu hồi tiêu huỷ mà tôi luôn nghĩ đó là việc làm chưa được cân nhắc kỹ. Nếu đó là quyển sách phản động, chắc chắn tôi không nhận giải.


5. Người ta tặng giải cho tôi không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
6. Tôi đã tuyên bố nhận giải, giờ đây tôi không thể phủ nhận.
II. Về tiền thưởng kèm theo giải:
1. Khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7- 2001, tiền thưởng đã hai lần được chuyển từ nước ngoài về tài khoản của tôi, nhưng tôi không nhận được. (Người ta gọi điện về tôi mới biết). Và họ đã đề nghị gửi ít một theo đường bưu điện nhưng tôi gạt đi vì quá phiền phức, hơn nữa cũng rất khó đến tay tôi.
2. Trong khi gặp tôi, các ông Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Đỗ Kim Cuông, Vũ Thiệu Loan, Nguyễn Viết Lãm đều khẳng định với tôi rằng tiền thưởng là của CIA. Trước những thông tin từ hai chiều trái ngược nhau, tôi tự thấy cần phải có thời gian xác minh, kết luận, không thể vội vàng hấp lấp.
Vì những lý do trên, tôi đã điện ra nước ngoài đề nghị tạm hoãn việc chuyển tiền.
Thưa Ông,
Đó là tất cả những gì xầy ra xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của HRW.
Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên nhận thức trên. Hơn nữa cho đến nay việc nhận giải của tôi đã được nửa năm, đã là chuyện đã qua, không ai nhắc đến nữa. Việc tôi từ chối nhận giải bây giờ không chỉ làm tổn hại đến danh dự của tôi mà chắc chắn nó còn gây phương hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà Nước. Và đấy mới là điều tôi say nghĩ hơn cả.
3. Về số tiền 50 triệu của thành phố Hải Phòng:
Tôi cũng có nghe nói thành phố Hải Phòng quan tâm đến tôi, có thể sẽ giúp đỡ tôi số tiền khoảng 50 triệu đồng. Khi nghe tin này tôi đã phát biểu: "Nếu tôi được phép xin chính quyền làm điều gì đó thì đó không phải là tiền mà là xin chính quyền xét lại vụ án rõ ràng là oan sai của tôi."
Cho đến nay tôi chưa hề nhận số tiền đó.
III. Về chuyến đi thăm và làm việc tại Trung Quốc tháng 9-2001 vừa qua:
Trong công văn Hội Nhà Văn VN gửi Thành Uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân, Hội Văn Nghệ thành phố Hải Phòng (mà tôi có nhận được bản sao lục) đề nghị ra quyết định và làm thủ tục xuất cảnh cho tôi, có đoạn viết: "Việc tác giả Bùi Ngọc Tấn tham gia đoàn nhà văn đi công tác nước ngoài có thể góp phần xua tan dư luận phương Tây vẫn cho rằng: tác giả hiện vẫn bị phân biệt đối xử và bị ngược đãi về chính trị."
Rõ ràng tôi đi Trung Quốc vì cái chung chứ không phải tôi đòi hỏi một sự đền bù nào đó cho mình. Hẳn ông cũng biết năm 1998, tôi đã không nhận lời mời của một tổ chức nhà văn quốc tế mời tôi sang Châu Âu hoặc Châu Mỹ nghỉ một năm. Tôi luôn nghĩ rằng đối với một nhà văn, điều quan trọng nhất không phải là một chuyến đi ra nước ngoài.
Trong chuyến đi thăm Trung Quốc vừa qua mà ông làm trưởng đoàn, thu hoạch sâu sắc nhất của tôi là về trường hợp ông Trương Hiền Lượng, nhà văn Trung Quốc. Ông Trương Hiền Lượng bị tù oan 20 năm. Ông đã được sửa sai. Ông chuyên viết về nhà tù, thuật lại trung thực những gì ông đã trải. Tới nay ông đã viết và in cả chục tập sách. Nước ta đã dịch in 3 tập của ông và sẽ in 9 tập của ông. Ông được coi là một trong những nhà văn hàng đầu của Trung Quốc, "một nhà văn của bốn bức tường, nghĩa là nhà văn của nhà tù." Sách của ông được nhiều nước phương Tây dịch. Ông chưa bao giờ bị phương Tây nêu tên như một tồn tại về nhân quyền.
Tôi khao khát số phận đó của Trương Hiền Lượng và hy vọng rằng chuyến tôi đi thăm và làm việc tại Trung Quốc vừa qua là mở đầu cho một giai đoạn mới của đời tôi.
Tôi xin gửi kèm theo đây xác nhận của Công an Hải Phòng về việc bắt tôi tù 5 năm để ông thấy rằng tôi hoàn toàn vô tội, và bản sao bức thư tôi đã gửi ông hồi tháng 7 trả lời ông về việc tôi nhận giải thưởng của HRW.
Trân trọng,
(ký tên)
(Bùi Ngọc Tấn)
Nơi gửi:
- Như trên
- Các ông: Nguyễn Trí Huân, Đỗ Kim Cuông, Vũ Thiệu Loan, Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Viết Lãm Đình Kính (để biết).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.