Hôm nay,  

DƯ HƯƠNG CON HEO

26/02/201910:40:00(Xem: 1845)

1. Ngày Xưa


Tôi còn nhớ năm nào cũng vậy, gần Tết là Nội phụ giúp Má tôi gói bánh tét, làm dưa món củ kiệu, rim đủ các loại mức và nấu một nồi thịt kho hột vịt bự chảng. Tất cả những hương vị Tết đó quyện vào nhau thành một mùi thơm nức nở rón rén thấm vào hồn tôi.

Hồi nhỏ, tất cả những món kể trên tôi khoái nhất là món bánh tét chiên ăn với dưa món củ kiệu; chưa đã thèm tôi còn tộn thêm đầy họng miếng thịt heo kho vuông vức, béo ngậy vừa da vừa thịt vừa mỡ quyến rủ như… cô gái hãy còn xuân.

Nói tới thịt heo tôi nhớ những chú heo ngày xưa đã ụt ịt đi qua đời tôi.  

Trước hết là hai con heo Tây nhỏ xíu trắng như hai cục bột. Con tên Ủn, con tên Ỉn. Tuy nhỏ nhít nhưng cả Ủn lẫn Ỉn đều ham ăn như… heo. Để heo mau lớn, ngày ba buổi sáng trưa chiều, Má tôi bằm chuối trộn với lá khoai lang thành một máng ứ hự cho heo ăn. Ngày tháng thoi đưa, Ủn Ỉn nhà ta phát tướng đến chật chuồng, phải thả rong sau hè nhà. Tuy mang tiếng "dơ như heo" nhưng Ủn Ỉn rất thích tắm và khoái gải lưng. Hàng ngày đi học về hai anh em tôi thường xịt nước tắm cho heo, gải lưng heo, vừa giỡn hớt vừa… nói chuyện với heo. Nhưng heo cũng có linh tính, mỗi lần Ủn Ỉn nhà ta thò mõ qua hàng rào khịt khịt mũi dòm qua lò mổ của người hàng xóm sau hè nhà. Là cả hai đều run lẫy bẫy, thụt lùi, sợ rắm rắc.

Thập niên 1950, khu phố Ba Má tôi ở hầu hết đều là nhà trệt, mái tôn, vách ván chen lẫn những mái nhà tranh lụp xụp. Phố nghèo lô nhô, nhộn nhạo, bá-xí-nạp, nào nhà ở, nào cửa tiệm, quán ăn, nào hàng xén, nhà trọ, đủ các cái nằm gọn lõn giữa bốn con đường Tôn Thất Thuyết, Quang Trung, Nguyễn Thái Học và Ama Trang Long. Đặc biệt, phía sau hè nhà tôi có một lò mổ của ông bà Năm Heo, chuyên đập đầu bò và thọc huyết heo.
 

Hồi nhỏ ngây ngô, có lần tôi tò mò núp sau hàng rào dòm lén qua lò mổ coi người lớn giết bò giết heo. Giết bò bằng cách cột con vật xấu số vô góc cột xong dùng búa tạ chục ký đập lên đầu con bò. Nhát thứ nhất bò xiểng niểng, nước mắt chảy xuôi, ọ lên một tiếng dài đau đớn, nhát thứ nhì bò lảo đảo khuỵu hai chân trước xuống, nhát thứ ba rồi thứ tư bò ngã vật ra, thở phì phò, miệng xùi bọt, co giựt mấy cái rồi nằm thẳng cẳng. Còn giết heo thì trói gô bốn giò, đặt heo nằm trên sàn xong dùng con dao bảng lớn, mũi nhọn, sắc lẽm, dài khoảng hai gang tay thọc mạnh vào cổ heo cho huyết chảy hết vào thau nhôm xong xẻ thịt. Giết heo rất ồn vì tiếng dẩy dụa tuyệt vọng cùng tiếng kêu en ét, rống thấu trời của con vật biết mình bị đưa lên bàn mổ. Chứng kiến cảnh giết thịt dã man lần đó nó ám ảnh tôi giống như cảnh người giết người trong chiến tranh sau này.

(Năm 1959, cả khu phố nghèo nằm giữa bốn con đường kể trên không may bị bà hỏa viếng. Suốt từ nửa đêm tới hừng sáng, với sự dồng lõa của con gió lớn, cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi rùi rui toàn bộ phố nghèo, tuyệt nhiên không bỏ xót một căn nào. Tất cả đều nằm rụi dưới đống tro tàn nghi ngút khói khét nghẹt. Hình như không có ai bị chết chày nhưng đêm đó những con vật trong chuồng chờ đem giết chắc chắn chẳng con nào thoát khỏi tay bà hỏa).

Nói tới heo nhà, không thể không nói tới heo rừng. Có ai từng nếm qua thịt heo rừng chưa? Thịt heo rừng được chế biến thành nhiều món ngon như nướng mọi, nướng xã ớt hoặc xào lăn… Nhưng tôi cho rằng nhiều người sinh sống, lập nghiệp lâu đời trên miền cao không mấy ai được dịp thưởng thức loại thịt rừng này. Thập niên 1950, ông Ba Lô là một người thợ săn khét tiếng trên thị trấn Ban Mê Thuột. Ông Ba Lô đã từng hạ hàng trăm loài thú hoang từ dữ đến hiền, như cọp, beo đốm, beo gấm, trâu rừng (con Min), nai chà, đại bàng, mãng xà, nhím, chim công, cu đất… Mỗi lần đi săn đoàn xe ba chiếc Dodge-Quatre của ông chở về cả tấn thịt rừng, nhưng tuyệt nhiên không hề thấy con heo rừng nào.  


Heo rừng còn gọi là lợn lòi có từ hai nanh tới bốn cặp nanh màu ngà, uốn cong, chỉa thẳng lên trời là thứ vũ khí dùng để tự vệ hoặc phản công khi gặp nguy hiểm. Bộ lông dài, rậm và cứng, dựng đứng từ gáy chạy dọc theo sóng lưng, có màu sắc đậm. Khi bị động chúng phản xạ rất nhanh bằng cách kêu lên rồi chạy tán loạn. Heo rừng cũng không chịu đèn như cọp, nai; thấy lạ hay nghe động là bỏ chạy nên ít khi thợ săn hạ được chúng.


Quí vị nào ở Ban Mê Thuột lâu năm có dịp vô làng Thượng mua bán, đổi chác hoặc tìm hiểu chắc cũng đã biết một điều mà mãi về sau này tôi mới biết. Đó là sự khác biệt giữa người Kinh và người Thượng về việc nuôi heo. Khác với người Kinh nuôi heo chuồng, đồng bào thiểu số lại thả heo chạy rong trong buôn làng. Lần đầu tiên theo ba má vô buôn Thượng tôi mới biết việc này. Nhìn mấy con chó phèn chạy long nhong quanh lũ heo lục sục ủi đất với đàn gà bươi móc kiếm ăn thấy vui con mắt quá chừng. Nhìn chúng hồn nhiên, lao xao lạc sạc sao mà ngược hẳn với những gì gọi là hệ lụy ngoài đời kia.  


Giữa lũ heo cỏ, heo mọi có cả heo rừng nuôi từ nhỏ lớn lên thành heo nhà. Nếu lũ heo rừng này lang thang trong rừng không ai nghĩ chúng đã được thuần giống thành heo nhà. Biết chắc vậy, nhưng tôi vẫn đứng xa xa cho chắc ăn. Tới bữa ăn, có người cất tiếng hú gọi lũ heo về cho ăn. Ngót 50 năm rồi tôi vần còn nghe tiếng hú gọi heo của người đàn bà Thượng. Tiếng hú man dại sao mà...vọng âm rừng rú: Huýt huét...Hốt huết... Hú... ô lề... ế... ê...


Cũng như người miền sông nước tha thiết với tiếng gọi đò lúc tảng sáng hay buổi chiều hôm, những người sinh trưởng ở cao nguyên như tôi khi đi xa, không gì gợi nhớ quê nhà bằng... tiếng gọi heo. Một tiếng gọi đò hay một tiếng gọi heo thôi, đủ để đánh thức trong tôi cả buôn làng, nhà sàn, bếp lửa, nhà rông, nương rẫy và rừng núi đại ngàn.


2. Ngày Nay


Những con heo ngày xưa đó, lớp già, lớp bệnh, lớp bị giết đã chết sạch sành sanh. Khi hồn lìa khỏi xác, hầu hết chúng… rút kinh nghiệm rủ nhau đi đầu thai ở thế giới không còn khổ dau nào đó. Nhưng mới đây, mới đầu năm 2019 ở "thành phố tội lỗi" (sin city) của Las Vegas, tôi thấp thoáng thấy… hồn mấy chú heo năm xưa kéo đàn về thăm tôi rồi lỏn lẻn nhập vào bày tượng heo trong lobby của khách sạn Bellagio nhân dịp Tết Kỷ Hợi đang vù về. Tết của Heo mà, nhất là lũ bạn heo đã ủn ỉn đi qua đời tôi từ cái thời xa lắc xa lơ ở bên nhà.


Tết âm lịch là Tết cổ truyền của người Á Đông, cuối thập niên 1970 hầu như người Mỹ không để ý tới. Nhưng càng về sau văn hóa phương Đông càng khởi sắc theo dân số người Á đông nhập cư càng ngày càng tăng mạnh nên người Âu Mỹ mới chú tâm đến. Cũng nhờ vậy mà các địa điểm du lịch trên khắp nước Mỹ đã tổ chức các hoạt động giải trí mang đậm màu sắc văn hóa Á đông nhằm thu hút thêm khách thập phương. Khách sạn 5 sao Bellagio là một trong những khách sạn lộng lẫy, sang trọng bật nhất trên thế giới đã tổ chức mừng Năm Mới âm lịch ngay tại đại sảnh với lồng đèn đỏ và mô hình các chú heo trắng trẻo, mập mạp đứng hiên ngang trên mõm đá nhìn xuống hai chú heo thần tài vàng óng bên cạnh ông địa bụng bự và hai con kỳ lân mang lại an vui, hạnh phúc và sự may mắn cho con người.. Đặc biệt đặc trưng của vườn hoa Bellagio được thay đổi theo từng mùa xuân, hạ, thu,  đông và Tết Nguyên Đán với các loại hoa mai, đào, vạn thọ, ngũ quả đẹp rực rỡ và mô hình một trong 12 con giáp, tùy theo năm của con giáp đó.


Nói tới Tết Heo tôi cũng không làm sao quên được chú heo đất ngày xưa. Tôi còn nhớ trước Tết má tôi ở Sài Gòn về mua cho tôi một con heo đất bỏ ống. Con heo đất làm bằng đất sét nung chín đỏ như con heo quay. Ôm con heo ú na ú nần suốt ngày trên tay tôi thương nó lắm. Ngày ta ngày tết, được bao nhiêu tiền lì xì tôi nhét hết vào cái lỗ trên lưng nó, gọi là bỏ ống. Hết Tết, tiếc con heo, tôi vẫn không đập ống lấy tiền ra mua đồ chơi. Tôi đã có chiếc xe tăng làm bằng ống chỉ, lên dây thiều bằng cái cây cà rem kẹp dính bên hông ống chỉ coi nó chạy rù rì cũng đã đời rồi. Hơn nữa anh tôi cũng làm cho tôi một chiếc xe hơi bằng giấy cạc-tông, suốt ngày hai anh em… đẩy xe dọc theo tường nhà cũng sướng rên rồi. Vậy thì tội lệ gì tôi phải đập ống… giết heo để mua đồ chơi. Cho nên con heo đất của tôi mỗi năm Tết tới, tiền nhét vô bụng là cái bụng cứ thế mà chang bang, mập ú.


Ấy vậy mà tuổi thơ nào cũng hồn nhiên, cũng dễ khóc, dễ cười, dễ nhớ mà cũng dễ quên. Nghĩa là sau này lớn lên đi từ trường học ra trường đời tôi không thể nhớ mình đã xa con heo đất từ bao giờ. Tôi đã đập ống để nghe tiếng bể, dù tiếc nhưng thiệt đã tai, hay tôi đã bỏ quên nó trong cơn hỏa hoạn ngày xưa?

Nhà thơ Hư Vô ở bên Úc có một bài thơ về con heo đất thiệt dễ thương:

Em hãy bỏ tôi vào con heo đất

Là em đang nuôi nấng trái tim mình

Cảm ơn em vì tôi mà luýnh quýnh

Vì tôi con heo đất có linh hồn

Bỏ hết hư vô vào con heo đất

Chờ tôi về đập ống để yêu em…


Đêm chia tay với Las Vegas, khi đi qua cây cầu gỗ của khách sạn Bellagio tôi vuốt đầu chú heo vàng an nhiên nằm cười mà thương cho kiếp heo bất hạnh ở bên nhà. Phải chi sự kết hơp giữa heo người và heo ta là một cuộc phối hợp ăn khớp giữa hai nước văn minh, nhân đạo thì trên đời này heo nào cũng là heo, lợn nào cũng là lợn, cũng an nhiên, tự tại, cũng hạnh phúc nằm cười mà không hề sợ xẩy ra cái cảnh bất nhơn như tên đồ tể dã man cầm dao thọc huyết heo mà hồi nhỏ tôi từng chứng kiến ở bên nhà.   .







Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.