Hôm nay,  

Đường Nào Cũng Về Mỹ

01/10/200100:00:00(Xem: 3983)
Tin Tướng Dương văn Minh rồi Tướng Nguyễn văn Thiệu qua đời tại Mỹ làm người ta nghĩ đường nào cũng về Mỹ, như xưa " Đường nào cũng về La mã."

Một cách đại tổng, xưa kia thế quyền của La mãõ biểu tượng là Đế quốc La mã, bao trùm khắp lục đia Aâu châu, một phần Á châu và Phi châu. Thời gian kéo dài 13 thế kỷ. Thần quyền của La mã, biểu tượng là Giáo hội Công giáo La mã, chẳng những nối tiếp ảnh hưởng tinh thần lên phần đất cũ - dù có bị ngăn trở bởi Hồi giáo - mà còn theo chân của cuộc cách mạng cơ khí kỹ nghệ và trọng thương mở rộng ra Á châu, Uùc châu, Mỹ châu và Đại dương châu. Vua, quan lớn, tăng lữ cao các nước đều thọ phong, triều kiến Hoàng đế hay Giáo hoàng ở La mã. Từ đó, câu " Đường nào cũng về La mã" thành tục ngữ.

Xưa, phương tiện di chuyển chưa tinh xảo, chánh yếu dùng xe ngựa, tàu buồm nên thế quyền và thần quyền La mã mới mất hàng chục ngoài thế kỷ để viết được một câu 6 chữ ngắn gọn "Đường nào cũng về La mã." Nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật thu nhỏ Trái đất lại, thời gian trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới hẵn phải nhanh hơn. Từ sau Thế chiến 2, Mỹ mới xuất hiện như một siêu cường. Chỉ non nửa thế kỷ sau thôi, kinh tế, chánh trị thế giới từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, đường nào cũng về Mỹ.

Tướng Minh lẫn Tướng Thiệu, cả hai từng là đồng đội, từng lãnh đạo quốc gia và chỉ huy quân đội. Lập trường của Tướng Minh, thân Pháp, thân Mỹ, thân Cộng hay vì dân tộc; thâm tâm "cứu nước không được thì cứu dân"; lập trường của Tướng Thiệu, "bốn không" đối với CS và làm bạn khó, làm kẻ thù dễ đối với Mỹ; thế đối lập chánh trị, bất đồng nhưng không bất hòa, trong niềm tương kính của hai Oâng; Tất cả, thế là xong dưới cái nhìn của những người VN cùng thời với hai ông, hiện còn sống. Hai quan tài đã đậy nấp; nghĩa tử nghĩa tận, xin dành cho lịch sử xét soi .

Cái thứ nhứt cần nói hai Oâng là hai người hiểu Mỹ nhiều và sâu hơn bất cứ người Việt tỵ nạn CS nào ở Mỹ; cả hai đều chọn đất Mỹ để nằm xuống. Phải chăng đất lành chim đậu. Do vậy tin hai Tướng Minh và Thiệu qua đời ở Mỹ an ủi và giải tỏa rất nhiều tâm lý ẩn ức và nỗi buồn u uẩn " Mỹ đem con bỏ chơ"ï của một số Quân Dân Cán Chính VNCH đến Mỹ vào mùa thu của cuộc đời, lở thầy lở thợ. Hai nhà lãnh đạo quốc gia, hai vị tướng chỉ huy cao cấp, hiểu biết Mỹ nhiều và sau nhứt, bằng đường này hay đườngkhác, dù quanh co, khúc khuỷu, đều đi Mỹ ở và chết. Nhiều người tỵ nạn buồn tình mất quyền gia trưởng, lạc lỏng, bơ vơ giữa chợ đời Mỹ, như đứng bên lề xa lộ Mỹ sáu làn xe chạy. Lời than nhớ nước nhớ quê, nhớ thời vang bóng, đòi hồi hương về VN ở có nhiều. Nhưng về thăm thì có. Về ở thì không. Trái lại các lớp học và số người Việt có tuổi chờ thi vào quốc tịch Mỹ càng ngày càng đông. Trợ cấp an sinh xã hội SSI, chương trình chăm sóc sức khoẻ, Medicare, Medical, chương trình gia cư, Housing, Ở Mỹ cỡ Tướng Minh, Tướng Thiệu lúc đương thời cũng chỉ hưởng hơn một tí thôi.

Cái thứ hai cần nói Miền Nam Quốc gia, Miền Bắc CS, trước sau rồi ra, con đường nào cũng về Mỹ. Con đường Hà nội đi Sàigòn qua Genève năm 1954, không qua ngõ Mỹ, nên phải tốn thêm hàng chục năm máu xương, cốt nhục tương tàn, Mỹ gọi là Chiến tranh VN. Bắc một đường,Nam đi đường. Mấy triệu đồng bào hai bên bỏ mạng vì bom đạn Mỹ, súng óng Liên xô.

Kế đó vì quyền lợi của Mỹ ở Trung Cộng lớn hơn, người Mỹ Việt nam hoá chiến tranh, đổi màu da xác chết, và sau cùng rút ra trong danh dự để lại VNCH thân cô, thế cô và bị bức tử.

Miền Bắc chiếm được Miền Nam, thống nhất được đất nước mà không thống nhứt được dân tộc. Con tàu Thống Nhứt chạy suốt Hà nội -Sàigòn hàng ngàn chuyến, hàng triệu dặm, mà chủ nghĩa CS không tiến được một ly. VN biến thành nước nghèo nhứt trên thế giới. CS Hà nội chọn con đường về Mỹ là con đường cứu Đảng và cứu nước. Con đường này thực sự chẳng có gì mới với CSVN. Xưa, OSS tiền thân của CIA đã từng tiếp tay cho CS Hà nội lúc còn trốn bên Tàu. Ô. Hồ chí Minh từng làm việc cho tình báo Mỹ, có bí danh, bí số hẵn hòi, và cũng từng gởi thơ cầu viện Tổng thống Mỹ. CS Hà nội bỏ ra hàng chục năm, hàng mấy triệu mạng đồng bào hai miền để gọi là "đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào" để rồi sau cùng, trải thảm đỏ cho Mỹ trở lại VN.

Nhiều triệu chứng cho thấy CS Hà nội đang "tấp tểnh người đi, tớ cũng đi." vàø "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" trên con đường về Mỹ với Thương Ước sắp hình thành. Con đường lá xanh, lá vàng, đất đỏ, đất nâu, con đường nào ở VN, cây cờ sao sọc, xanh, trắng, đỏ treo cũng được.

Nhưng trên đời có những chỗ, những con đường đi không bao giờ đến. Của tào sẽ đổ âm ty thôi. Tài sản của bao nhiêu nhà độc tài ở Á châu, Phi châu, Mỹ châu La tinh kiếm được nhờ viện trợ, nhơ øthế lực Mỹ chuyển ra nước ngoài, chung qui của Mỹ vẫn trở về Mỹ. Chỉ có người theo Mỹ mất mạng, mất đất, mất dân thôi. Ba người lãnh đạo quốc gia VN đều đi trên một con đường, con đường về Mỹ. Một người chết với người em trai trên xe do Mỹ làm. Hai người chết ở Mỹ với nỗi ngàn năm cô đơn. Cô đơn vì con đường về Mỹ vẫn thường mang đầy mặc cảm không phải là con đường dân tộc mà là "Con đường danh lợi cong cong/ Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào." Và bây giờ thì các lãnh tụ Hà Nội cũng đưa chân lên con đường về Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.