Sau khi cháu được tại ngoại để chờ đợi ngày xét xử tại tòa án thiếu nhi, tôi có hỏi và được biết là cháu đã bị buộc phải dùng dao đe dọa một học sinh cùng trường. Cháu cho biết chi tiết như sau:
Cháu có quen biết một số thanh niên cùng lứa tuổi và thường tụ tập tại các quán rượu và tại ga xe lửa. Đa số các bạn bè này của cháu đã bỏ học. Một hôm, sau khi đi học về cháu đã nhập cuộc với những thanh niên này rôi cùng ăn chơi trác táng [hút thuốc và uống rượu].ø Cháu cũng cho biết là các thanh niên này đã trả tiền nhiều lần cho cháu về các mục ăn nhậu này. Hai hôm sau, như thường lệ, sau giờ tan học, cháu lại đến gặp này để đàn đúm. Lần này bạn của cháu đã yêu cầu cháu trả tiền cho những việc ăn nhậu này, nhưng cháu đã cho biết là không có tiền. Trong lúc ăn nhậu, bạn bè cháu có hỏi cháu là trong lớp cháu có học sinh nào con nhà giàu không. Cháu có cho biết là cháu không biết rằng nhà các học sinh cùng trường có giàu hay không, nhưng họ xài tiền cũng khá rộng rãi. Thế là bạn cháu yêu cầu cháu phải buộc một trong những học sinh đó đóng tiền cho cháu. Thoạt tiên cháu từ chối, nhưng bạn cháu đã khích bác và yêu cầu cháu phải đe dọa các học sinh đó mới được.
Vì khích bác và dọa rằng nếu không làm được việc đó thì đừng bao giờ trở lại gặp họ, và họ sẽ cho cháu một bài học để cháu biết là phải làm thế nào. Thế là chiều hôm sau, cháu đã dùng dao nhỏ để dọa một học sinh cùng trường sau giờ tan học và buộc học sinh này phải đưa cho cháu số tiền mà học sinh này đang có trong túi. Sau khi lấy được tiền, cháu đã rời trạm xe lửa, nhưng không lâu sau đó cháu đã bị bắt và bị cáo buộc về tội trạng nêu trên.
Xin LS cho biết là con của tôi đã bị ép buộc để phải làm những việc trái phép như vừa kể, liệu con tôi có thể được tòa cứu xét và tha thứ cho không"
Trả lời: Để có thể trả lời câu hỏi vừa nêu, chúng ta hãy cùng xét xem “hình luật” (criminal laws) đã quy định như thế nào về một người phạm pháp vì bị“ép buộc” (duress) phải làm ngược lại với ý định của mình.
Điều căn bản để biện minh cho “sự cưỡng ép” là hành động phạm pháp của “bị cáo” (the accused) không thể bị trừng phạt khi “bị cáo” phải đương đầu với sự đe dọa về sự chết chóc hoặc hành hung sẽ xảy ra tức thời đến nổi “biï cáo” không thể khước từ các yêu cầu được đưa ra để buộc “biï cáo” phải thi hành.
Mặc dầu việc trưng dẫn bằng chứng liên hệ đến “sự ép buộc” để biện bạch cho hành vi phạm pháp của “bị cáo” cũng được tòa lưu tâm đến, nhưng phạm vi áp dụng đối với yếu tố thuộc “sự ép buộc” này vẫn không có ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, “duress” vẫn được xử dụng để biện minh cho hành động phạm pháp của một người.
Trong vụ Hudson and Taylor [1971] Tòa Kháng Aùn của Anh Quốc đã thừa nhận việc áp dụng yếu tố liên hệ đến “sự ép buộc” nếu ý định của “bị cáo” đã bị cưỡng ép bởi sự đe dọa về chết chóc hoặc thương tích nghiêm trọng cho cá nhân của “bị cáo” đến nổi sự vi phạm hình sự không còn là một hành động tự nguyện của “bị cáo” nữa.
Trong vụ Abusafiah (1991). Trong vụ này Abusafiah bị kết tội “cướp có vũ khí” (armed robbery), Abusafiah bèn kháng án. Công tố viện cho rằng sau khi Abusafiah cáo buộc nạn nhân ăn cắp tiền, Abusafiah bèn đẩy nạn nhân vào tường, rút dao ra hăm dọa và yêu cầu nạn nhân trả lại tiền. Khi nạn nhân tiếp tục nói là không có tiền, Abusafiah đã đấm vào mặt nạn nhân rồi lấy chiếc áo khoác của nạn nhân. Thoạt tiên, Abusafiah đã chối là không dín dáng đến chuyện này, nhưng sau đó đã thú nhận về tất cả các sự việc vừa nêu. Tuy nhiên, đương sự đã cho rằng đương sự đã làm điều đó vì bị cưỡng ép. Theo lời khai của “bị cáo” [Abusafiah] thì một người quen tên là El Atar yêu cầu “bị cáo” làm giúp một việc là xử dụng bạo hành để lấy tiền và chìa khóa của nạn nhân vì nạn nhân đã gạt El Atar một số lượng bạch phiến. “Bị cáo” nói là chưa bao giờ làm những việc như thế trước đây, nhưng El Atar đã giận giữ và gọi “bị cáo” là “đồ nhát gan” (coward), rồi dùng súng dọa “bị cáo”. Sau vài lời phân trần nhưng không có tác dụng gì, cuối cùng “bị cáo” đã đồng ý làm theo những gì bị buộc phải làm.
Tại tòa, “bị cáo” đã khai rằng “bị cáo” khiếp đảm El Atar vì hắn đã đánh “bị cáo” nhiều lần trước đây, và El Atar có hồ sơ về sự bạo hành cũng như việc hắn đã thực hiện lời đe dọa của hắn. “Bị cáo” nghĩ rằng El Atar có thể sẽ đánh hoặc giết “bị cáo” nếu không chịu làm theo lời hắn, và “bị cáo” cũng lo lắng là El Atar có thể sẽ hãm hại gia đình của “bị cáo”. Thực ra, trước khi xảy ra vụ này “bị cáo” đã báo cho cảnh sát biết về sự đe dọa của El Atar đối với “bị cáo”, nhưng “bị cáo” đã không muốn làm lớn chuyện vì sợ El Atar trả thù. Vì thế bồi thẩm đoàn tại “Tòa Án Vùng” (District Court) đã kết tội “bị cáo”, và “bị cáo” đã bị xử 4 năm tù ở và phải thụ hình tối thiểu là 16 tháng. “Bị cáo” bèn kháng án lên Tòa Kháng Aùn Hình Sự củaTiểu Bang.
Nhiều luận điểm được đưa ra để biện bạch cho hành động của “bị cáo” liên hệ đến sự sai lầm của vị thẩm phán tọa xử khi hướng dẫn bồi thẩm đoàn về “sự ép buộc” (duress) trước khi bồi thẩm đoàn luận tội, đồng thời “bị cáo” cũng kháng án về bản án mà “bị cáo” nghĩ rằng quá nặng đối với hành động mà “bị cáo” bị kết buộc. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp của mục LPPT này chúng tôi chỉ có thể lược sơ qua lý do chính yếu mà Tòa Kháng Aùn đã giữ y án.
Thẩm phán tọa xử đã hướng dẫn bồi thẩm đoàn như sau:vấn đề được đặt ra là liệu “quý vị” (you) [bồi thẩm đoàn] có thỏa mãn “mà không còn sự nghi ngờ hợp lý nào nữa” (beyond reasonable doubt) đối với những bằng chứng về việc “bị cáo” đã hành đọàng một cách tự nguyện để phạm pháp hay không" Nếu “quý vị” thỏa mãn rằng “bị cáo’ đã tự nguyện hành động để phạm tội, thì “quý vị” sẽ không cần xét đến vấn đề “bị cáo” bị “ép buộc” để hành động nữa [vì trường hợp này đã nói lên ý định và hành động phạm tội của “bị cáo”]. Tuy nhiên, nếu “quý vị” không thỏa mãn vì công tố viện đã không thể chứng minh được rằng hành động của “bị cáo” là một hành động tự nguyện, thì phán quyết của “quý vị” phải là một phán quyết vô tội.
Lời hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn này của vị thẩm phán tọa xử đã bị LS của “bị cáo” tranh cãi và cho rằng đây là một “sự hướng dẫn sai lầm” (misleading) vì đã yêu cầu bồi thẩm đoàn cứu xét liệu “bị cáo” “đã hành động một cách tự nguyện” hay không (had acted voluntarily) trước khi yêu cầu bồi thẩm đoàn cứu xét vấn đề liên hệ đến “sự ép buộc” (duress), và rằng thuật từ “voluntarily” (một cách tự nguyện) phải thêm vào sau đó những chữ “theo nghĩa là ý muốn của đương sự không bị trấn áp bởi những đe dọa được đưa ra đối với đương sự” (in the sense that his will was not overborne by the threats made against him). Tuy nhiên, tòa đã giữ y án.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn, tôi nghĩ rằng hành động của con bà là một hành động khó có thể biện minh bằng cách dựa vào “sự ép buộc” để được tòa tha bổng như bà đã mong ước. Tuy nhiên, vì tuổi tác của cháu còn nhỏ và đặc biệt là nếu cháu chưa hề có tiền án thì cháu có rất nhiều cơ hội để tòa khoan hồng.
Tôi đề nghị bà nên đưa cháu đến gặp LS để được cố vấn tường tận hơn.