Hôm nay,  

Chiến Tranh Văn Hóa

04/09/200000:00:00(Xem: 5193)
Cuộc Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt. Nhân loại đã vĩnh biệt thời kỳ lưỡng cực Quốc Cộng để bứơc vào một thời đa cực, cũng với những hung hiểm lớn lao của bom nguyên tử, phi đạn, bom vi trùng, và vân vân. Thời gian chưa đủ để giải mật hết những hồ sơ để có thể lượng định đúng về thời Chiến Tranh Lạnh, nhưng cũng đủ để nhìn lại một phần, ít nhất là một phần về mặt văn hóa, nơi mà cuộc chiến cũng cực kỳ gay gắt với những bàn tay phù thủy đứng sau các trào lưu. Đó là Cuộc Chiến Tranh Lạnh Văn Hóa.

Cũng cần phải nói, cuốn sách “The Cultural Cold War” (Cuộc Chiến Tranh Lạnh Văn Hóa) của tác giả Anh Quốc Frances Stonor Saunders, xuất bản bởi nhà The New Press, lộ ra vẻ thiên lệch thấy rõ. Bà Saunders - người tự giới thiệu như một nhà sản xuất phim tài liệu độc lập - đã tập trung mũi dùi căm thù vào cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA một cách không giấu giếm với tiểu đề của sách “The CIA and the World of Arts and Letters” (CIA và Thế Giới của Nghệ Thuật và Văn Chương). Tác giả không buồn kể tới cuộc chiến văn hóa do Liên Xô tung ra, một thời nhuộm đỏ phần lớn trí thức Paris, nơi từng tự nhận là thủ đô triết học với những Sartre và Camus.

Tác giả Saunders mô tả cái “trung tâm” của một chương trình bí mật của CIA trong mặt trận tuyên truyền văn hóa tại Tây Âu là Congress for Cultural Freedom hoạt động tích cực từ năm 1950 tới 1967. Trong đỉnh cao của nó, tổ chức này có văn phòng tại 35 quốc gia, thuê hàng chục nhân viên, xuất bản hơn 20 tạp chí nổi tiếng, tổ chức những cuộc triển lãm văn hóa, sở hữu một hãng thông tấn và bài viết, đã tổ chức các hội nghị quốc tế lớn, và đã trao tặng cho các nhạc sĩ và hoạ sĩ các giải thưởng và những cuộc trình diễn công cộng.

Saunders dở đòn chụp mũ của phe tả ngay trong sách, “Nhiệm vụ của nó là đẩy dịu dàng giới trí thức Tây Âu ra xa khỏi cái tâm thức ngưỡng mộ chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cộng sản tới một quan điểm chấp nhận dễ dàng ‘cái kiểu Mỹ’.”

Người Việt mình khi đọc cuốn này nên nhớ tới cái buổi thập niên 1950s và 1960s, khi những trận chiến văn hóa - trên mọi mặt âm nhạc, thi ca, truyện, kịch, cải lương, phim... — tại Sài Gòn phần nhiều đều thực sự được sử dụng cho các quan điểm của Cuộc Chiến Quốc Cộng. Dĩ nhiên, cũng phaỉ công tâm nhìn nhận là có nhiều nhà văn, nghệ sĩ vẫn đứng ngoài giới tuyến cả hai miền, mà chỉ thuần túy nghệ thuật thôi, ít nhất thì trong tâm thức tác giả đó. Nhưng văn chương chống cộng vẫn không có nghĩa là do CIA tài trợ. Đó là điều bà Saunders, một ngươì trẻ Anh Quốc, một kẻ ngoại cuộc đối với hầu hết các trận chiến văn hóa, không kinh nghiệm được.

Saunders lại không nói gì về hoạt động của Liên Xô lúc đó. Bà cũng quên bẵng luôn Cuộc Nổi Dậy Hung Gia Lợi (The Hungarian Uprising) năm 1956 của trí thức và sinh viên nước này. Bà chủ yêú xoaý vào hoạt động của CIA và Đài Âu Châu Tự Do - mà không buồn nhắc các vụ đàn áp tàn bạo của Liên Xô. Thậm chí, khi ông bạn đồng hành cánh tả Jean Paul Sartre tố cáo hành vi thô bạo của Liên Xô thì tác giả lại giễu việc Congress for Cultural Freedom ăn mừng khi thấy đại triết gia Tây này tỉnh ngộ.

Bây giờ thử chọn một mặt để nói, thí dụ như về phim ảnh, để xem lại những điều mà Saunders cố ý không nói. Vào các thập niên đó, Hollywood của Mỹ không được nể nang gì lắm. Paris được nhiều người xem như thủ đô phim ảnh. Hoạt động phim ảnh Pháp bị xâm nhập tràn ngập bởi các công đoàn cộng sản và những tay đồng hành (kiểu ông Tây J.P. Sartre chúng ta vừa nói trên). Lúc đó, có tới 25% dân Pháp bỏ phiếu cho Đảng Cộng Sản. Nghĩa là đã nhuộm đỏ một phần tư nước Pháp rồi, mà theo CS lại là cái mốt đối với nhiều sinh viên.

Liên Xô bèn xây một rạp hát khổng lồ, đẹp đẽ trên bờ Tả Ngạn (Left Bank, một địa danh ở Paris, bên trái bờ sông Seine). Rạp này liên tục chiếu những phim mới nhất của Liên Xô và Đông Âu, dĩ nhiên nhiều phim là do các đạo diễn thiên tài và đầy tính mỹ học, và thu hút được nhiều khán giả. Các câu lạc bộ phim mọc lên như nấm ở Latin Quarter, với khuynh hướng “đồng hành cánh tả” thấy rõ trong cách lựa chọn phim.

Thế nhưng, dần dà, phim Mỹ đã chiếm ưu thế và được đa số dân Pháp ưa chuộng, và bây giờ thì ai cũng đồng ý Hollywood là thủ đô điện ảnh Và người Việt mình có sống ở Mỹ rồi, mới thấy động lực mạnh nhất của Hollywood thực sự là tiền (bên cạnh nghệ thuật). Các hoạt động văn hóa Mỹ, dù được tài trợ hay không bởi CIA, đã dần dà thu hút được sinh viên và trí thức Pháp. Khi nhà văn Ernest Hemingway hay Henry Miller qua Paris sống, chắc chắn không phải là nhận tài trợ của CIA, vì ai cũng biết là họ đói chết bỏ. Nhưng cũng chính những kẻ rỗng túi này đã chinh phục được traí tim và trí tuệ của trí thức Paris và cả thế giới.

Thêm nữa, chính sự tỉnh ngộ của trí thức mới là yếu tố chính để họ xa lìa chủ nghĩa cộng sản, chứ không có ông CIA nào bơm tiền xúi bẩy (Không lẽ Hà Nội dám chụp CIA bơm tiền cho Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương"). Trí thức Pháp Yves Montand, ngôi sao sáng chói tuyên truyền của Liên Xô, sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, đã lên Đài Truyền Hình Quốc Gia Pháp và tuyên bố “Nous etions des cons” (We were jerks; Chúng tôi là những tên cà chớn, ngu ngốc) để giaỉ thích chuyện nhà đại trí thức Paris này ủng hộ Liên Xô quá nhiều năm. Vậy mà bà Saunders lại bỏ quên những chuyện như vậy.

Nhưng cuốn sách “The Cultural Cold War” có được tài trợ của tình báo Bắc Kinh, Havana, Hà Nội hay không thì cũng còn là điều để suy nghĩ (Thử xài lại đòn chụp mũ).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.