Hôm nay,  

Tự Do Ngôn Luận

23/02/200600:00:00(Xem: 5868)
-Vụ các bức hí họa vẽ hình ảnh Tiên tri Mahommed đã làm nẩy ra những cuộc biểu tình phản đối của người Hồi giáo trong mấy tuần qua trên khắp thế giới, nhất là ở những nước có đông dân đạo Hồi từ Phi châu qua Trung Đông, Nam Á, Đông Á và lẻ tẻ vài nơi ở Mỹ. Biến cố này sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách văn hóa giữa Đông và Tây không cách nào hàn gắn chăng" Tình hình thật nguy hiểm, nhưng trên thực tế giữa các nền văn hóa đã có sự ngăn cách từ lâu và cũng khá sâu, nên nói tìm cách hàn gắn lại chỉ là ảo tưởng, ít ra cũng trong thời đại ngày nay.

Tôn giáo gắn liền với các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc. Vụ hí họa đã khởi sự từ hồi tháng 9 năm ngoái khi một tờ báo ở Đan Mạch đăng những hí họa mà người Hồi giáo coi như xúc phạm đến đấng thiêng liêng của họ. Tháng 10, nhiều người Hồi đã biểu tình tại thủ đô Đan Mạch đòi tờ báo phải xin lỗi và các đại sứ Hồi yêu cầu được gặp Thủ tướng Đan Mạch về vụ này nhưng bị từ chối. Cuối năm 2005 một phái đoàn người Hồi ở Đan Mạnh đã lần lượt đi thăm Ai Cập, Syria và Lebanon để trình bầy hồ sơ về vụ hí họa gồm tất cả 20 tấm do báo Đan Mạch phổ biến. Vào đầu năm 2006, một tờ báo Na Uy in lại những bức hình này để tỏ sự đoàn kết với báo Đan Mạch. Tình hình trở nên căng thẳng, đến đầu tháng này, nhiều báo ở khắp Âu châu đã phổ biến các bức hí họa, để bênh vực quyền tự do ngôn luận của báo chí ở những nước dân chủ. Đến đây ngọn lửa phẫn nộ của người Hồi trước chỉ là một tia lửa nhỏ nhen nhúm ở một địa phương đã lan rộng nhanh như chớp và châm ngòi cho một sự bùng nổ biểu tình bạo động ở nhiều nơi.

Có thể sự bùng nổ là do báo chí ở Âu châu muốn xác định lập trường của họ về tự do ngôn luận, nhưng cũng có thể vấn đề xẩy ra vào đúng lúc tình Trung Đông rất phức tạp cộng thêm với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo ở Afghanistan và Iraq, trong khi phe khủng bố đang tìm cách thổi phồng phong trào bài Mỹ ở thế giới Hồi giáo. Có lẽ lý do sau đúng hơn vì đây là cách đổ dầu vào lửa. Những người quan sát từ xa chỉ nhìn thấy một sự kiện nổi bật. Các vụ biểu tình phản đối càng lúc càng gây bạo động đẫm máu. Vào cuối tuần qua đã có 11 người biểu tình bị bắn chết ở Libya vì Cảnh sát dẹp loạn. Đặc biệt ở Nigeria, một nước đông dân cư nhất ở Phi Châu hôm chủ nhật đã có 15 người bị giết chết. Đám người Hồi biểu tình ở đây đã nổi loạn đi lùng kiếm những người theo Thiên chúa giáo và chém giết họ không chút nương tay. Biểu tình chống hí họa đã biến thành xung đột đẫm máu qua đường ranh tôn giáo.

Sự kiện này cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì từ năm 2000 đến nay, tại Nigeria đã xẩy ra nhiều vụ xung đột tôn giáo, tính có dến hàng ngàn nguời chết. Cuối tuần qua tính chung số người chết vì biểu tình trong thế giới Hồi giáo đã lên đến 45 người. Tại Pakistan và Afghanistan cũng có những cuộc biểu tình hỗn loạn chết người. Tình thế này còn có thể kéo dài. Vào đầu tuần, Ngoại trưởng Iran khi đến thủ đô Bỉ đã đưa ra lời kêu gọi làm dịu tình hình và nói Iran không ủng hộ bạo động. Nước Hồi giáo Iran cực đoan đưa ra lời tuyên bố này cũng hơi lạ, có lẽ vì Iran đang ở trong thế tranh chấp gay go với Mỹ và Tây Âu về vụ chế tạo bom nguyên tử nên đã lùi một bước chiến thuật để tránh một thế kẹt không lối thoát.

Dù sao chúng tôi vẫn muốn nhìn về những lập trường có tính cách dung hòa trong thế giới Hồi giáo. Phần lớn các đạo trưởng Hồi giáo ở nhiều nơi đều lên án vụ phổ biến những bức hí họa có tính cách miệt thị, bôi bác Tiên tri Mohammed. Họ ủng hộ những cuộc biểu tình phản đối trong ôn hòa, nhưng nói không nên có những hành động bạo lực gây đổ máu. Đây là những lập trường rất xác đáng vì không có tôn giáo nào chủ trương giết người bừa bãi. Nếu nhân danh tranh đấu cho tôn giáo mà đi giết người, tức là đã phản lại lời dậy của các vị giáo chủ.

Còn thế giới Tây phương thì sao" Cho đến nay, báo chí Mỹ có vẻ thận trọng và tự chế để tránh gây đổ vỡ tạo thêm bạo loạn. Còn báo chí Âu châu lại khác, họ không chịu nhìn nhận việc phổ biến những bức hí họa là sai lầm và nói đó là quyền tự do ngôn luận, nguyên tắc hàng đầu của tự do dân chủ. Khi có tờ báo Đan Mạnh đăng các hí họa gây ra tranh cãi thì đó là tin tức, nhiệm vụ ưu tiên của truyền thông là loan tin, và để tin tức được rõ rệt hơn, các báo Âu châu phải đăng lại những tấm hí họa đã gây xung đột. Ngoài ra báo chí còn có sứ mạng nêu ra những ý kiến trong tình thần tự do ngôn luận. Nếu bây giờ nói nhà báo phải tự chế, tự kiểm duyệt thì còn gì là nguyên tắc tự do ngôn luận"

Tôi là một người dân gốc Á, không phải một tín đồ của tôn giáo nào xuất phát từ Trung Đông, vẫn coi tự do dân chủ là những giá trị cao quý nhất của con người khi đã biết sống với nhau theo những quy ước chung của xã hội. Với tư cách một ký giả, tôi lại càng muốn đề cao chủ trương tự do ngôn luận. Nhưng tôi thiết nghĩ tự do nào cũng có giới hạn đương nhiên của nó. Sử dụng quyền tự do của mình không thể xâm phạm vào quyền tự do của người khác. Nguyên tắc tự chế không đi ngược lại tự do ngôn luận. Nhưng dưới một chế độ dân chủ, không có luật nào hạn chế quyền tự do ngôn luận, vậy lấy cái gì làm căn bản để tự chế" Tôi nghĩ có. Đó là tinh thần trách nhiệm. Mọi người bình thường có chút liêm sỉ đều phải có tinh thần trách nhiệm. Người làm nghề truyền thông lại càng cần có tinh thần trách nhiệm nhiều hơn người bình thường vì báo chí là một lợi khí dễ bị lạm dụng. Lợi dụng tự do ngôn luận để làm nhục người khác hay bôi bác những giá trị văn hóa và tín ngưỡng của các dân tộc khác là điều không nên làm.

Chỉ có những chế độ dân chủ mới dành cho người ký giả quyền tự chế, tự kiểm duyệt. Còn dưới những chế độ độc tài, ký giả không cần tự chế, vì đã có ông nhà nước chế ngự giùm, luôn luôn theo dõi bám sát để khi các ký giả lỡ nói hay viết điều gì phạm đến bóng vía các ông, họ bèn được quyền vào tù.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.