Hôm nay,  

Biển Đông: Đối Đầu

24/07/201800:00:00(Xem: 4300)
Trần Khải

Đang có một mạng lưới rộng lớn vây quanh Biển Đông, vì lo ngại tình hình Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông: quân lực Úc châu và Hoa Kỳ có vẻ như sẽ nối tay với quân lực Ấn Độ và Việt Nam...  trong khi các cấp chỉ huy quân lực Pháp liên tục tới thăm Hà Nội.

Báo The Australian ghi nhận rằng một dân biểu liên bang cao cấp Hoa Kỳ kêu gọi Úc châu thực hiện các chuyến hải hành tự do kình với Trung Quốc trong vùng Biển Đông để giúp xoay chuyển chiến lược trong khu vực.

Joe Courtney, đồng chủ tịch nhóm dân cử Friends of Australia trong Quốc hội Hoa Kỳ, nói rằng ông hiểu rằng Úc châu sẽ có một chút lo sợ khi làm như thế (kình với TQ), nhưng chủ  yếu là phải gửi một thông điệp tới TQ về quyết tâm các nước đồng minh để kình với hành vi sai trái của TQ.

Trong cuộc phỏng vấn trước hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng Mỹ-Úc (Australia-US Ministerial Consultations -- viết tắt: Ausmin) khởi sự ở San Francisco tuần này.

Courtney nói ông hy vọng hội nghị sẽ thúc đẩy Úc châu tự thực hiện hải hành thường xuyên như thế.

Trong khi đó, thông tấn The Rappler từ Philippines ghi rằng Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines cam kết sẽ bảo vệ Biển Tây Phi (tên Việt Nam là: Biển Đông) trong bài diễn văn tình hình đất nước vào năm thứ 3 cầm quyền hôm Thứ Hai 23/7/2018.

Duterte cũng nhấn mạnh rằng chính phủ Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại  độc lập -- mà nhiều người chỉ trích rằng Duterte đã quá nhượng bộ Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông.

Bản khảo sát Social Weather Stations ghi rằng 4/5 dân Philippines nói chính phủ Duterte sai trái khi không phản ứng gì về tình hình TQ quân sự hóa vùng Biển Đông.

Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận rằng Phó tư lệnh hải quân Ấn Độ, Phó Đô đốc Gurtej Singh Pabbay, đang có  chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại Hà Nội ông được Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đón tiếp.

Thượng tướng Phạm Ngọc Minh đề nghị là hải quân hai nước hợp tác để đóng và sửa chữa tàu. Ông Singh Pabbay đáp lời rằng Ấn Độ sẵn sàng chia sẻ, hợp tác trong lĩnh vực hải quân với Việt Nam.

RFA ghi rằng hiện Ấn Độ là quốc gia cung cấp 500 triệu đô la Mỹ tín dụng cho Việt Nam dùng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự. Tàu hải quân Ấn Độ cũng tăng cường thăm cảng của Việt Nam, cũng như tập trận với hải quân Việt Nam trong thời gian qua.

Sự hợp tác hải quân Ấn Độ Việt Nam nằm trong chính sách Hướng Đông của New Delhi nhằm khuếch trương ảnh hưởng của mình về phía Biển Đông và Thái Bình Dương để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc.

Ngoài ra, Ấn Độ- Thái Bình Dương là khu vực đang được bốn nước gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ cổ xúy hợp tác cũng với mục tiêu vừa nêu.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, đã đến Ngũ Giác Đài, trong khuôn khổ chuyến công du đến Mỹ và đã có cuộc hội đàm về các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick M. Shanahan hôm thứ Hai ngày 23/7.

Cuộc gặp này là ‘để tái khẳng định mối quan hệ quốc phòng lâu dài giữa Mỹ và Việt Nam’, theo thông cáo của ông Charles E. Summers Jr., phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách quan hệ với công chúng.

Hai bên đã thảo luận môi trường an ninh khu vực và nhấn mạnh những tiến bộ lịch sử trong mối quan hệ đối tác Mỹ-Việt và nhấn mạnh những ‘bước tiến lịch sử’ trong mối quan hệ đối tác Mỹ-Việt.


Cũng theo thông cáo này thì hai nước đồng ý tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh trên biển, gìn giữ hòa bình, quân y và an ninh mạng.

“Hai vị lãnh đạo đồng ý rằng mối quan hệ đối tác Mỹ-Việt mạnh mẽ và toàn diện, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu, trong đó có khu vực Biển Đông,” thông cáo viết.

Theo Ngũ Giác Đài, mối quan hệ đối tác Mỹ-Việt dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung, nhất là trong vấn đề tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và thừa nhận chủ quyền quốc gia.

VOA ghi nhận thêm:

“Đai tướng Đỗ Bá Tỵ, người từng là Tổng tham mưu trưởng của Quân đội Việt Nam trước khi chuyển sang làm công tác Quốc hội, đang dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam công du Hoa Kỳ đến ngày 27/7.

Theo thông báo của trang mạng Chính phủ Việt Nam thì tại Mỹ, ông Tỵ sẽ có cuộc hội kiến với lãnh đạo Thương viện, Hạ viện, trao đổi với các học giả và một số doanh nghiệp Mỹ.

Mục đích của chuyến thăm này là ‘làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ’, cũng theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam.”

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận về: Vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp...

Bản tin cũng cho biết rằng RFI tiếng Việt đã đặt một số câu hỏi với đại tá Jean-Claude Allard, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), chuyên gia về chính sách quốc phòng và an ninh, quản lý khủng hoảng, hàng không quân sự… và Đại tá Allard đề nghị rằng VN có thể bảo vệ Biển Đông bằng chính sách phi liên kết.

Đại tá Allard trả lời RFI ý này qua vấn đáp như sau:

“...RFI: Với sự kiện tầu sân bay trực thăng Dixmude của Pháp ghé cảng Phú Mỹ và khinh hạm tàng hình thăm cảng Sài Gòn vào đầu tháng Sáu, ngoài ra còn phải kể đến Đối Thoại Quốc Phòng, Pháp và Việt Nam thu được lợi ích gì? Và Việt Nam có vai trò như thế nào trong chiến lược ngoại giao quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương?

Đại tá J-C Allard: Về phía Pháp, lợi ích mà Pháp muốn hướng đến là càng có quan hệ với nhiều nước trên thế giới thì càng tốt. Đó phải là những mối quan hệ có chất lượng bằng cách thiết lập đối thoại. Pháp muốn trao đổi với các nước quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương, như Việt Nam chẳng hạn, để tìm ra được giải pháp cho các vấn đề, như vấn đề an ninh, rộng hơn nữa là phát triển lĩnh vực thương mại và tạo dựng sự phồn thịnh song phương. Đó là bước đầu, bên phía Pháp.

Nhìn từ phía Việt Nam, cá nhân tôi không nắm rõ về ý muốn xích gần Pháp và đối thoại với nước Pháp của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng thường thì các nước muốn đối thoại với một cường quốc thứ ba, vì điều này giúp họ thoát khỏi một cường quốc khác. Việt Nam có một cường quốc trong vùng ngay sát sườn là Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp có thể giúp Hà Nội cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc.

Với tôi, trường hợp như thế này từng tồn tại trong những năm 1960 khi người ta nhắc đến Phong trào không liên kết: không liên kết với Liên Xô, không liên minh với Hoa Kỳ. Hiện nay, chúng ta có hai cường quốc nổi bật là Trung Quốc và Mỹ. Với tôi, một số nước, có thể trong đó có Việt Nam, tìm cách đi theo con đường thứ ba. Và con đường thứ ba này được Sukarno (Indonesia), Sihanouk (Cam Bốt), từng đi theo.”

Phải chăng vị trí phi liên kết sẽ tốt nhất? Nghĩa là, Việt Nam nên liên kết đa phương?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.