Hôm nay,  

Ân Xá QT Đòi Bảo Vệ Đỗ Thị Minh Hạnh

04/07/201800:00:00(Xem: 2913)
HANOI -- Nhà nước CSVN ngày càng tấn công táo bạo các nhà hoạt động dân chủ.

Bản tin VOA cho biết rằng nhà của chị Đỗ Thị Minh Hạnh bị tấn công, Ân xá Quốc tế lên tiếng.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) hôm 2/7 yêu cầu chính quyền Việt Nam “phải hành động lập tức để đảm bảo sự an toàn cho bà Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động vì quyền của người lao động, sau khi côn đồ dùng đá tấn công nhà bà 3 lần trong tuần rồi.”

Từ thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, bà Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch Phong trào Lao Động Việt, nói với VOA:

“Trong tuần vừa qua gia đình của chúng tôi đã bị khủng bố tại gia 3 lần, chưa kể một lần tôi bị đánh bên ngoài. Gần một tháng nay tôi bị canh giữ tại nhà của mình.”

Trong một thông cáo phổ biến hôm 2/7, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói: “Chính quyền thị trấn Di Linh phải hành động ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn cho nhà hoạt động vì quyền của người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh.”

Theo Hội Ân xá Quốc tế, nơi bà Minh Hạnh cư ngụ đã bị tấn công lần đầu vào tối 24/6, khi hàng chục người đàn ông ném đá vào nhà của cha bà ở Di Linh. Căn nhà lại bị tấn công vào ngày 27/6, lần này có thêm một vật liệu nổ được ném vào, cuộc tấn công ‘dữ dội nhất’ diễn ra vào ngày 30/6. Bà Minh Hạnh cho biết thêm chi tiết:

“Trong các đợt tấn công này thì đợt 1 chưa có thiệt hại gì nhiều, ném đá làm vỡ vài thứ ở ngoài sân. Đợt 2 thì họ ném đá nhiều hơn và họ quăng cả chất nổ có tẩm xăng vào. Đợt ba là đợt khủng kiếp nhất: tất cả cửa kiếng đều vỡ, từ trước đến sau, kể cả máy nước nóng năng lượng mặt trời. Gia đình tôi không có nơi trú ẩn, các phòng đều có cửa sổ và chúng tôi phải bịt kín lại.”

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh cho VOA biết là gần đây bà đã chuyển về nhà tại thị Trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để chăm sóc người cha cao tuổi, hai cha con đều có mặt ở nhà trong khi diễn ra 3 cuộc tấn công mới đây. Minh Hạnh cho biết đã gọi điện cho công an khu vực sau cuộc tấn công đầu tiên và cuộc tấn công ngày 2/7, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan thi hành công lực này...

Về lý do gia đình bà bị tấn công, Minh Hạnh nói:

“Thời gian tôi bị khủng bố cũng chính là thời gian những người công nhân xuống đường. Là một thành viên của Phong trào Lao động Việt, tôi luôn luôn bên cạnh công nhân - tôi luôn liên kết với công nhân để xem tình trạng của họ ra sao. Có lẽ chính vì vậy mà an ninh mật vụ ở đây đã hành xử với tôi như vậy.”

Sau khi bị cấm xuất cảnh sang Đức ngày 16/5/2018, Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết bà về Di Linh ở với thân phụ và từ đó về sau, căn nhà này luôn luôn bị canh gác.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào ngày 27/6 blogger Đinh Văn Hải tới nhà thăm gia đình bà Đỗ Thị Minh Hạnh. Khi ra về, ông bị côn đồ địa phương chặn lại và hành hung, khiến ông bị gãy tay và vai.

Năm 2006, bà Đỗ Thị Minh Hạnh đồng sáng lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, một công đoàn độc lập tranh đấu để đòi tăng lương cho công nhân và cải thiện an toàn lao động.

Tháng 10/ 2010, Minh Hạnh bị kết án 7 năm tù về tội “xâm phạm an ninh quốc gia” theo bộ luật hình sự 1999. Vào tháng 6/2014, bà bất ngờ được trả tự do sớm sau khi bị giam 4 năm 4 tháng.

Theo Wikipedia chị Đỗ Thị Minh Hạnh (sinh ngày 13 tháng 03 năm 1985 ở Di Linh, Lâm Đồng) nguyên là sinh viên Cao đẳng Kinh tế, từng tham gia các phong trào công nhân biểu tình và đình công để đòi tăng lương và bảo đảm an toàn lao động. Cô bị bắt vào tháng 2 năm 2010 vì rải truyền đơn kêu gọi công nhân một công ty giày da ở Trà Vinh đình công, và ngày 27 tháng 10 năm 2010 bị kết án 7 năm tù giam, nhưng đã được trả tự do vào ngày 26 tháng 6 năm 2014.

Hạnh sinh trưởng trong một gia đình mà ông nội là lão thành cách mạng, làm việc cho cộng sản qua hai thời kỳ trước và sau 1975, bà nội là liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trước năm 1975, ba của Minh Hạnh (biệt động quân) đã từng bị Cộng sản bỏ tù gần 2 năm, sau này cha là thành phần trung nông, còn mẹ đã từng là cán bộ xây dựng nông thôn của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 tại Nha Trang, sau này trở thành cán bộ hội chữ thập đỏ của địa phương. Chính vì thành tích ông bà nội của Minh Hạnh mà nhà nước xem gia đình Minh Hạnh là gia đình có công với cách mạng, chứ cha mẹ cô không phải là đảng viên đảng cộng sản. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Minh Hạnh vào Sài Gòn học trường Cao đẳng Kinh Tế thành phố HCM.

Minh Hạnh bắt đầu tham gia hoạt động xã hội vào những năm 2003, ban đầu chỉ là giup đỡ nhũng người cùng khổ., lang thang kiếm sống. Sau đó,Hạnh tìm hiểu thực trạng xã hội qua mạng intenet. Vào năm 2004 Hạnh tự mình in ấn các tờ rơi và phát tán kêu gọi mọi người trong nước cùng đứng lên chống lại sự bành trướng của Trung quốc đang lấn hiếm biển đảo quê hương. Đầu năm 2005 Hạnh làm cuộc hành trình từ nam, ra bắc tìm kiếm nhũng người quan tâm đến vận mệnh đất nước và bất đồng chính kiến với nhà nước cộng sản Việt Nam liên kết cùng họ tranh đấu và bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắc giam, tra khảo thẩm vấn tại Bộ công an Hà Nội. Vì không có chứng cứ buộc tội, sau nhiều ngày bị thẩm vấn và cô được gja đình bảo lãnh nên sau đó cô được trả tự do....

Về với gia đình tại Di Linh - Lâm Đồng, sau 3 tháng bị gia đình quản thúc cô vào lại Sài Gòn và tiếp tục hoạt động bí mật...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Riêng bài hát "Người về như bụi" cứ vang vang trong đầu tôi phút tôi nghe tin ông vừa lên đường, khoác áo đi về nơi vô định, không bao giờ trở lại. Bài thơ này của ông được Hoàng Quốc Bảo phổ nhạc, ca sĩ Kim Tước hát
Khi cầm cuốn hồi ký của cô Nhã trong tay, tôi đã biết là mình sẽ không đọc như đọc truyện, hay đọc một tác phẩm văn học.
Chủ Tịch Nước Cộng Sản TQ Tập Cận Bình lớn tiếng hăm dọa những người muốn chia rẽ đất nước Trung Quốc, gần là nhắm tới người dân Hồng Kông, xa là muốn nói tới Đài Loan, một thiên đường dân chủ của người Trung Hoa
STOCKHOLM - Các nhà kinh tế học có trụ sở tại Hoa Kỳ Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer đã giành giải thưởng Nobel Kinh Tế 2019 vào Thứ Hai vì công việc của họ trong việc chống đói nghèo đã giúp hàng triệu trẻ em trên thế giới.
QUITO - TT Moreno và các bô lão bộ tộc bản địa Ecuador đạt thỏa thuận hưu chiến hồi chiều Chủ Nhật, để hủy bỏ chương trình khăc khổ bị bài bác, và gần 2 tuần biểu tình phản đối gây tê liệt kinh tế và 7 người chết.
BRUSSELS - Các đại diện của EU và UK đang thương lượng trước ngày họp thượng đỉnh EU.
MADRID - Vào ngày 14/10, Tòa tối cao Tây Ban Nha quyết định án phạt 9 thủ lãnh Catalonia dẫn đầu phong trào ly khai từ 9 đến 13 năm tù.
KIEV - Quân đội Ukraine âm thầm rút tại miền đông, khiến dân chúng thủ đô xuống đường ngày Thứ Hai 14-10 để phản đối.
IDLIB - Dân quân Kurd SDF thỏa thuận dàn xếp của Nga để được hậu thuẫn chống lại cuộc tiến công của của Thổ Nhĩ Kỳ.
TOKYO - Bão Hagibis để lại 40 người chết và 16 người mất tich, buộc bãi bỏ 3 trận tranh tài của giải Rugby World Cup.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.