Hôm nay,  

Lời Mở Đầu Cuộc Họp Báo Ngày 21-1-06 Của Bs Trần Xuân Ninh

06/02/200600:00:00(Xem: 7213)
Kính thưa quý vị và các bạn! Tôi rất hân hạnh hôm nay được gặp quý vị đại diện báo giới, truyền thông, các quý vị và các bạn quan tâm đến tình hình đất nước để có dịp trao đổi học hỏi thêm về vấn đề “Những thay đổi trong giới hoạt động chính trị hải ngoại”. Đây là một vấn đề phức tạp và có nhiều mặt để trình bày, từ tổng quát đến chi tiết. Tôi sẽ xin phép quý vị ít phút nói tổng quát trước, rồi trong phần trao đổi, chúng ta sẽ cùng đi vào các vấn đề mà mỗi quý vị có những quan tâm riêng, đặc biệt.

Sự thay đổi trong giới hoạt động chính trị là do những diễn biến chính trị bên ngoài. Những diễn biến chính trị này là gì"

Thứ nhất là trong tháng 6 năm nay [2005] thủ tướng CHXHCNVN ông Phan Văn Khải được mời sang Mỹ và được tổng thống Mỹ tiếp ở Bạch Cung, nhưng không có trang hoàng cờ xí và nghi thức tiếp đón nguyên thủ. Đông đảo đồng bào biểu tình chống đối ngay tại cổng Bạch cung và ở tất cả những nơi ông Khải và tuỳ tùng tới. Tổng thống Mỹ đã kéo ông Khải ra ngoài cửa phòng họp chỉ cho xem cuộc biểu tình. Những ký kết thì chỉ là những điều đã định trước, thêm một khoản ông Khải chấp nhận cải thiện nhân quyền tại Việt nam. Đối với quần chúng, đây là một thất bại cho ông Khải.

Thứ hai, chương trình văn nghệ "Duyên Dáng Việt Nam" tại Úc do Phan Văn Khải chỉ đạo và được sứ quán CSVN tiến hành đã gặp những cuộc biểu tình liên tục trong suốt một tuần, với số người biểu tình phản đối đông đảo, và số tham dự viên lèo tèo dầu chỉ toàn là giấy mời, cũng là một thất bại khác cho kế hoạch len lấn ra hải ngoại của NQ 36.

Thứ ba kế hoạch trình diễn văn nghệ do sứ quán CSVN ở Washington DC tổ chức dưới chiêu bài giúp nạn nhân bão Katrina để bình thường hoá sự có mặt của chế độ tại Mỹ cũng thất bại, vì những cuộc biểu tình.
Tóm tắt thì phái đoàn chính thức cũng như bán chính thức CSVN ra hải ngoại đều gặp chống đối mạnh mẽ. Ngoài ra thì [tại Mỹ] trên 90 thành phố, tiểu bang và quận, công nhận Cờ Vàng là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng là một khẳng định quan trọng của đặc điểm chính trị không CS của cộng đồng hải ngoại dầu rằng VC chính thức phản đối mạnh mẽ với bộ ngoại giao Hoa kỳ.
Những sự kiện chính trị trong nước cũng cho thấy sự mất giá chính trị của đảng và nhà nước CSVN và sự tích cực quan tâm của Mỹ đối với vấn đề VN. Đầu tiên là thái độ của Mỹ và Âu châu đối với việc VC đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Việc các phái đoàn chính giới Mỹ và Âu châu tiếp xúc thăm hỏi các vị lãnh đạo tôn giáo. Việc Mỹ đặt VN vào danh sách các quốc gia đặc biệt cần quan tâm (CPC). Việc lãnh sự Mỹ tại Sàigòn mời các nhà dân chủ đến dự lễ quốc khánh Hoa kỳ. Việc đấu đá Tổng cục 2 (TC2) trong giới lãnh đạo cao cấp CS. Việc những nhân vật CS kỳ cựu và chuyên gia trong nước đóng góp vạch ra những sai trái cho đại hội đại biểu toàn đảng CSVN sắp tới và thái độ mạnh miệng của các vị lãnh đạo tôn giáo và những người được gọi là dân chủ trong nước. Sau chót là sự xuất hiện của các đảng mới.
Tất cả tạo suy đoán rằng sẽ có sự thay đổi chính trị. Người dân thì đơn giản cho rằng đảng và nhà nước CSVN sẽ phải nhượng bộ và Mỹ rồi sẽ tới Việt nam. Các giới hoạt động chính trị thì có những toan tính để hy vọng có chân trong sự thay đổi này. Những toan tính này dựa trên hai nền tảng.

Nền thứ nhất: tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trong khuôn khổ chấp nhận đối tác CSVN.

Nền thứ hai: mong mỏi sự chấp nhận của CSVN. Thí dụ như xuống giọng mềm đi thái độ quyết liệt đấu tranh chấm dứt chế độ bằng chiến thuật thay đổi từ từ qua hợp tác và bầu cử. Bằng cách làm từ thiện và cải thiện dân sinh để mua lòng cử tri. Bằng cách hô hào đồng bào hải ngoại về nước dậy dân chủ và nhân quyền cho người đang bị đàn áp để họ đấu tranh. Bằng cách ra tín hiệu sẵn sàng hợp tác với một phe gọi là đổi mới trong đảng CSVN để loại phe gọi là thủ cựu (trong vụ TC2). Hy vọng mình sẽ được nhận lên đoàn tầu mà một nhóm lãnh đạo CSVN gọi là, hay hy vọng là, "đổi mới" hiện nay đang lái. Bằng cách o bế chiều chuộng những nhà dân chủ để hy vọng họ hợp tác với mình trong một cái liên minh chính trị đối lập với nhà nước CS.

Tóm tắt, tức là theo chiến lược tiếp cận để ảnh hưởng mà thay đổi. Có điều quan trọng mà các nhà chính trị chấp nhận trò chơi chính trị này bỏ qua là, nếu chính sách tiếp cận để ảnh hưởng có thể phần nào kết quả khi đối tác chủ trương giàu tiền của và phương tiện, nghĩa là có sức mạnh vật chất. Nói khác đi thì Mỹ là mạnh và CSVN là yếu. Và Mỹ có thể làm điều này, nhưng kết quả thì hạn chế và chỉ phục vụ cho nhu cầu quyền lợi của Mỹ, như ta đã thấy trong trường hợp Trung quốc. Các nhà chính trị nói trên không có sức mạnh vật chất này. Và đây chính là điều cần suy nghĩ để mà chọn lựạ, giữa cách đấu tranh dựa vào sức mạnh vật chất mà mình không có, với đấu tranh bằng sức mạnh tinh thần dựa trên khát vọng toàn dân là muốn sống cuộc đời đáng sống mà phẩm giá được tôn trong, không có dưới chế độ Cộng sản biến thái hiện nay.

Tôi sẽ không bàn nhiều về các điều này, mà chỉ muốn vắn tắt trình bày rằng trong cái diễn tiến chính trị hiện nay thì đã có những nhà chính trị ở nhóm này hay phái kia muốn tham dự cuộc chơi bày sẵn, nghĩa là thời cơ. Cũng có những nhà chính trị mà có máu thương nhân sẽ nhân dịp này vận động mở rộng những hoạt động buôn bán được giải thích bằng mục đích tạo phương tiện đấu tranh theo khẩu hiệu dùng kinh tế chuyển hoá chính trị và để cải thiện đời sống dân chúng tránh cho tình trạng xã hội suy đồi quá đến mức vô phương cứu chữa. Vì thế cho nên có những dị nghị bàn luận và phê bình chỉ trích.
Bên cạnh đó thì cũng có những nhà buôn muốn vận động đẩy mạnh những toan tính làm ăn của mình, vốn đã èo uột, bằng cách xử dụng các chiêu bài chính trị vì dân vì nước, là lãnh vực thực sự họ không quan tâm. Đó là các khẩu hiệu gia tăng giao thương đầu tư để phát triển. Cũng có những nhà từ thiện mà công việc thường thường không mấy khá nhân tình hình này cũng kêu gọi hợp tác với họ để đẩy cái chương trình của họ lên.
Đó là nói chung. Còn nói riêng thì trong trường hợp Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, cá nhân chúng tôi và tuyệt đại đa số đoàn viên đi vào tổ chức với tinh thần lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, và trên tiền đề chế độ CS độc tài là nguồn gốc của mọi thảm nạn quá khứ và hiện tại. Nó cũng là chướng ngại cho mọi nỗ lực canh tân xây dựng đất nước thực sự có tính cách căn bản và hữu ích đường dài, như quý vị đều thấy qua những kế hoạch đầu tư, phát triển méo mó lệch lạc, vừa nhằm lấy tiền bỏ túi, vừa nhằm tranh thủ những ủng hộ chính trị để giữ quyền lực. Nói rõ ra thì cuộc đấu tranh mà đảng viên VNCTCMĐ thực hiện là một cuộc đấu tranh hai giai đoạn: [1] giải thể chế độ CS để [2] có điều kiện căn bản canh tân đất nước.
Tức là chúng tôi không phải là một đảng chính trị sẵn sàng tham dự trong cái sân khấu chính trị dân chủ hình thức, với những đối lập vô dụng, nghĩa là không có cái vai trò nào khác hơn là tác dụng của các van sì hơi hay là các chậu kiểng. Chúng tôi đấu tranh bằng vận dụng quần chúng, tức là chủ yếu dựa trên sức mạnh tinh thần, với những con người có lý tưởng, đấu tranh cho đa số những người dân hiện nay không có tiếng nói, nhân phẩm bị chà đạp và sức lao động bị khai thác bởi những người CS biến thái thành những tư bản mang danh CS, cấu kết cùng các tài phiệt đủ loại.
Thưa quý vị và các bạn! Đó là vắn tắt những đặc tính tổng quát của những thay đổi trong giới hoạt động chính trị hải ngoại, và tôi cũng đã khẳng định lập trường của VNCTCMĐ. Đến đây tôi xin tạm ngưng để được trao đổi học hỏi thêm từ quý vị về những điều mà quý vị quan tâm.
Xin trân trọng cảm tạ sự chú ý của quý vị và các bạn.

Bác sĩ Trần Xuân NinhNgày 21 tháng 1/2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.