Hôm nay,  

Qua Những Nẽo Đường Pulau Bidong

16/04/201810:39:00(Xem: 3745)

Ngày 27-10-1978, chúng tôi đưọc tàu Mã Lai chở từ Trengganu đến PulauBidong, 34 thành viên tàu PTM1109 đưọc tiếp nhận vào trại tạm cư với số thứ tự tàu 100. Chúng tôi đưọc phân phối một nhà tiền chế tại khu F sát chân núi. Do quá xa và bất tiện, nên gia đình ông S và L tự làm lều cạnh kho tiếp liệu thuộc khu A để ở, tôi cũng theo họ vì chỉ có một mình. Nói them khi chúng tôi đến, Bidong chỉ có 3 chiếc tàu của Bình Thuận, một chiếc giả cào Nùng và một tàu quốc doanh đều ở Phan Rí và một tàu đi bán chính thức của Phan Thiết mang số 65. Tất cả người trên ba tàu trên chưa có ai d8ưọc gọi ra phái đoàn, mặc dù họ tới Mã Lai rất lâu.

 

Trong thời gian chờ đợi và cũng cần kiếm một chỗ ngũ an toàn ban đêm tránh mưa gió nơi hội trường,nên, bọn tôi tình nguyện vào làm Ban Xã Hội của Trại Bidong. Công tác chính là “chôn người chết trên đảo”. Tôi đưọc đề cử là chủ hảng “Tô Bia”, hai ông S và L chuyên đóng quan tài, bốn anh em còn lại làm phu khuân vác và đào huyệt..Nhờ vậy mà bọn tôi đưọc  phân phối một vài bô quần áo cũ, thay bộ quần áo trận vá tram mãnh đã theo chúng tôi từ quê hương nghèo khổ cơ cực tới đây..

 

Công tác bắt đầu vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, bên ngoài trời đang lất phất mưa bay, đem them sự lạnh buốt vào tâm hồn người viễn xứ,

 .

         Nhưng đời đã thế thì thôi hãy cứ theo đời mà sống cho vui. Trong lúc quanh ta còn triệu triệu người khác còn bất hạnh và đau hận gấp ta vạn lần. ..Nghĩ như vậy nên anh em trong hảng cố gắng giúp đồng bào hoạn nạn, mặc dù cả bọn đều sợ lây các bệnh truyền nhiễm, khi phải tiếp xúc với tử thu.

 

         Từ khi bước chân vào đời, giã từ tuổi mộng, rời bỏ mái trường yêu với những ngày hoa bướm. Tôi đã dãi dầu với gió mưa, dấn thân vào những nẻo đường chết, hằng giờ, hằng ngày và liên tiếp chẳng bao giờ ngớt đối diện với tử thần. Nhìn bạn chết vì súng đạn của kẻ thù, nhìn kẻ thù ngã gục vì đạn súng của ta rồi mềm lòng khi nhìn lại, nhìn qua, ôi cũng chỉ là da vàng, mũi tẹt..cũng vốn dòng máu Lạc Hồng bất khuất,nay vì ai bôi mặt giết nhau . .

 

Rồi hôm nay lại có những cái chết giữa quê người, chết lềnh bềnh trên biển cả vì giông bão thất thường, vì đói khát sau bao ngày trôi giạt, vì viên đạn bạo tàn luôn theo dõi . Lại có những cái chết ngay trên bờ đất hứa, chết khi đã nhìn thấy bờ tự do, chết thật là tức tưởi .

 

         Đó thân phận của dân tộc chúng tôi như thế, viết bao nhiêu cũng không hết tủi hờn, càng viết lại càng buồn hơn, càng gượng vui lại càng thêm trống rỗng ‘

        

         Chúng tôi bảy thằng khố rách, đã một thời ngang dọc vẫy vùng, nay sa cơ thất thế, ôm mộng vỡ trong tim, chôn hào khí qua tháng ngày sống lang thang trên hải đảo . Mắt ngu ngơ giữa cảnh lạ xa, mặt hốc hác vì supply quá ít, nay bước vào bệnh viện lãnh nhiệm vụ chôn người .

 

          . Tôi đã chôn người nhiều rồi, chôn xác bạn trên chiến trường vội vã, chôn xác thù giữa chiến địa quạnh hiu . Rồi trong các trại cải tạo, giữa khu Kinh Tế Mới, tôi đã dự phần lo việc chung thân cho bao nhiêu người bằng hai bàn tay, bằng vài thanh tre mục, một chiếc hố đen, một con người bất hạnh, tất cả chỉ là cát bụi . “Sinh là ký mà tử là qui” . Thế gian là không không tất cả, nhưng chôn người tuy chẳng khó mà đứng nhìn xác chết lạnh tanh trong cảnh ly biệt thống khổ của đời phù sinh, giữa biển nước mắt, nghe giọng nỉ non của thân bằng quyến thuộc kẻ xấu số, để dửng dưng là một việc vô cùng khó xử . Khóc ư ? Tôi không còn nước mắt, cười ư, tôi đã héo con tim, vậy thì dửng dưng làm tên ngu ngơ mất trí sao nghe chán nãn đủ điều .

 

         “Chợt thấy cay xè trên chót môi

         Rờ tay mới biết lệ mình rơi

         Con người sinh tử là qui ký

         Thì có gì đâu phải ngậm ngùi ?

 

         Ghi lại đây những kỷ niệm vui buồn trên hải đảo để nhớ lại những ngày phiêu bạt vất vưởng ở Bidong . Và làm sao quên đưọc chiều 30 Tết, trước đêm giao thừa 1978, bọn tôi vẫn còn phải đi chôn xác người..

                                                                                  

         NGÀY MAI TÔI RỜI HẢI ĐẢO

 

         Tôi đến Bidong với hai bàn tay trắng ngoài một bộ đồ trận cũ rách che thân. Trong mình không mang theo bất cứ một thứ giấy tờ gì của xã nghĩa cấp kể cả tờ xuất trại năm 1977. Do đó khi trình diện ban hành chánh trại Bidong để lập thủ tục ra phái đoàn, tôi khai gì họ cũng không tin, cuối cùng phải ghi nghề đánh cá.

 

         Ngày 5-1-1979, phái đoàn Úc đến làm việc kêu tôi phỏng vấn, không ngờ họ nhận.Tiếp theo là ngày 10-1 phái đoàn Mỹ  cũng gọi tôi . Còn nhớ hôm đó tại hội trường, tôi đến trình diện ông trưởng phái đoàn Mỹ. Người này sau khi xem hồ sơ của tôi rồi để xuống bàn suy nghĩ chuyện gì đó. Chợt ông hỏi tôi bằng tiếng Việt “ Anh có đi lính VNCH không, có lần nào phuc vụ tại TK Bình Thuận không, nếu có năm nào, lúc đó ai là Tỉnh trưởng ?”

 

         Nghe ông hỏi tôi thấy cũng lạ vì trong hồ sơ rõ ràng ghi tôi làm nghề đánh cá mà. Tuy nhiên tôi cũng thành thật trả lời “ Tôi là một cựu sĩ quan cũng là một cựu Tham Sự Hành Chánh của VNCH. Tôi từng phục vụ tại Sư Đoàn 18BB, BCH5TV và Ty Cưu Chiến Binh Bình Thuận với chức vụ Phó Ty. Tỉnh Trưởng lúc đó là Cựu Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa cho tới ngày 19-4-1975 Bình Thuận thất thủ. “ Nghe tôi trả lời, ông cười và hỏi them “Anh cố nhớ Tôi là ai không ?”. Qua câu hỏi trên, tôi mới dám nhìn thẳng ông và chợt nhớ và trả lời “Ông là vị cố vấn trưởng của tỉnh BT, làm việc bên Corp, phải không thưa ông ?.

 

         Lúc đó ông mới xếp hồ sơ và bảo tôi “Mỹ nhận anh nhưng anh phải từ chối phái đoàn Úc trước”. Tôi dạ và cám ơn .

 

         Và đúng như lời ông hứa “ ngày 13-3-1979 tôi đưọc gọi đi định cư tại Hoa Kỳ. Cũng từ đó, tôi mới dám viết thư liên lạc về gia đình, dù không biết vợ con ra sao từ khi tôi rời khu KTM. Nhưng mặc kệ, gì gì thì cũng phải báo tin mình còn sống với Mẹ, Em cùng các con, để mọi người  tìm lại những thâm tình mà thời gian qua tôi đã tạm cắt đứt vì sự khe khắt cay nghiệt của đệ nhị quốc gia tôi đang tạm cư”

.

Thế là mai này tôi được phép rời đảo để dấn thân vào một phương trời xa lạ biền biệt như đám chim Việt năm nào đã rồi cội nguồn để đi lánh giặc . Tôi không ao ước gì cả, bởi cuộc đời đối với tôi, giờ còn gì mà mơ ước ? Tôi chỉ là con người cô độc từ thể xác đến linh hồn, tôi sung sướng hay khổ đau cũng chỉ riêng tôi hứng chịu ! Còn gia đình tôi hiện nay đang sống đói rách thảm thê . Tôi sung sướng bản thân để đọa đày cho những người ở lại, tôi hãnh diện được sinh tồn để cho gia đình càng lúc càng đi vào cõi hủy diệt và tôi viết cho mình với đau khổ thì những người thân nếu đọc được lại rơi nước mắt . Ôi đời sao cứ mãi đuổi xô tôi thế, không lúc nào buông tha cho tôi được sống an lành dù chỉ một phút giây để cô đơn hưởng chút âm thừa của hạnh phúc gia đình còn sót lại trong bước đường tha phương

.

Tôi chẳng biết làm gì để giết thời giờ khi nằm chờ đợi phương tiện rời đảo . Bạn bè thì tôi đã từ giã hết cả rồi . Tôi cũng đã đi thăm từng nơi, từng chỗ trên hải đảo, nơi đã cho tôi dung thân gần 5 tháng, tuy khô cằn sỏi đá nhưng thấm đượm tình thâm vì cũng chính nơi này tôi đã cùng đồng bào chia sẻ tất cả những cay đắng ngọt bùi và ý thức được rõ ràng về dân tộc, quốc gia, về nỗi nhục nhã của những người mất nước, sống cảnh lưu vong, hèn hạ hơn loài cây cỏ, chui rúc như kiếp ký sinh trùng, tháng ngày cứ mãi đưa hai bàn tay để nhận lãnh supply sống, mà không ngớt vuốt mặt cho nước mắt đừng rơi . Ôi Pulau Bidong chính là một khúc ca trường hận . Tôi quỳ đây để chiêm ngưỡng nó mà không ngớt hoan hô .

 

Nhưng dù sao hoang đảo cũng đã cho tôi lắm kỷ niệm . Tôi làm sao quên được ngày 27-10-1978, bước chân lên đảo với tấm thân tàn tạ, đau khổ ngỡ ngàng trong cảnh xa lạ, tủi hổ vì đời xua đuổi và điên cuồng nhung nhớ về cố lý . Rồi tháng ngày lại qua như thoi đưa, ngày không đợi chờ người và người cũng chẳng cần ngày . Nên tôi ao ước được mau đi định cư thì tôi cũng thầm xót xa khi nhìn lại mái tóc xanh mỗi ngày thêm bạc . Ôi đúng như lời Đặng Dung đã viết :

-“Nợ nước chưa xong, đầu đã bạc

Mài gươm dưới nguyệt đã bao lần …

Tôi đã làm gì để sống ở đây khi chỉ có 2 bàn tay trắng, giữa lúc mọi người cứ mãi xum xoe là lượt, thật tội nghiệp cho những thằng nghèo hèn . Bởi thế khi viết đến đây, tôi không khỏi chua xót khi những người còn ở lại cùng một cảnh ngộ như tôi, sống đói rách cô đơn và luôn luôn bị thiệt thòi . Bởi còn một số người đời đã đến đây dù đã trải qua bao nhiêu ngày chung sống nhục nhã với cộng sản, vẫn chưa bỏ được những thói hèn tật rởm đáng thương cho họ thật .

 

Thôi cũng đành một lần nữa ra đi, tạm chia tay những người bạn thân yêu thuở nào . Cầu chúc tất cả đồng bào còn ở lại sớm được lên đường đến chân trời mới để lập lại cuộc đời với đầy đủ cỏ lạ hoa thơm đang chờ chực . Chúc hải đảo muôn năm bền chặt với thời gian để ngạo nghễ khoe mình trên biển nước .

-“Chúc các em nhỏ an bình

-Chúc những bà mẹ già khỏe mạnh

-Chúc đồng bào trăm phần may mắn

-Mong đất trời yên lặng

-Mong hải đảo luôn luôn xinh đẹp

 

-Để cầu liên lạc giữa Pulau Bidong với trần gian

-Người mới được nhập trại, kẻ ở mau ra đi và tất cả tàu PTM1109 đều được may mắn đi Hoa Kỳ .

 

Honolulu tháng 4-1979

Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.