Hôm nay,  

Quốc Gia, Dân Tộc

29/07/199900:00:00(Xem: 5043)
Các nước ASEAN đã chê trách Tổng Thống Đài Loan Lý Đăng Huy đã chọc giận Trung Quốc khi nói đến lập trường “hai quốc gia” (two states), sợ làm mất ổn định gây phương hại đến công cuộc phục hưng kinh tế của họ. Tôi xin tạm hoãn bàn đến khẩu khí đầy tính “chủ nghĩa anh hùng kinh tế” này, mà chỉ muốn tìm hiểu xem ông Lý đã chọc giận Trung Quốc như thế nào. Thú thật tôi rất thích đề cập đến hai chữ “quốc gia” vì nó đã làm tôi thắc mắc và ấm ức từ thuở thiếu thời khi tôi mới bước chân vào nghề làm báo vào lúc 27 tuổi. Từ ngữ “quốc gia” và những hệ quả của nó xuất hiện trong tình hình chính trị của Việt Nam từ bao giờ"
Năm 1948, tôi có lẽ là một trong số rất ít ký giả thời đó đụng độ với hai chữ này, khi phải làm tin về cuộc hội đàm giữa Cựu hoàng Bảo Đại và Đô đốc Bollaert, Cao ủy (Toàn quyền Đông Dương) của Pháp lúc đó, đưa đến một bản hiệp ước gọi là Hiệp ước Vịnh Hạ Long, trong đó lần đầu tiên nước Pháp nhìn nhận Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, có quân đội, ngoại giao và tài chính riêng. Bản văn lúc đó làm bằng tiếng Pháp ghi nước Việt Nam là Etat du Viet Nam (State of Viet Nam). Tôi mới ra lò nên hỏi các bậc đàn anh của tôi phải dịch chữ “etat” như thế nào, tất cả đều đồng ý dịch là quốc gia, và quốc hiệu là Quốc gia Việt Nam. Vì Cựu hoàng Bảo Đại từ lúc đó xưng là Quốc trưởng (Chef d’Etat, hay Chief of State). Tôi nghĩ là đúng. Bảo Đại không thể là Tổng Thống để có quốc hiệu là Cộng Hòa Việt Nam vì Tổng Thống là phải có dân bầu theo thể chế dân chủ. Bảo Đại cũng không còn là vua để có quốc hiệu Vương Quốc Việt Nam vì ngài đã thoái vị trở thành một cựu hoàng đế.
Quốc gia Việt Nam là nước độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam không theo hệ thống Cộng sản và đúng hơn đó là một chế độ chống lại Cộng sản. Hệ quả của nó là những người ủng hộ chế độ này mặc nhiên trở thành “những người quốc gia”, một từ ngữ lần đầu tiên xuất hiện trong ngôn ngữ chính trị Việt Nam và do đó các đảng phái không cộng sản hay chống cộng trước đây nay cũng là những đảng phái quốc gia, chẳng hạn các đảng Đại Việt Quốc dân đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, Duy Dân đảng, Dân chính đảng và nhiều đảng khác cũng mặc nhiên trở thành những “đảng quốc gia”, mặc dù trước năm 1945 không có đảng nào gọi như vậy chỉ vì từ ngữ đó chưa hề có trong ngôn ngữ chính trị. Vậy ngôn ngữ chính trị Việt Nam được phong phú hóa cũng là điều tốt.
Thế nhưng đến lúc phải vận động quần chúng, người ta đưa ra từ ngữ “chủ nghĩa quốc gia”, tôi đã hơi khựng lại và nhìn lại vấn đề. Nếu xét cho kỹ ý nghĩa từ Hán-Việt trong ngôn ngữ Việt Nam ngày nay, quốc là nước, gia là nhà, vậy quốc gia là “nhà nước” chớ còn là gì nữa. Trên thế giới ngày nay không có một chủ nghĩa nào là chủ nghĩa nhà nước cả... trừ mấy ông Tây thực dân và mấy ông cộng sản. Nước ta dưới thời bảo hộ Pháp, người ta gọi chính quyền là “nhà nước bảo hộ”. Còn ngày nay các quan cộng sản cai trị Việt Nam tự xưng là là “nhà nước” như báo chí nhà nước vẫn nói đến. Các ông cộng sản vẫn gọi chúng ta là là bọn quốc gia phản động và mỉa mai quân đội của chúng ta từ thời Bảo Đại là “bọn lính quốc gia” trong khi chế độ của họ vẫn tự xưng là “nhà nước” (nghĩa là quốc và gia), thật khôi hài và tréo cẳng ngỗng làm sao.

Riêng chúng ta vẫn quen coi “chủ nghĩa quốc gia” là phản ảnh từ ngữ sẵn có trong từ ngữ Tây phương là chữ nationalism. Tôi không đồng ý với sự phiên dịch này. Tôi cũng như các sinh viên đã học ở Nhật đều biết Nhật Bản dịch nationalism là “dân tộc chủ nghĩa” và tôi nghĩ sự chuyển ngữ này rất đúng. Tôi đã vài lần nhắc nhở đến sự dịch thuật đó trên mặt báo, nhưng nghĩ chống cộng là chuyện lớn, từ ngữ chỉ là chuyện nhỏ, nên không đặt thành vấn đề, cứ tạm dùng “chủ nghĩa quốc gia” cũng chẳng sao. Chỉ có điều là khi nói đến “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” thì nếu xét kỹ cũng thấy hơi kỳ.
Bây giờ tôi xin nói đến mấy chữ “hai quốc gia” của Ông Lý. Hai tuần nay tôi cũng như các ký giả khác trên thế giới chỉ nhận được những bản tin tiếng Anh xuất phát từ Đài Loan để cho rằng ông Lý đã nói đến “hai nước Trung Hoa” húy kỵ làm Bắc Kinh nổi giận lôi đình. Tôi cũng phân vân không hiểu trong bản văn chữ Trung Hoa, ông dùng từ ngữ gì trong Hán tự. Ông ấy nói nước (country) hay dân tộc (nation) hay quốc gia (state)" Dù vậy tôi vẫn nghĩ ông Lý đặt nặng chữ “chế” hơn chữ “quốc”. Bởi vì nếu dùng chữ state là một nước thì tại sao State of California không gọi là nước California hay quốc gia California mà gọi là tiểu bang" Chữ nghĩa thật lôi thôi.
Vừa may tuần qua, sau bài Như Ảo Như Thật, tôi nhận được một độc giả gửi qua Internet cho tôi một bản tin thật tâm đắc. Vị độc giả này xưng tên trong e-mail là Kim-Lai Dang, viết bằng tiếng Anh và gửi bản tin cũng bằng tiếng Anh, có điểm lý thú là ông Lý đã dùng chữ “guojia”. Chữ này là phiên âm Anh ngữ của chữ Hán mà theo âm Quan thoại là quâ-chi-ẩ, âm Quảng là coọc-cá và âm Hán-Việt là quốc gia. Lý thú là vì theo bản tin các nhân vật chính trị Đài Loan kể cả mấy ông chính quyền và phát ngôn nhân chính phủ cũng phải luống cuống khổ sở khi phải giải thích làm sao cho rõ ý tứ của ông Lý khi nói “hai quốc gia”.
Riêng tôi, một anh nhà báo quèn viết tiếng Việt từ 1948 không lấy làm khổ sở lắm vì tiếng nước tôi, quốc gia có nghĩa là nhà nước và nhà nước là gì nếu không phải là chế độ. Ông Lý không nói đến nước - chữ country mà người ngoại quốc vẫn hay dùng lẫn lộn với chữ nation - vì chỉ có một nước Trung Hoa (China), người Trung Quốc hay người Đài Loan cũng đều là Chinese vì chung một gốc, gốc Hoa. Chỉ có hai chế độ khác nhau. Đài Loan là chế độ quốc dân (Quốc dân đảng được Tây phương dịch là nationalist party). Nó là chế độ độc lập có từ thời Quốc phụ Tôn Dật Tiên dứt nhà Thanh năm 1917 lập ra một Tổng thống chế gọi là Trung Hoa Dân quốc và tồn tại cho đến ngày nay ở đảo Đài Loan. Nó chưa bao giờ nằm trong cái chế độ “Nhân dân” của Bắc Kinh mới lập ra từ năm 1950. Vậy lấy lý do gì mà gọi chế độ Đài Loan là một “tỉnh phản nghịch”" Không ai phủ nhận “một nước Trung Hoa”, nhưng muốn thương thuyết thống nhất hai chế độ độc lập thì điều kiện ưu tiên là phải nói chuyện trên căn bản bình đẳng chớ không được áp chế.
Ông Lý Đăng Huy đã có lý khi nói Bắc Kinh nên ngồi lại bình tĩnh suy nghĩ, trước sau rồi cũng phải nhìn nhận một thực tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.