Hôm nay,  

Mây…

03/06/200500:00:00(Xem: 6664)
Không định tọa thiền mà tôi vẫn ngồi trong thế kiết già; không quán công án nào mà tôi cứ mãi nhìn mây. Một mình giữa vườn bưởi, tôi lặng lẽ ngước nhìn mây trắng, mây xanh, mây hồng … Nhìn, và rồi chỉ là mây thôi, trắng, xanh hay hồng sẽ thay mầu, nhưng mây thì vẫn lãng đãng bay. Nhìn, rồi không còn xanh hay hồng nữa, chỉ trắng thôi. Cả vạn hữu chỉ còn bao la mây trắng … Con-Mắt-Tâm nhìn cái bao-la-trắng đó, lặng im và nhìn mãi, nhìn mãi, tới đâu thì “Cảm ứng đạo giao nan tư nghì”"
Một cánh chim bay ngang, để rơi lại âm thanh hững hờ, có thế thôi mà cũng đủ khiến người nhìn mây lại thấy mây có trắng, xanh, hồng; người và mây lại là hai thực thể, có người nhìn và vật bị nhìn!
Vươn vai, rồi mở nhẹ khóa chân, tôi thở mạnh và buông lơi, soải dài toàn thân trên nền đất ẩm. Vô hình chung, mặt đối diện trời và lại thấy mây ! Bây giờ thì mặc ! Mây là mây, ta là ta, hay mây với ta là một cũng mặc ! Nằm như vậy, với tĩnh lặng và hương bưởi thoảng quanh, ta có gì để chờ đợi đâu " Sao phải cố gắng để ta với mây là một " Chỉ cần khởi từ ý nghĩ muốn đạt tới “là một” sẽ chẳng bao giờ là một được rồi ! vì còn muốn là còn đối đãi, còn ta, còn người, còn vật. Chỉ thế thôi mà cứ chìm nổi trong lầm lẫn, mãi quên lời vô thỉ vô chung. Không quá khứ, chẳng vị lai, chỉ hiện tại. Hiện tại này đang có gì " Mây. Trước mắt là mây, chỉ mây thôi, không gì nữa cả, mây xứ người hay mây quê hương, thấy bằng mắt thịt hay mắt tâm, nào cần chi gạn hỏi ! Chỉ biết, mắt như không rời mây được nữa. Mây nhẹ hay ta nhẹ mà ta như cũng bay cùng mây …. Với mây, ta đang ở đâu mà nghe thấy âm thanh của đoàn tầu nặng nề lăn trên đường sắt. Đoàn tầu cũ quá, và đường sắt còn cũ hơn khiến bánh sắt siết trên đường, quằn quại hơn tiếng khóc:
“Ta sẽ rủ gió lùa trên tóc rối
Giọng ân tình năn nỉ bước đi mau
Còi rộn rã bởi hoang đường đã đổi
Bởi phiêu lưu ngày tháng vẫn con tầu”
Nhưng con tầu không có lựa chọn. Nó phải lăn bánh dù đã quá già nua. Khi thân tầu rung rinh, lắc lư, nó rung rinh và lắc lư tất cả khối người đông đảo, xô đẩy nhau trong lòng nó. Có người cằn nhằn, có người lặng thinh chịu đựng, có người chợt chắp tay, cúi đầu khi làn sóng xô người ấy lủi vào một thân người ốm yếu ngồi cuối toa. Người ấy vội vã chắp tay, cúi đầu, có lẽ vì thấy tấm áo nâu bạc phếch của người vừa bị xô. Tấm áo đó có đủ xác định người đang khoác nó là một thầy tu hay không, có lẽ chỉ người chắp tay cúi đầu và người nhận cái chắp tay cúi đầu là đồng cảm được thôi. Giòng cuồng lưu hung hãn, dập vùi xoáy hút những viên sỏi lăn trôi theo nhau, vẫn có những hạt cát biết mình đang chứa cả đại dương.
Con tầu từ miền Bắc, đang xuôi Nam. Tầu men dẫy Trường Sơn mà lăn. Gập ghềnh quá, cheo leo quá nhưng nó vẫn kiên nhẫn lăn bánh. Ông thầy tu ngồi yên lặng, nhiếp tâm, toàn thân ốm yếu toát ra sự khắc khổ, cô đơn tột cùng:
“Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về”.
Đây là toa tầu hạng ba, toa rẻ tiền nhất dành cho người cùng khổ, buôn gánh bán bưng, hàng hóa, thúng mẹt ngổn ngang với người, trong không khí ẩm mốc, tối tăm. Vậy mà, ở góc cuối toa đó phảng phất làn ánh sáng dị ảo, như ánh sáng từ một đốm nhang trầm, ấm và thơm. Nhang đâu mà đốt nơi khổ nhục nhớp nhúa này " Nhìn kỹ …. Và nhìn kỹ hơn thì không thấy cây nhang nào. Làn hương lặng thầm, kín đáo đó hình như tỏa ra nơi ông thầy tu ốm yếu mà từ lúc bước lên tầu vẫn an nhiên khép hờ đôi mắt, nhiếp tâm, quyện thành ngũ-phần-hương lan nhẹ khắp lòng toa:
“Khi tâm tư chưa là gỗ mục
Lòng đất đen còn giọt máu xanh ngời”
Ông như không quan tâm gì, ngay cả những lúc tầu dừng ở mỗi sân ga. Hình như ông có đến mà không đi, hay có đi mà chẳng đến. Nơi đến hay chốn đi cũng như nhau thôi khi ông đã từng thấy rồi, thấy ngôi nhà mà chúng sanh miệt mài khổ nhọc kiếm tìm. Chắc phải thế ông mới an nhiên tự tại như vậy được. Nếu ông đã thấy ngôi nhà Phật thì ông với Phật không hai, dù nơi thênh thang hay tận cùng tuyệt lộ:

“Nhất triêu cước lạc huyền nhai hạ
Thỉ bả chân không đối tịch hồng
Một sớm đưa chân vào tuyệt ngạn
Mới lấy chân không rọi đêm nồng”
Một vài người nghèo khổ ngồi gần, kín đáo nhìn ông, kín đáo chắp tay khi thỉnh thoảng ông hé mắt nhìn ra khung cửa toa tầu. Ông nhìn ra, chẳng vì chờ nơi đến mà chỉ muốn nhìn núi rừng. Thấy bóng núi cao đó, thấy cây xanh rừng kia, ông có thể đoán biết tầu vừa qua Nghệ An nơi có chùa Phổ Nghiêm, qua núi Dục Thúy nơi có chùa Sơn Thủy, qua Thừa Thiên, nơi có chùa Bảo Quốc, qua Huế, nơi Từ Đàm Từ Hiếu còn đứng đó với sương rêu …. Lòng ông chợt rung động. Hình như ông vừa bước ra khỏi thế giới của mình. Ông nhìn những người dân lam lũ xung quanh, nhìn những món hàng nhỏ nhoi dăm ký đường, dăm bó củi, rổ trái cây …. nhưng là gia tài của những người đang bương trải lượm từng hạt cơm về cho gia đình. Cả một dân tộc có hơn bốn ngàn năm văn hiến, phút chốc, bỗng chỉ còn một thôi thúc duy nhất là đi kiếm thức ăn ! Ông thầy tu cũng rung động khi ý thức rằng ông đang đi về Chùa. Chùa, một tiếng thân thương ấy đã từ mười lăm năm nay ông nhớ tưởng. Chùa. Ông sẽ về nơi ấy. Chùa. Dù bất cứ ngôi Chùa đó ở đâu. Ông đang đi về Chùa, không phải là về lại ngục tối sau những lần bị thẩm cung, tra tấn. Ý nghĩ “Về Chùa” làm ông nôn nao và dạ dày quặn thắt. Thì ra, ông đã tuyệt thực mười ngày rồi. Ông tuyệt thực vì trước khi thả ông do áp lực Quốc Tế, kẻ cầm quyền đã bắt ông ký giấy xin khoan hồng rồi mới thả. Mang trong lồng ngực một trái tim chỉ biết đập nhịp Bi Trí Dũng nên ông đã lạnh lùng từ chối “xin tha” điều mình “chưa từng phạm”. Và để tỏ quyết tâm, ông thầy tu đã tuyệt thực, lặng lẽ tuyệt thực, chỉ ông biết và kẻ giam cầm ông biết mà thôi, đằng trước không tuyên cáo, tuyên bố; đằng sau không yểm trợ, ủy lạo gì cả. Ông im lặng trở về nhà giam, từ chối cơm tù. Thế thôi. Nhưng hẳn là trong im-lặng-sấm-sét đó đã lóe lên lằn sáng xanh biếc diệu kỳ của thanh gươm Bát Nhã, nên cánh cửa ngục phi luân đã phải mở ra:
“Buổi vô thủy hồn tôi từ đáy mộ
Uống sương khuya tìm sinh lộ viễn trình
Khi nắng sớm hôn nồng lên nụ nhỏ
Tôi yêu ai, trời rực sáng bình minh "”
Từ ngục tối nơi heo hút sơn lam chướng khí miền Bắc, ông thầy tu được đẩy lên toa tầu bẩn thỉu, xuôi Nam.
Mười lăm năm khổ sai, mười ngày tuyệt thực, ba mươi sáu tiếng đồng hồ liên tục trên con tầu cũ kỹ gập ghềnh, ông thầy tu không còn sức nữa. Ông dùng tàn lực đứng dậy khi con tầu chầm chậm ngừng ở một sân ga. Không cần biết là ga nào, ông phải bước xuống thôi. Có người nào đó đưa tay ra đỡ ông, dìu ông xuống hẳn mặt đường:
- Thưa thầy, thầy về đâu "
- Chùa.
- Thưa thầy, đây là tỉnh Nha Trang, có Phật-học-viện Hải Đức.
- Hải Đức.
Ông thầy tu lập lại hai tiếng ấy cùng với âm thanh đại hồng chung gióng lên từ ba ngàn thế giới. Nương theo âm thanh đó, ông bước đi như mơ, cứ thế mà bước, xiêu vẹo, ngả nghiêng, vấp ngã nhưng vẫn bước. Trong tâm ông rộn rã câu chú: “Gate. Gate. Paragate. Parasamgate. Bodhi. Svaha.”.
Ông thầy tu quỵ xuống trước cổng tam quan, mơ màng thấy một bóng áo nâu chạy ra và rồi xôn xao nhiều bước chân ào tới:
- Trời ! Thầy ! Bạch Thầy !
- Ai đó " Chuyện gì đó "
- Bạch Thầy, Ngài đã về.
- Ai về "
- Bạch thầy, Thượng Tọa Tuệ Sỹ. Thượng Tọa Tuệ Sỹ đã về. Ngài đã về.
Phút chốc, cả không gian như cùng vang lên câu chú Bát Nhã:
Gate.
Gate.
Đã về.
Đã tới ….
Đó là ngày đầu tháng 9 năm 1998.
Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.
Diệu Trân
Tháng 5, 2005
Mùa Phật Đản lần thứ 2629
* Thơ trích từ thi tập Giấc Mơ Trường Sơn của thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.