Hôm nay,  

Việt Nam: Chưa Cười Đã Khóc

06/05/200500:00:00(Xem: 5239)
Lê Đức Anh chê Lãnh đạo đương thời chưa chống được Tham nhũng
Hoa Thịnh Đốn.- Thông thường thì “sau những trận cười là niềm vui”, nhưng chuyện này không xẩy ra ở Việt Nam. Sau khi xô cả nước ra đường tungh hô chiếng thắng 30-4 thì cả Đảng lại quay ra khóc ròng cho những tệ nạn lãng phí tiền bạc của dân, tham nhũng, quan liêu, chia rẽ nội bộ, chệch hướng tư tưởng đang gây nhức nhối cho Đảng trước kỳ Đại hội X dự kiến diễn ra vào tháng 4/2006.
Lê Đức Anh, Đại tướng, cựu Chỉ tịch Nước cách đây 8 năm, khi chuyển giao vị trí Chủ tịch nước, đã than: "Điều ân hận của tôi trong thời gian làm Chủ tịch nước là không đẩy lùi được tệ tham nhũng".
“Còn bây giờ, điều này có còn là mối quan tâm của ông"”, phóng viên VietNamNet hỏi trong cuộc phỏng vấn đưa tin ngày 30-4 (05).
Anh đáp : “Tham nhũng sau đó và hiện tại đã trở thành tệ nạn. Điều đáng lo ngại hơn, nó đang thành hiện tượng phổ biến, khó giải quyết. Muốn giải quyết được thì phải củng cố và xây dựng Đảng, các chi bộ phải đấu tranh để loại bỏ bằng được tham nhũng trong Đảng thì mới mong chống được tham nhũng trong xã hội. Bộ Chính trị và Trung Ương có quyết tâm nhưng chưa đủ, chưa có biện pháp tổng thể và hiệu quả.”
“Tham nhũng gắn liền với lãng phí. Lãng phí còn trầm trọng hơn tham nhũng. Nếu giảm bằng được lãng phí và tham nhũng thì đời sống dân ta sẽ khá hơn nhiều. Đối với tôi bây giờ, làm sao đẩy lùi được nạn tham nhũng vẫn là ước vọng nóng bỏng. Đối với các đồng chí đương chức, đó là công việc khó khăn. Họ cũng muốn làm nhưng biện pháp chưa đồng bộ. Dù quyết tâm bao nhiêu, một khi biện pháp chưa đồng bộ thì quyết tâm bao nhiêu cũng không có hiệu quả. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, người có trách nhiệm phải dứt khoát, kiên quyết thì mới được. Đặc biệt những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức phải kiên quyết, phải tự nghiêm khắc với bản thân mình, phải làm gương thì mới có kết quả.”
“Thực hiện được công bằng mà không cào bằng, mới khó”, Anh kết luận.
Nhưng không phải chỉ có Anh, người bị một số cựu đảng viên Lãnh đạo uy tín tố cáo tham nhũng đầy mình và đang vây bè kết cánh để khuynh đảo những người kế vị trong đảng và quân đội , đã lên tiếng phê bình Lãnh đạo đương thời chưa chống tham nhũng có hiệu quả mà cả dân chúng cũng bức xúc căm gan về tệ nạn này.
Theo tin của Văn Phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh ( Sài Gòn) thì trong các cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp 7 của Quốc hội (5-5-05), người dân đã quan tâm hàng đầu đến các vấn đề : “Tình trạng tham nhũng, giải pháp chống tham nhũng, lãng phí; vấn đề cải tiến cơ chế tiền lương; vấn đề cải tiến chế độ bảo hiểm y tế, giải pháp nhà cho người có thu nhập thấp...”
Bản tin viết tiếp: “Lãng phí, tham nhũng vẫn là “dòng” bức xúc lớn của cử tri tại các cuộc tiếp xúc với ĐBQH. Trước một hiện tượng thời sự, nhiều đơn vị sử dụng xe công đi lễ chùa, rất nhiều cử tri bày tỏ sự đồng tình với Chính phủ đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm điểm kịp thời việc một số quan chức sử dụng xe công lãng phí. Một vấn đề khác cũng có tính thời sự “nóng hổi” là chuyện “rút ruột” các công trình xây dựng, mà điển hình đã xảy ra tại một công trình ở Kim Giang - Hạ Đình (Hà Nội), cử tri cũng rất bức xúc cho rằng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để. Nhiều cử tri hiến kế: Chính phủ cần tăng cường việc kiểm tra trước và ngay trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng; tiến hành kiểm toán ngay sau khi công trình hoàn thành để ngăn ngừa tiêu cực, chống thất thoát vốn đầu tư cũng như bảo đảm chất lượng công trình.”
“Tại hội nghị cử tri quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi, nhiều ý kiến đề xuất: Để việc chống tham nhũng có hiệu quả thì Chính phủ cần kiểm điểm nghiêm khắc việc thực hiện Pháp lệnh Chống tham nhũng trong thời gian qua và tìm ra những nguyên nhân, từ đó có những quy định, chế định trong Luật Chống tham nhũng đang được QH chuẩn bị thông qua.”
Nhưng trong thời gian qua trong nội bộ Chính phủ do Phan Văn Khải cầm đầu lại có khuynh hướng chống việc Quốc hội thảo luận một Luật chống tham nhũng mới. Những kẻ chống đối lập luận rằng pháp luật hiện nay đã quy định rõ các biện pháp chống tham nhũng nên không cần phải có luật mới. Nhiều đại biểu Quốc hội đã bác bỏ ý kiến này. Họ cho rằng chính vì có quá nhiều luật lệ và nhiều cơ quan cùng làm một việc mà việc chống tham nhũng đã trì trệ, đùn đẩy cho nhau đến chỗ ngưng đọng.
Tuy vậy, một Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng đã được đem vào chương trình thảo luận của phiên họp lần 7 của Quốc HộI, khai mạc ngày 5-5-05.
Theo báo Quân đội Nhân dân (QĐND) thì : “ Việc ban hành luật này nhằm nâng cao ý thức tiết kiện trong việc sử dụng tiền, tài sản, lao động trong khu vực nhà nước, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản và trong sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân; ngăn chặn hành vi lãng phí, gây thất thoát trong việc sử dụng tiền, tài sản của nhà nước và để phù hợp, đồng bộ với Luật chống tham nhũng.”
Dự án luật, theo QĐND, bao gồm 11 chương với 80 điều, gồm các nội dung chính:
“Vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước: Phần này tập trung điều chỉnh đối với việc quản lý, sử dụng một số khoản chi lớn của ngân sách nhà nước và trong quản lý, sử dụng một số tài khoản hình thành từ ngân sách nhà nước như mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc; chi công tác phí, hội nghị phí, tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm; sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc, văn phòng phẩm, sách báo; quản lý, sử dụng chi kinh phí các chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học, quản lý, sử dụng các khoản tiền hoa hồng phát sinh từ việc mua sắm tài sản và thanh toán dịch vụ.”
Ngòai ra, theo bản dự thảo Luật : “Vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước quy định về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng đối với các dự án công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo từng khâu thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình.”
“Dự án luật cũng quy định việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các công trình phúc lợi công cộng; trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; trong quản lý, sử dụng lao động trong khu vực nhà nước; trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và công ty có phần vốn góp của nhà nước…”
Với nội dung như thế, người dân Việt Nam chắc phải ngạc nhiên vì bản Dự thảo đã không nói gì đến tệ nạn tham nhũng bên ngòai các lĩnh vực kinh tế, đầu tư xây dựng và quản lý thuộc về tài sản Nhà nước và Ngân sách Quốc gia.
Tại kỳ họp Trung ương Đảng kỳ 9 (1/05), Nông Đức Mạnh đã hô hào “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; gắn cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng với cải cách hành chính, làm trong sạch bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước".

Nhưng từ “hô hào” suông đến “diệt được tham nhũng” của đảng CSVN còn cách nhau xa ngàn dậm.
Chẳng hạn như trong phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính phủ hồi đầu năm nay, Phan Văn Khải, Thủ tướng đã hứa Chính phủ “sẽ phải quyết liệt hơn trong việc làm trong sạch bộ máy hành chính”.
Nhưng cải cách như thế nào thì không thấy nói mà chỉ thấy toàn chuyện chung chung và những lời hứa bằng nước bọt.
Trong phiên họp này, theo VietnamNet, Khải “Đã bày tỏ mối quan ngại về tệ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân đang lan tràn trong bộ máy hành chính. (Và)“Rất lo về vấn đề cải cách hành chính, xây dựng bộ máy trong sạch. Quan liêu, xa dân, nhũng nhiễu dân, tham ô, lãng phí cũng thuộc bộ máy của chúng ta là phần lớn "
Khải hứa năm 2005 sẽ có những biện pháp quyết liệt hơn, cụ thể hơn nhằm ngăn chặn tệ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, chấn chỉnh bộ máy gắn với cải cách hành chính. Nhưng bây giờ đã gần hết nửa năm mà “những biện pháp” ấy vẫn còn ở trên mây!
Sở dĩ biện pháp không có vì hầu hết tham nhũng là do cấp cao,có quyền, có chức tạo ra và những kẻ tham nhũng quấn quýt, đùm bọc lấy nhau như các vòi bạch tuộc từ Bộ Chính trị xuống tận thôn, xã không thể nào chặt hết được.
Vì vậy mà tại hội thảo quốc tế về chống tham nhũng tại Hà Nội ngày 24-11-2004 , Phạm Trường Giang,Vụ phó Pháp chế và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao mới can đảm đề nghị Việt Nam “Nên thành lập tổ chức tình báo kinh tế với nhiệm vụ phát hiện các nguồn tài chính không minh bạch của quan chức.”
Theo ông Giang, “Các hoạt động tham nhũng đang ngày càng tinh vi, phức tạp. Nguồn lợi từ tham nhũng được gửi trong các ngân hàng xuyên quốc gia. Muốn chống tệ nạn này có hiệu quả cần một cơ quan tình báo kinh tế phối hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng. Thông tin về tài sản bất minh của các quan chức sẽ được báo cáo trực tiếp lên cơ quan chống tham nhũng.”
Ông Giang nói rằng, “Một trong những nguyên nhân nảy sinh tham nhũng là cơ chế xin cho, ban phát, điển hình là vụ chạy quota dệt may ở Bộ Thương mại. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để tránh tham nhũng có thể xảy ra ở những công đoạn "nhạy cảm", phải xây dựng cơ chế mua sắm, đấu thầu phù hợp dựa trên nguyên tắc minh bạch, cạnh tranh...”
Yêu cầu táo bạo của ông Giang không được phổ biến rộng rãi trong dân chúng nên giọt nước báo động này đã rơi vào lãng quên mau chóng.
Một bài báo của Trần Đại Dương (11/04) cho biết theo tính toán của Chính phủ, năm 2004 tổng vốn đầu tư phát triển cả nước đạt 251.000 tỉ đồng, chiếm 35,4% GDP (tính theo giá thực tế), nhờ đó tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt 7,6%.
Nhưng “Để làm tăng trưởng được 1 đồng GDP thì xã hội phải đầu tư 4,7 đồng...... Như vậy, để tạo cho GDP tăng 1 đồng trong năm 2004 thì phải đầu tư tăng thêm 1,3 đồng so với cách đây 8 – 9 năm, tức hiệu quả đầu tư đã giảm 38%.”
Lý giải cho tình trạng nghịch lý này, Trần Đại Dương viết tiếp, “ Nhiều chuyên gia cho rằng nạn tham nhũng gia tăng với cường suất cao đã đục khoét vốn trong các dự án làm cho hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Thanh kiểm tra tài chính các công trình cho thấy ở đâu cũng bị tham ô, lãng phí ghê gớm. Đại biểu Quốc hội Đỗ Trọng Ngoạn nói: Con số bị thất thoát thật kinh khủng. Qua kiểm tra 14 dự án đã phát hiện sai phạm tới 1.235 tỉ đồng, bằng 19,1% tổng số vốn đầu tư. Số vốn chi sai phạm bị “bốc hơi” dài dài từ khâu thiết kế, đến thi công, giám sát, nghiệm thu... Tại TPHCM có dự án đầu tư 3,7 tỉ đồng vốn mà bị tham ô tới 1,3 tỉ đồng, chiếm 35% vốn xây dựng công trình... Trong các kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu quan tâm nêu vấn nạn này ra nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy Quốc hội đề ra được quyết sách nào khả thi. Cơ chế tập thể bàn, tập thể quyết nhưng không có ai chịu trách nhiệm trong quyết định đầu tư dự án đang tạo điều kiện cho tham nhũng ngày càng thêm lộng hành, nhiều quan chức lợi dụng vơ vét tiền của công bỏ túi riêng đang trở thành vấn nạn quốc gia.”
Trần Đại Dương viết tiếp : ““Đầu tư dàn trải, sử dụng không hết công suất, gây lãng phí lớn cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho đồng vốn đầu tư xã hội ngày càng kém hiệu quả. Từ bến cảng, sân bay, nhà máy, đánh bắt xa bờ, kênh mương thủy lợi, đến giáo dục đào tạo, y tế, bệnh viện... đâu đâu cũng có lãng phí nhưng ít thấy cán bộ bị quy trách nhiệm, bị xử lý kỷ luật. Thế thì bao giờ mới giảm được nạn đầu tư lãng phí tràn lan"”
Theo số thống kê mới nhưng chưa đầy đủ thì số tiến thất thoát trong các chương trình xây dựng cơ bản hiện nay vào khoảng 16,000 tỷ đồng, tăng thêm 3 ngàn tỷ đồng so với ước tính năm 2004!
Vì vậy mà trong phiên họp Quốc hội ngày 2/11 năm ngoái Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (Đại Biểu An Giang), Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản mới nói : “ Tham nhũng như ''một khối u ác tính đang di căn'', lây lan sang cả cơ quan bảo vệ phát luật. 'Có phải tồn tại cái gì đó không phù hợp, không đúng trong bộ máy của chúng ta! Quốc hội cần ''mổ xẻ'', làm đến nơi đến chốn vấn đề này''.
Đại biểu Đặng Thị Phượng (Tây Ninh) bảo : “Cơ quan chống tham nhũng phải ''vừa hồng, vừa chuyên'', đồng thời phải xây dựng lộ trình chống tham nhũng. Bà hỏi: ''Chính phủ đã 7 lần sửa đổi quy chế quản lý đầu tư xây dựng nhưng vì sao lãng phí, thất thoát chậm khắc phục"''
ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) cho rằng : “Đi liền với tham nhũng là bệnh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, chi tiêu ngân sách.” Ông than vãn : “ Những vấn đề này đã nói đi nói lại nhiều lần, nhiều giải pháp nhưng không mấy chuyển biến.”
Nhưng một lần nữa, trong Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày được gõi là “giải phóng miền Nam Nhân”, Khải vẫn hứa sẽ tiếp tục xây dựng “Bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh, với đội ngũ cán bộ, công chức đủ tầm về năng lực và phẩm chất, làm tốt việc hoạch định và thực thi pháp luật, kiên quyết đẩy lùi và ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Đặc biệt cần ra sức phòng và chống tham nhũng với những biện pháp mạnh mẽ, hữu hiệu, nói đi đôi với làm, mang lại kết quả thiết thực.”
Khải nói tiếp : “ “Việc xây dựng thể chế, chính sách và nâng cao chất lượng của bộ máy công quyền chỉ có thể chuyển biến tốt khi dựa vào dân, phát huy được trí tuệ của nhân dân tham gia phát hiện và góp ý kiến sửa đổi những quy định không hợp lý trong thể chế, chính sách, giám sát cán bộ, công chức thực thi công vụ, phát hiện và đấu tranh với những hành vi trái luật pháp, trái đạo đức. Muốn vậy, đi đôi với công tác giáo dục, động viên nhân dân, cần bổ sung, hoàn chỉnh quy chế bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm điều kiện cho dân kiểm tra, giám sát các cơ quan và công chức nhà nước.”
Nhưng trên thực tế những lời hứa này chưa từng xẩy ra từ khi có “Đổi mới” cách đây 20 năm và càng ngày càng mờ mịt. Bởi lẽ nhân dân bây giờ không còn là tai mắt của đảng nữa mà cán bộ đảng viên đã tìm mọi cách, kể cả hù họa, đề không cho dân dòm ngó đến hành động tham ô của mình. -/-
Phạm Trần (5/05)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.