Hôm nay,  

Đòn Thâm Độc Của Bắc Kinh?

05/05/200500:00:00(Xem: 5000)
Ngày 3 tháng 5 vừa qua, trong một bài diễn văn đọc ở buổi lễ đón tiếp tại Marshall Island, ông Trần Thủy Biển, tổng thống Đài Loan đã nói rằng, ông sẵn sàng mở cuộc đối thoại với lãnh đạo Bắc Kinh để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho eo biển Trung - Đài. Ông còn cho rằng việc Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp ông Liên Chiến, thủ lãnh của Trung Hoa Quốc Dân Đảng không làm thay đổi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan hiện nay. Đây là phản ứng chính thức của lãnh đạo Đài Loan tỏ vẻ không hài lòng về chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Liên Chiến từ ngày 25 tháng 4 đến đầu tháng 5 vừa qua. Tại sao lại có sự kiện này xảy ra và tương lai Đài Loan sẽ ra sao"
Ông Liên Chiến là người kế nhiệm ông Lý Đăng Huy, cựu thủ lãnh của Đài Loan và cũng là cựu thủ lãnh của Trung Hoa Quốc Dân Đảng để chạy đua với ông Trần Thủy Biển, thủ lãnh đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 và năm 2004. Ông Liên Chiến đều thất bại trong hai cuộc chạy đua này với số phiếu thua khá xa so với ông Trần Thủy Biển. Nhưng sự thất bại của ông Liên Chiến còn nói lên một điều tối quan trọng của Trung Hoa Quốc Dân Đảng về chủ trương ‘thân thiện’ với Bắc Kinh, đã bị dân chúng Đài Loan chống đối mãnh liệt. Cho nên chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Liên Chiến và phái đoàn đã tạo ra hai nguồn dư luận khác nhau trong nội tình Đài Loan. Một nhóm thì ủng hộ chuyến đi của ông Liên Chiến và cho đây là nỗ lực quan trọng để duy trì hòa bình đối với Bắc Kinh. Đa số còn lại thì chống chuyến đi Trung Quốc của ông Liên Chiến và cho là sẽ chỉ bị Bắc Kinh lợi dụng mà thôi.
Sự kiện Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp ông Liên Chiến, đặc biệt là ông Hồ Cẩm Đào, nhân vật số một của đảng Cộng sản Trung Quốc đón tiếp phái đoàn ông Liên Chiến ngay tai đại sảnh nhân dân và cuộc đón tiếp này được truyền hình trực tiếp ở cả Trung Quốc lẫn Đài Loan, là một biến cố đáng quan tâm. Ông Hồ Cẩm Đào đã mở đầu buổi tiếp đón bằng câu nói khá thân thiện đối với ông Liên Chiến, một người đứng bên hàng ngũ kẻ thù của Hoa Lục từ năm 1949 cho đến nay. Họ Hồ nói rằng ỏmặc dù hai bên còn những bất đồng, nhưng khi nào hai bên còn coi trọng đến quyền lợi của dân tộc Trung Hoa, đến lợi ích chung của nhân dân hai bên eo biển, chúng ta sẽ có thể vượt qua bất đồng và tạo một tương lai sáng lạnõ. Xuyên qua câu nói này, người ta nghe đâu đó dư âm của thời Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật vào những năm trong thập niên 40 của thế kỷ trước.
Bắc Kinh biết rõ ông Trần Thủy Biễn đang lãnh đạo Đài Loan trên mặt hành chánh, trong khi ông Liên Chiến và những người thuộc phe Quốc Dân Đảng, mới là kẻ nắm thực quyền về kinh tế trong gần 5 thập niên ở Đài Loan, khi ông Tưởng Giới Thạch dẫn tàn quân chạy sang Đài Loan lánh nạn cộng sản vào năm 1949. Trong suốt thời gian nắm quyền ở Đài Loan, Quốc Dân Đảng luôn luôn theo đuổi chủ trương giải phóng Hoa Lục và tăng cường các quan hệ đối ngoại với Hoa Kỳ và Nhật Bản để nhờ hai nước này bảo hộ mỗi khi bị Trung Quốc hăm dọa. Nhưng từ khi Trung Quốc mở cửa kinh tế và chiêu dụ đầu tư ngoại quốc thì số người Hoa ở hải ngoại đã đầu tư và giao thiệp buôn bán với Bắc Kinh ngày một đông đảo. Số tiền mà người Hoa từ hải ngoại đầu tư vào Trung Quốc hiện nay đứng hàng đầu và đa số đến từ Đài Loan. Số tiền mang ra đầu tư này đa số cũng là từ các hệ phái tài phiệt trong Quốc Dân Đảng Đài Loan.

Ông Trần Thủy Biển trước đây cũng là một cựu thành viên của Quốc Dân Đảng, nhưng ông đã ly khai để cùng với một số người khác lập ra Đảng Dân Tiến với chủ trương người Đài Loan phải giành lấy độc lập cho Đài Loan và từ đó ông đã xúc tiến các vận động để các quốc gia công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập. Đương nhiên Bắc Kinh không đồng ý chủ trương này và tìm mọi cách ngăn chận. Một mặt Bắc Kinh đã đưa ra quan niệm: Một quốc gia hai chính thể để tạm chấp nhận sự tồn tại của Đài Loan như một tỉnh ngoại biên chưa có điều kiện thống nhất vào Hoa Lục và đòi hỏi quốc tế phải chấp nhận quan niệm này để không đặt bang giao chính thức với Đài Loan. Mặt khác, Bắc Kinh tìm mọi cách khống chế, đe dọa kể cả chiêu dụ Đài Loan không đi theo con đường ỏđộc lậpõ. Sự kiện Quốc hội Bắc Kinh vừa thông qua một Nghị quyết cho phép dùng vũ lực để trừng phạt Đài Loan nếu có âm mưu tranh thủ sự độc lập vào đầu năm 2005, đồng thời lại trải thảm đó đón ông Liên Chiến cho thấy là Bắc Kinh khá thủ đoạn trong cách chiêu dụ những kẻ có tiền tại Đài Loan.
Nghĩa là chuyến đi Trung Quốc của ông Liên Chiến hoàn toàn do sự sắp xếp bên trong của giới tài phiệt Đài Loan đang làm ăn buôn bán với Bắc Kinh. Nhóm tài phiệt này muốn Trung Hoa Quốc Dân Đảng, một cựu thù của đảng Cộng sản Trung Quốc, mở đường cho nhu cầu hợp tác kinh tế giữa hai eo biển và quan trọng hơn, giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc thốt xác nhanh hơn từ vỏ vô sản sang vỏ tư bản, để cả hai cùng tồn tại song song tại hai bờ eo biển. Nhóm tài phiệt này không muốn ông Trần Thuỷ Biển và đảng Dân Tiến thực hiện nỗ lực này, mặc dù ông Trần Thủy Biển sẵn sàng mở cuộc đối thoại hòa bình với Bắc Kinh. Nguyên do chỉ vì họ Trần đi quá gần với Hoa Kỳ và Nhật trong việc thực hiện chủ trương độc lập Đài Loan, gây một số trở ngại cho tiến trình thốt xác cộng sản của Bắc Kinh hiện nay. Hơn thế nữa, tuy ngoài miệng chống Đài Loan độc lập; nhưng trong lòng Bắc Kinh chỉ muốn giữ nguyên trạng để chỉ khai thác nguồn tiền từ Đài Loan cho các phát triển kinh tế và xã hội trong Hoa Lục. Ông Liên Chiến và Quốc Dân Đảng Đài Loan đã và đang làm tốt cho nỗ lục này của Bắc Kinh.
Nhưng mối quan hệ giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Hoa Quốc Dân Đảng sẽ không dừng ở chuyến đi của ông Liên Chiến hoặc không chỉ thuần tuý trên phương diện đầu tư về kinh tế mà sẽ phát triển theo một trong hai chiều hướng như sau:
Thứ nhất là có thể lịch sử sẽ tái diễn lại lần thứ hai về hợp tác Quốc - Cộng, nhưng lần này không phải để chống lại một đế quốc nào từ bên ngoài, mà là để giúp cả hai khai thác những nguồn lợi kinh tế tại Hoa Lục và ngăn chận ông Trần Thủy Biển tiến hành nỗ lực vận động sự độc lập của Đài Loan. Đây là sự hợp tác lưỡng lợi cho hai đại thế lực về chính trị lẫn về kinh tế mà hai phe Quốc - Cộng đã gầy dựng trong 50 năm qua tại hai bên bờ eo biển. Trung Hoa Quốc Dân đảng sẽ giúp tiền và kỹ thuật cho đảng Cộng sản Trung Quốc thốt xác; ngược lại, Bắc Kinh sẽ chia một số quyền lợi kinh tế và có thể là chính trị cho các thế lực tài phiệt Đài Loan để sau đó đánh bại ông Trần Thủy Biển hầu chiếm lại vị trí cầm quyền từ đảng Dân Tiến.
Thứ hai là có thể tình hình chính trị tại Đài Loan trở nên sóng gió sau chuyến trở về của ông Liên Chiến. Sóng gió là vì chính trong nội tình của Đài Loan sẽ có hai khuynh hướng đối chọi về việc nên hay không nên bắt tay với Bắc Kinh. Trong sự đối chọi quan điểm này, chắc chắn là có sự can dự từ phía Bắc Kinh và từ phía Hoa Kỳ - Nhật Bản, lên các phe nhóm quyền lực ở Đài Loan. Bắc Kinh chỉ muốn làm sao cho nội tình Đài Loan rối bời và xáo trộn sau chuyến đi trở về của ông Liên Chiến. Có như vậy, Bắc Kinh không còn nhiều bận tâm theo dõi, ngăn cản Đài Loan mà chú trọng vào việc khai thác sự tham lam của giới tài phiệt Đài Loan cho các nhu cầu cải tổ kinh tế của mình ở Hoa Lục.
Cả hai viễn cảnh nói trên đều mang lại lợi ích ít nhiều cho Bắc Kinh, trong khi người Đài Loan sẽ hứng chịu những sóng gió sau chuyến đi của ông Liên Chiến trong những ngày tháng tới. Chính vì thế ta mới thấy Hồ Cẩm Đào và nhóm lãnh đạo Bắc Kinh đã đi nuớc cờ độc, khi trải thảm đỏ, chọn Liên Chiến thay vì chọn Trận Thủy Biển để tiếp rước linh đình tại Hoa Lục.
Lý Thái Hùng
May 4 2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.