Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Ba Tôi, Vô Vàn Thương Nhớ…

12/08/201700:00:00(Xem: 2971)
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ… là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức…. của bạn, hay chia xẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia xẻ của bạn.

Tuần này là bài viết cảm động nhớ về cha của tác giả Thành Trương. Cám ơn chú Thành đã gởi nhiều bài viết hay cho trang Gia Đình Việt Báo.

BA TÔI, VÔ VÀN THƯƠNG NHỚ …

Thành Trương

Bài ca có tựa đề là Papa này được viết và do chính tác giả là ca nhạc sĩ lừng danh Paul Anka trình bày. Có lần lên YouTube mình thấy bài này được mến chuộng cả Việt Nam có lẽ do vì ý và lời cũng như nhạc của bài ca đầy xúc động chân tình của đứa con nói vè người cha thân yêu của mình. Đã có rất nhiều bài ca của nhiều dân tộc nói về tình yêu con đối với mẹ nhưng hình như không có nhiều bản nhạc nói lên tình yêu đó đối với cha mình. Paul Anka đã nói lên được tình yêu cha mình trong bài ca này.

Paul Anka là ca sĩ người gốc Canada và nổi tiếng từ hồi chàng mới mười bảy tuổi ở thập niên sáu mươi với bản nhạc nói về mối tình niên thiếu của mình là Diana do chàng viết và tự trình bày. Mời bạn vào YouTube bấm: Diana, Paul Anka. Sau đó Paul còn viết lời Anh ngữ cho một bản nhạc Pháp với tựa đề Anh ngữ là My Way, lời bài ca và bài ca trở thành bấy hủ với giọng ca già dặn và gây đầy rung cảm của ca sĩ hàng đầu là Frank Sinatra. Đây là những lời tâm sự của Paul Anka nói về người cha của mình qua nhạc và lời:

Ba làm ngày này sang tháng nọ để nuôi con
Để cho con có được tấm áo che thân
Mỗi đêm ba bồng con đặt nhẹ lên giường
Hôn lên trán con sau khi con đọc lời cảm tạ Ơn Trên
Rồi dù năm tháng qua
Dù có đau buồn và sầu khổ
Có ba đinh vẫn vượt qua
Dù đời có nghiệt ngã
Có ba và mẹ cùng nhau chúng ta vẫn vững lòng
Thời gian trôi lẹ qua
Ba mẹ ngày càng già
Con thấy là mẹ càng ngày càng yếu đi
Mẹ thấy mình không còn khỏe nữa
Ba cũng thấy mẹ như vậy
Khi mẹ qua đời
Ba ngã qụy khóc nức nở:
“Trời ơi, sao không cho con chết thay?!”
Ba không bao giờ lên căn gác xưa
vì mẹ không còn đó nữa
Một ngày nọ ba nói với tôi:
“Con đã lớn khôn rồi hãy đi cho biết đó biết đây
ba ở lại một mình không sao đâu
con phải đi để thấy và để sống”
Rồi ông theo dõi bước chân tôi với cặp mắt u buồn.
Mỗi khi tôi hôn con của mình
Tôi lại nhớ đến lời của ba:
“Con của con cũng sẽ như vậy thôi
Chúng sẽ rời xa con khi đã trưởng thành.”
Ôi, tôi cầu xin, ngày nào đó
chỉ mong con của tôi cũng sẽ nghĩ đến người cha gìa
như tôi nghĩ về ba tôi vậy

Câu làm cho tôi xúc động nhất là khi người cha kêu lên: “Trời ơi, sao không cho con chết thay?!” khi người vợ qua đời. Rồi khi ông không bao giờ bước chân vào phòng cũ khi xưa người vợ mình ở khi còn sống. Hay khi muốn cho con mình ra đi vào đời dù mình chỉ còn lại sống trong cảnh già yếu cô đơn.


…Con còn nhớ hồi con khoản mười một tuổi, ba dẫn con đi lễ Tết ở Lăng Ông Bà chiểu, Gia định. Đêm đó ba mặc cái aó vét trắng còn con mặc quần sọt và áo len màu xanh nhạt ngắn tay. Bên tay mặt con cầm cây nhang đại, ba và con đang trên đường đi ra thì người chụp ảnh nháy một pô, hiện giờ con còn giữ tấm hình này... Ba tôi lúc nào cũng hiền từ và nhân hậu, vì tôi là con một nên ba tôi rất thương tôi, ông không bao giờ đánh tôi một roi và thường che chở tôi mỗi ki tôi bị quở phạt. Tôi nhớ có lần ba tôi dẫn tôi đi chơi xuống tận Hà Tiên để thăm các danh lam thắnh cảnh. Lần đó trong một tiệm tạp hoá của người Hoa tôi vớ tay lén lấy một cây đèn cầy bị bắt gặp. Ba tôi có giận nhưng ông không hề la hét hay làm cho tôi mặc cở trước mặt người chủ tiệm. Con xin cảm ơn ba. Trong nhiều năm khi đất nước ta được sống trong thanh bình, cuối tuần nào ba tôi cũng đưa gia đình đi xem phim ở các rạp xi nê. Tôi còn nhớ ba tôi đi xem phim mới ra ngày khai trương của rạp Rex ngay trung tâm Sàigòn. Cái cảm giác thích thú khi lần đầu tiên được đi thang cuốn và ngồi trong rạp có máy lạnh sang nhứt Sàgòn làm tôi không bao giờ quên được.

Ba là một người có ý thức trách nhiệm cho cộng đồng trong khu xóm mình ở. Ông được cử ra để quyên góp tráng xi măng con đường trong ngỏ hẽm cho khỏi bị lầy lội vào mùa mưa. Ông đứng ra kêu gọi đóng góp để xây nhà xí công cộng cho hợp vệ sinh. Những năm bọn đặc công nằm vùng xâm nhập phá hoại Sàigòn, ông đứng ra kêu gọi canh gác dân phòng và dựng chốt an ninh đầu xóm mỗi tối để khu xóm được an ninh. Mọi người đều có cảm tình và kính trọng ông.

Khi lên trung học, chính ông là người lo cho tôi được vào học một trường trung học nổi tiếng ở Sàigòn và cho tôi đi học thêm các lớp toán và Anh văn. Khi tôi lớn lên ra đời, ba tôi luôn ở bên cạnh tôi để giúp đở và khuyến khích tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn. Khi tôi bị đi cải tạo thì ba tôi đã lặn lội và rừng ở Phước Long thăm nuôi tôi hay xuống tận Tiền giang thăm nuôi tôi trong trại giam người vượt biển.

Ba ơi! Ba vì con mà khổ nhọc
tấm thân gìa lặn lội rừng sâu
vì khi
bọn súc vật đã hiện nguyên hình
chúng
hết làm con khổ rồi đến cả cha cũng khổ

Tôi qua tới Mỹ năm chín hai và tiếp tục trở lại trường theo nguyện vọng của ông bà và cũng theo ý nguyện của mình. Khi má tôi bị bịnh qua đời, ba tôi không báo ngay cho tôi vì sợ ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi chắc là khi má tôi mất thì ông cũng đau buồn vô ngần chẳng khác nào tâm trạng người cha trong bài Papa. Rồi khi tôi về bên đó cưới vợ thì dù lúc đó ông bị bịnh nặng nhưng ông vẫn làm trọn vai trò thân phụ của chú rễ để đàng gái vui lòng. Hai con xin cảm ơn ba.

Mỗi lần nghe bài Papa trong lòng tôi lại dâng lên niềm thương nhớ vô biên người cha hiền đã nuôi dạy tôi trong tình thương suốt cuộc đời của mình. Ngừng mấy ngón tay đang bấm trên bàn phím, tôi ngoái cổ nhìn lên ba tôi đang hiền từ mĩm cười trên bàn thờ để thấy tình thương bao phủ lấy mình. Tôi biết chắc là ở nơi nào bên kia thế giới ba tôi vẫn để tâm đến đứa con này dù ngày nay tuổi nó đã hơn quá đời người.

Sáng thứ Sáu 21 - July 2017

Thành Trương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.