Việt Nam tiêu thụ mì gói thứ 4 thế giới, theo thống kê mới, bất kể ăn thường xuyên mì gói không có lợi cho sức khỏe.
Bản tin trên báo An Ninh Thủ Đô ghi nhận rằng theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho thấy, mỗi năm có xấp xỉ 100 tỷ gói mì được tiêu thụ trên thế giới. Đáng chú ý, Việt Nam xếp vị trí thứ 4 về tiêu thụ mì gói, kế sau Nhật Bản (vị trí số 3) và ngay trước Mỹ (vị trí số 5). Hiện nay bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 52 gói mì ăn liền/năm.
Theo số liệu của Euromonitor, giá trị của mì gói tiêu thụ trên toàn cầu trong nhưng năm gần đây đã tăng gần 40%, từ 44 tỷ USD (2013) lên 61 tỷ USD (2017). Các giá trị gia tăng liên tục được các nhà sản xuất thêm vào đã làm cho mì gói ngày càng đa dạng và hấp dẫn.
Bản tin cho biết rằng hiện nay bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 52 gói mì ăn liền/năm. Tại Việt Nam mì gói là một sản phẩm không thể thiếu của hầu hết các hộ gia đình, không chỉ bởi tính tiện lợi, mà còn thực sự là một món ăn “thơm, ngon” và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất.
Cũng nên ghi nhận rằng thông tấn VietnamNet hôm 3/04/2017 có bản tin “Người Việt không còn 'mặn mà' với mì ăn liền?” trong đó cho biết:
“Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới cho thấy, nhu cầu tiêu thụ mì tại Việt Nam năm 2015 là khoảng 4,8 tỷ gói/năm, trong khi năm 2012 là 5,2 tỉ gói/năm.
Dù số liệu của năm 2016 chưa được công bố chính thức nhưng theo một số doanh nghiệp trong ngành cho thấy so với cùng năm 2015, tiêu thụ mì gói giảm 20%.”
Như thế, có nghĩa là vào năm 2012, dân Việt Nam ăn mình gói nhiều hơn năm 2015 rất nhiều -- nghĩa là, trong vòng 3 năm đã bớt ăn khoảng 400 triệu gói mì.
Theo Tự điển Bách khoa Mở, mì ăn liền và những sản phẩm tương tự thường bị chỉ trích là thức ăn không tốt cho sức khỏe. Một số tác hại của mì ăn liền có thể kể đến: Thiếu dinh dưỡng; Bệnh tim mạch; Hư thận, hại xương; Ung thư; Dị ứng...
Thời gian gần đây, mì gói được một số công ty sản xuất với ý thức giảm bớt các hóa chất... nhưng các bác sĩ khuyên rằng dù mì gói có ngon, cũng không nên ăn mì gói hàng ngày.
Bản tin trên báo An Ninh Thủ Đô ghi nhận rằng theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho thấy, mỗi năm có xấp xỉ 100 tỷ gói mì được tiêu thụ trên thế giới. Đáng chú ý, Việt Nam xếp vị trí thứ 4 về tiêu thụ mì gói, kế sau Nhật Bản (vị trí số 3) và ngay trước Mỹ (vị trí số 5). Hiện nay bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 52 gói mì ăn liền/năm.
Theo số liệu của Euromonitor, giá trị của mì gói tiêu thụ trên toàn cầu trong nhưng năm gần đây đã tăng gần 40%, từ 44 tỷ USD (2013) lên 61 tỷ USD (2017). Các giá trị gia tăng liên tục được các nhà sản xuất thêm vào đã làm cho mì gói ngày càng đa dạng và hấp dẫn.
Bản tin cho biết rằng hiện nay bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 52 gói mì ăn liền/năm. Tại Việt Nam mì gói là một sản phẩm không thể thiếu của hầu hết các hộ gia đình, không chỉ bởi tính tiện lợi, mà còn thực sự là một món ăn “thơm, ngon” và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất.
Cũng nên ghi nhận rằng thông tấn VietnamNet hôm 3/04/2017 có bản tin “Người Việt không còn 'mặn mà' với mì ăn liền?” trong đó cho biết:
“Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới cho thấy, nhu cầu tiêu thụ mì tại Việt Nam năm 2015 là khoảng 4,8 tỷ gói/năm, trong khi năm 2012 là 5,2 tỉ gói/năm.
Dù số liệu của năm 2016 chưa được công bố chính thức nhưng theo một số doanh nghiệp trong ngành cho thấy so với cùng năm 2015, tiêu thụ mì gói giảm 20%.”
Như thế, có nghĩa là vào năm 2012, dân Việt Nam ăn mình gói nhiều hơn năm 2015 rất nhiều -- nghĩa là, trong vòng 3 năm đã bớt ăn khoảng 400 triệu gói mì.
Theo Tự điển Bách khoa Mở, mì ăn liền và những sản phẩm tương tự thường bị chỉ trích là thức ăn không tốt cho sức khỏe. Một số tác hại của mì ăn liền có thể kể đến: Thiếu dinh dưỡng; Bệnh tim mạch; Hư thận, hại xương; Ung thư; Dị ứng...
Thời gian gần đây, mì gói được một số công ty sản xuất với ý thức giảm bớt các hóa chất... nhưng các bác sĩ khuyên rằng dù mì gói có ngon, cũng không nên ăn mì gói hàng ngày.
Gửi ý kiến của bạn