Hôm nay,  

Giới Thiệu ‘vịnh Bắc Việt’ Của Vũ Hữu San

12/06/200400:00:00(Xem: 6096)
Tin tức từ trong nước cho hay, chỉ trong vòng vài ngày tới, trừ trường-hợp có biến-cố gì đột-biến xảy ra để ngăn cản, Quốc-hội VNCS hiện đang nhóm họp ở Hà-nội sẽ thông qua Hiệp-định phân-định Vịnh Bắc-bộ đã ký giữa Trung-Cộng và Việt Nam XHCN từ 25-12-2000 và có thể luôn cả Hiệp-định hợp-tác nghề cá giữa Việt Nam-Trung Quốc trong Vịnh Bắc-bộ. Và như vậy, việc phê-chuẩn hai hiệp-định trên sẽ chính-thức-hóa một sự mất mát rất to lớn của đất nước chúng ta về mặt chủ-quyền trên Vịnh Bắc-bộ mà ngay theo lời thú-nhận của Lê Công Phụng, thứ-trưởng Ngoại-giao của Hà-nội, người đã chịu trọng-trách chính-yếu thương thảo với Bắc-kinh về mấy hiệp-định biên-giới và lãnh-hải này, Việt Nam cũng sẽ mất gần 10% lãnh-hải trên Vịnh (63% - 53,23%) so với Hiệp-ước Thiên-tân ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887, tương-đương với hơn 12 nghìn cây số vuông (123 700 km2 : 9,77%) trong một miền biển mà sự an-toàn gắn liền với sự sống còn của đất nước chúng ta.
Tưởng cũng nên nhớ là mấy chiến-thắng lẫy lừng trên sông Bạch-đằng nơi sông này đổ ra vịnh Bắc-Việt-lần đầu năm 939 dưới thời Ngô Quyền để giành lại độc-lập từ tay người Trung-hoa sau hơn một nghìn năm đô-hộ, và lần thứ hai năm 1288 khi Trần Hưng Đạo đại-phá hải-quân Nguyên tại đây-đã là đảm bảo của gần một nghìn năm độc-lập của thời tự-chủ. Một chính-quyền Việt Nam mà có trách-nhiệm, thiết tưởng không bao giờ có thể cam lòng mà cúi đầu biếu không cho Trung-quốc cái lưng của ta như vậy, để cho khi họ muốn thì họ chỉ cần đập và ta sụm.
Đó chính là ý nghĩa của buổi ra mắt sách Vịnh Bắc-Việt: Địa-lý và Chủ-quyền Hải-phận của cựu-Trung-tá Hải-quân Vũ Hữu San ngày hôm nay.
***
Nhiều người Việt rất yêu nước, và chúng tôi thiết nghĩ rằng hầu hết chúng ta có mặt ở đây hôm nay, đều là những người yêu nước. Song không phải cứ yêu nước là đã hiểu hết vấn-đề của đất nước, nhất là khi những vấn-đề đó thuộc về loại chuyên-môn như vấn-đề lãnh-hải hay luật biển, v.v. Do đó mà chúng tôi xin dám mạnh bạo thưa là công việc làm của ông Vũ Hữu San, và nhất là cuốn sách ra mắt hôm nay, quả là những việc làm thức thời, đóng góp thiết thực vào chuyện bảo toàn đất tổ và đặt để những cơ-sở khoa-học cho việc tranh đấu cho sự toàn vẹn bờ cõi của đất nước chúng ta.
Cha ông ta đã có câu: Tiền rừng, bạc bể. Quả không sai! Ông cha ta lại còn dạy chúng ta thêm câu nữa là "Tấc đất, tấc vàng." Nếu một tấc đất là một tấc vàng thì thử hỏi, 720 cây số vuông (theo sự tiết-lộ của Luật-gia trẻ Lê Chí Quang) mà ta đã mất cho Trung-Cộng trong Hiệp-định về Biên-giới trên bộ (ký kết ngày 30 tháng 12 năm 1999 và phê-chuẩn bởi Quốc-hội Hà-nội từ tháng 6-2001) xem ra thành bao nhiêu "tấc vàng"" Thưa Quý Vị, vì một thước là 10 tấc và một thước vuông là 100 tấc vuông, một kilômét vuông là 1 triệu mét vuông (1000m x 1000m), nên 720 cây số vuông tương-đương với:
720 km2 = 720 000 000 m2 x 100 = 72 000 000 000 tấc đất, tấc vàng.
Đó mới là giá-trị kinh tế tương-đương với vàng mà thôi chứ nếu ta nhìn vào 720 cây số vuông mất cho Trung-Cộng nơi biên-giới trên bộ đó thì chúng gồm rất nhiều cao-điểm sẽ giúp cho Bắc-kinh, khi họ muốn, tiến chiếm nước chúng ta một cách rất dễ dàng, chưa kể là nhân cơ-hội này chúng ta cũng mất luôn nhiều biểu-tượng mà bấy lâu nay gắn liền với hình ảnh của đất nước chúng ta như Ải Nam-quan hay Thác Bản Giốc.
Thế cũng có nghĩa là tất cả sách giáo-khoa về địa-lý của đất nước chúng ta hoặc là đã lạc hậu hoặc là đã trở thành dối trá nếu ta còn nhai nhải nhắc lại cho con em chúng ta: "Nước Việt Nam hình chữ S trải dài từ Ải Nam-quan cho đến mũi Cà mau."
Chuyển từ chuyện trên đất đó ra chuyện Hà-nội nhượng bộ Bắc-kinh trong Vịnh Bắc-Việt thì ta thấy những gì"
Thứ nhất là những con số kinh hoàng:
Nếu 720 cây số vuông trên bộ là tương-đương với 72 TỶ "tấc vàng" thì hơn 12 nghìn cây số vuông trên biển, trong vịnh Bắc-Việt, là bằng 19 lần số đó:
72 tỷ x 19 = 1358 tỷ tấc biển, "tấc bạc"
theo như lối tính nhẩm của các cụ ta ngày xưa.
Đã đành là lối tính trên đây không lấy gì làm khoa-học nhưng nó cũng đủ giúp cho ta quan-niệm một cách đại-thể về sự mất mát to lớn, khổng lồ của đất nước chúng ta, dân-tộc chúng ta mà Hà-nội đang dâng cho Trung-Cộng, cho Bắc-kinh.
Sự thực thì ra sao"
Thưa, sự thực khoa-học còn ghê gớm hơn thế nhiều.

Và đó là lý-do tại sao cuốn Vịnh Bắc-Việt (nói tắt) của tác-giả Vũ Hữu San là một cuốn sách tối-quan-trọng để khỏa lấp một lỗ hổng mênh mông trong thông tin về vấn-đề này do sự bưng bít ở trong nước gây ra. Không có cuốn này hay những tài-liệu tương-tự thì Đảng CSVN, qua những người như ông Lê Công Phụng, còn có thể ỷ vào sự ù ù cạc cạc của đa-số dân-chúng trong nước mà đánh lừa chúng ta, giải thích quanh co sự mất khoảng 10% lãnh-hải trong vịnh Bắc-Việt thành một thứ "thắng lợi" của ta("). Ta hãy nghe ông Lê Công Phụng uốn lưỡi: "Về diện tích, phía Trung Quốc kiên trì chủ trương đại thể chia đôi, thừa nhận ta có thể nhỉnh hơn nhưng hơn không đáng kể. Ta chủ trương giải pháp công bằng phải phù hợp với các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh như sự hiện diện của các đảo của ta, chiều dài bờ biển của ta lớn hơn, v.v... Do đó, kết quả của giải pháp phân định phù hợp với yêu cầu ta đặt ra. Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77% (ta hơn Trung Quốc 6,46% tức là khoảng 8205 km2)." Và cứ thế là úm ba la, dưới tay và miệng phù-thủy của ông Lê Công Phụng, một thất bại hàng đầu của ta (mất trên 12 nghìn cây số vuông trong Vịnh so với Hiệp-ước năm 1887) biến thành một thắng lợi của ta ("ta hơn" tức lời trên 8200 cây số vuông)!
Nhưng ta đâu phải chỉ mất một cái gì xem như trừu tượng, nghĩa là một diện-tích dù rộng đi nữa trên mặt biển. Cái ta mất là tiền, là vàng, là bạc, là tài-nguyên tiềm-ẩn ở trong nước và dưới cả nước như khả-năng tìm ra dầu hỏa dưới thềm lục-địa. Thành thử nghe những câu "bùi tai" của ông Lê Công Phụng thì chỉ có một nước là đem thóc giống ra mà đổ đi. Một quan-chức, một thứ-trưởng mà dối trá như vậythì thử hỏi, ta có thể tin được cái chế-độ kia đến độ nào"
Đó chính là lý-do ta cần đến một cuốn sách đầy ắp thông tin từ lịch-sử đến cổ-sử hàng hải Việt Nam, đến địa-lý nhân-văn, địa-lý sinh-học, đến tài-nguyên và môi-trường thiên-nhiên của miền biển đất nước, nhất là của Vịnh mà tác-giả Vũ Hữu San gọi là "Vịnh Bắc-Việt" (một danh-từ rộng hơn danh-từ "Vịnh Bắc-bộ"). Những đoạn này là đi từ Chương 1 cho đến Chương 8 của cuốn sách dầy 450 trang chữ nhỏ này. Các chương 8, 9 và 10 về "hải-giới" và "hải-phận" Vịnh Bắc-Việt là những chương chính đi vào các vấn-đề hữu quan và liên-hệ đến hai hiệp-định phân-định lãnh-hải và "hợp tác" về nghề cá giữa Trung-quốc và Việt Nam.
Trong các chương này, tác-giả Vũ Hữu San cho thấy là luật biển cũng đã có nhiều đổi thay trong lịch-sử. Tỷ-dụ, vùng lãnh-hải khi xưa chỉ là 3 hải-lý cách bờ biển của một nước đến 20 hải-lý (tương-đương với tầm bắn không tới của súng thần công) đến ngày nay người ta công-nhận cả sự-kiện một quốc gia có thể đòi tới 200 hải-lý cách xa bờ là thuộc lãnh-hải của mình (ở đây nguyên-tắc trên không còn ứng-dụng nữa vì các hỏa-tiễn với đầu đạn nguyên-tử hay hạch-nhân ngày nay có thể đi xa hơn 200 hải-lý rất nhiều), chính thế mới có những tranh chấp giữa một số quốc gia, nhất là các quốc gia cận kề chia xẻ với nhau một vùng biển như Việt Nam và Trung-hoa trong vịnh Bắc-Việt; Việt Nam, Trung-hoa và nhiều nước khác trong biển Đông khi tranh giành các quần-đảo Trường-sa (Nam-sa trong cách gọi của Trung-quốc) và Hoàng-sa (Tây-sa trong cách gọi của Trung-quốc); Việt Nam, Cam-pu-chia và Thái-lan trong vịnh Thái-lan v.v.
Rồi lại còn những vấn-đề như vấn-đề pháp-lý: Năm 56 Trung-Cộng đòi chủ-quyền gần như trên toàn-bộ Biển Đông (mà Trung-quốc gọi là Nam-hải), tháng 9 năm 1958 Phạm Văn Đồng còn chính-thức, bằng văn-thư cho Chu Ân-lai (có in lại trên trang nhất tờ Nhân Dân ở Hà-nội), công-nhận chủ-quyền mà Bắc-kinh đòi hỏi trong Biển Đông. Nên không lạ là "mở miệng, mắc quai." Bây giờ đòi lại xem thật khó ăn khó nói.
Trái lại, nhờ hải-quân miền Nam chống trả Trung-Cộng khi Bắc-kinh cho người đến đánh chiếm Hoàng-sa vào tháng 1-1974 nên dù thua, chết một số người và Trung-úy Ngụy Văn Thà đã phải hy-sinh, anh-dũng chết theo tàu khi tàu bị bắn chìm, chính sự chống trả này đã đặt nên cơ-sở cho một chính-quyền mạnh của Việt Nam sau này có thể đặt vấn-đề đòi lại những đảo đó (bởi chúng bị Trung-Cộng cưỡng-chiếm chứ chúng không đương-nhiên thuộc về Trung-Cộng).
Tóm lại, cuốn sách mới của cựu Trung-tá Hải-quân Vũ Hữu San (hạm-trưởng tàu Trần Khánh Dư trong hải-chiến Hoàng-sa năm 1974) là một đóng góp rất quý báu vào kho tài-liệu của đất nước chúng ta về vịnh Bắc-Việt trong lịch-sử, trên bình-diện luật hàng hải và chủ-quyền của ta. Việc này ông cũng đã làm cách đây 9 năm về hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa trong một cuốn "Đặc-khảo" của ông. Điều này nói lên hết cả lòng yêu nước nồng nàn của ông như một con dân đất Việt và tinh-thần trách nhiệm của ông như một cựu-sĩ-quan Quân-lực VNCH.
Chúng ta hãy đón chào ông như một công-dân ưu tú của đất Mẹ.
Đọc tại buổi ra mắt sách "Vịnh Bắc-Việt"
Tiệm Saigon Maxim, Philadelphia
Chủ-nhật, 23-V-2004

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.