Hôm nay,  

Sanh Trong Chiến Tranh

21/02/200500:00:00(Xem: 5366)
Một nước Iraq dân chủ đã thực sự sanh ra trong chiến tranh và hy vọng sẽ trưởng thành trong Thế Giới Hồi Giáo ở trong Trung Đông. Một môi trường vắng bóng dân chủ, còn bị ảnh hưởng bởi vua quan như Trung Cổ Thời Đại, chưa có một ngày được hưởng tự do, dân chủ thựùc sự.

Tương lai của Iraq ra sao" Sẽ lớn lên trong bình minh dân chủ hay chết dần chết mòn trong bóng tối xung đột, nội chiến của ba khối lớn Shiite, Kurds và Sunni, trong đất nước chưa có một ngày dân chủ. Một nước Iraq dân chủ đoàn kết lại hay rã rời vì giáo phái và sắc tộc . Hay một chế độ tách chánh trị ra khỏi tôn giáo, tách thế quyền ra khỏi thần quyền nhờ thăng tiến giáo dục.

Nhưng gì thì gì, kết quả cuộc bầu cử đã có rồi, đó là một bước tiến đầu là bước khó khăn của dân chủ. Ứng cử viên liên danh của khối Hồi Giáo Shiite chiếm nhiều phiếu nhứt 4 triệu 075 ngàn , kế đó Khối Kurds 2 triệu 175 ngàn, và sau cùng Khối thân chánh của Thủ Tướng Allawi 1 triệu 168 ngàn. Khối Sunni hầu như tẩy chay bầu cử nhưng tại tỉnh Anbar của Khối Sunni nhiềøu phiến loạn cũng đếm được 3.775 phiếu. Tổng số dân Iraq có quyền đi bầu trong nước là 14 triệu, mà đi bầu được 8.456.266 người -- cuộc bầu cử như thế, tỷ lệ tham gia bầu cử đáng khích lệ lắm.

Ý muốn tự do dân chủ của người dân Iraq đã thắng sự hăm dọa của quân phiến loạn Iraq và quân khủng bố A Qaeda tuyên truyền sẽ cho dân đi bầu "tắm máu" trên đường phố và tại đia điểm bầu cử. Cuộc bầu cử này là cuộc bầu cử dân chủ, có quốc tế giám sát, co tự do suốt 50 năm mới có một lần ở Iraq sau khi Liên Quân đã lật đổ được nhà độc tài và chế độ độc tài Hussein. Một nước Iraq dân chủ đã sanh ra trong chiến tranh vì máu của quân dân cán chính của chánh quyền tạm thời Iraq, của Liên Quân vẫn còn đổ. Nhiều việc các thế lực chánh trị, tôn giáo, sắc tộc, chánh quyền tạm thời, và nhất là người công dân Iraq phải có trách nhiệm và quyết tâm làm thì nước Iraq dân chủ mới trưởng thành được.
Nhưng dù sao đi nữa, kết quả cuộc bầu cử ngày 30 tháng 1 năm 2005 là một bước thắng lợi đầu, là bước khó của vạn sự. Muốn hay không muốn phải ghi điểm A cho Liên Quân do Mỹ lãnh đạo và Quân Đội và lực lượng an ninh mới thành lập của Iraq cũng do Mỹ đào tạo và trang bị, đã tạo được an ninh bầu cử. Bảo đảm an ninh diện địa, an ninh thùng phiếu, có tánh vật chất, đã khó mà đã thành công. Nhưng an ninh tinh thần, bảo đảm cho người dân tin tưởng và yên tâm đi bầu mới khó hơn. Mà đã thành công lớn trong lòng dân Iraq để cử tri thoát khỏi nỗi sợ không rời do độc tài Hussein dồn nén 30 năm, do độc tài khủng bố Hồi Giáo cực đoan khơi động từ khi Ô Hussein bị lật đổ, Phải có niềm tin vững chắc không sợ bị khủng bố, không sợ bị trả thù, cử tri mới mạnh dạn ra đường đi đến phòng phiếu, vào thùng phiếu chọn lựa, và nhún ngón tay vào mực để chứng tỏ đã bầu rồi. Niềm tin này không những Quân Đội Mỹ đã tạo được trong lòng dân Iraq mà trong lòng dân người Mỹ ở nước nhà khiến TT Bush được cử tri Mỹ dồn phiếu cho Ông đắc cử nhiệm kỳ hai để làm cho xong việc của nhiệm kỳ 1, là giải quyết Chiến Trnah Iraq đem lại tự do, dân chủ cho người dân Iraq. Niềm tin này cũng thuyết phục các nước cựu đồng minh như Pháp, rằng giấc mộng tư do, dân chủ phát sinh từ Âu Châu theo những con tàu của những người Mỹ tìm tư do nơi Tân Thế Giới, lập ra nước Mỹ được truyền sang cho Wilson, Roosevelt, Kennedy, Reagan, đang được chánh quyền Bush truyền cảm sang Trung Đông. Và nếu không có quyết tâm của Mỹ vượt qua thái độ thủ thân và bất động của Liên Hiệp Quốc khi bây giờ người dân Iraq còn nằm trong gọng kềm tỏa của Hussein, và các nước Hồi Giáo lân cận có thể là nạn nhân của chế độ độc tài tội lỗi của Ô. Husein.

Cánh cửa dân chủ Iraq đã mở, nền móng dân chủ Iraq đã đặt. Nhưng không có nghĩa là dân chủ đã có sẵn bên trong. Dân chủ là sự nghiệp toàn dân không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, và giới tính phải ra công xây dựng. Quốc Hội Lập Hiến tuy đã bầu nhưng gồm những người từ lâu, từ xa, nhiều hạng và lớp khác mới đến với nhau. Việc chọn ba người cầm cán chánh quyền không phải dễ. Tổng Thống, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội, là ba chức vụ cao nhứt, liệu 3 khối dân biểu Shiite, Kurds, và ngay cả Khối Sunni gần như tẩy chay bầu cử cũng phải có mặt, cũng phải tương nhượng, thỏa hiệp với nhau để một bên được một phần, trong niềm tương kính nhau. Muốn hay không muốn, người Mỹ cũng phải giúp đỡ dàn xếp. Còn việc soạn thảo Hiến Pháp, đạo luật tối thượng cho quốc gia, còn nhiêu khê hơn nữa, chắc ngoài Mỹ khó có ai đủ uy tín để vận động hành lang. Nhưng dân chủ chưa có nếu tinh thần dân chủ chưa có. Nguyên lý trọng pháp, trọng tự do người khác, trọng sự khác biệt, và đối thoại trong niềm tương kính, xây dựng phải lần hồi thể hiện. Việc đó chánh quyền tân lập phải làm quen. Nhân dân Iraq phải học hỏi qua giáo dục và sinh hoạt. Không nước nào, không tổ chức quốc tế nào có thể giúp được. Chánh quyền tuy tạm thời của nước Iraq, người dân tuy trong chiến tranh đã, cộng với di sản văn minh Lưỡng Hà Châu cổ đại của Iraq đã giúp người Iraq vượt qua được bước đầu, vượt nỗi sợ không rời trong cuộc bầu cử. Hy vọng sẽ giúp những bước kế tiếp lâu dài và kiên nhẫn hơn.

Nhưng theo kinh nghiệm dân chủ, khó khăn nhứt đồi với nước Iraq dân chủ là vấn đề tôn giáo trong bối cảnh quốc nội và quốc ngoại trong vùng Trung Đông. Giáo phái Shiite tuy đa số trong nước Iraq nhưng là thiểu số trong Thế giới Á rập chánh yếu trong vùng Trung Đông. Shiite thiểu số nhưng là thiểu số thống trị đang bành trướng ở Iran, Bahrein, và có thể sẽ ở Iraq. Giáo phái Sunni thiểu số ở Iraq nhưng đa số trong Thế giới Á rập xem Shiite là cái họa Shiite (peril chiite: chữ của Vua Abdallah dùng bằng tiếng Pháp) của đa số các nước Á rập do vua quan cai trị và nhiều dầu lửa như Á rập Saudi. Do vậy nếu Giáo phái Shiite ở Iraq không tự chế thì Iraq sẽ gặp rất nhiều khó khăn với Thế giới Á rập. Việc này người dân Iraq là người quyết định và chánh quyền trợ trưởng cho người dân qua giáo dục. Những nhà tư tưởng về dân chủ như Voltaire, Montesquieu, và Jean Jacques Rousseau đều đồng ý rằng dân chủ chỉ có khi chánh trị tách rời tôn giáo và thần quyền tách ra khỏi thế quyền.

Nhưng dù bị quan hay lạc quan, dù thân Mỹ hay chống Mỹ, người ta vẫn thấy Mỹ đã có công cấy được một mầm dân chủ, tạo được cảm hứng dân chủ ở Trung Đông và đưa lằn ranh dân chủ tiến sâu vào Thế giới Hồi Giáo...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.