Hôm nay,  

TC Không Thể Mua Phi, Mã

14/11/201600:00:00(Xem: 6360)
Chủ Tịch Tập cận Bình của TC với não trạng CS coi nhà cầm quyền CS là tối cao, toàn trị, tưởng mua được Tổng Thống Duterte của Phi luật tân, mua được Thủ Tướng của Mã lai á, là bắt được hồn lẫn xác hai quốc gia dân tộc này, với một giá rẻ như bèo. Một sự sai lầm kinh khủng của CS do sự ngu dốt của người CS về sinh hoạt chánh trị của các thể chế tự do, dân chủ.

Thực tế và thực sự trừ khi CS cướp được chánh quyền, áp đặt chế độ độc tài đảng trị toàn diện lên hai quốc gia dân tộc này thì họa may, chớ nếu hai nước Phi, Mã còn thể chế tự do, dân chủ thì TC đừng mong vô ích.

Một, trên hết là do chủ quyền, độc lập của một quốc gia đối với mọi dân tộc là điều không thể thương lượng, không thể tương nhượng, không thể bán buôn. Nước càng nhỏ, dân càng nghèo, càng yêu nước. Người Phi châu yêu nước, thương dân sống gần sa mạc nóng cháy. Người Nam Mỹ yêu nước thương dân sống giữa rừng xanh Amazone. Không có chủ nghĩa chánh trị nào có thể thay thế tình yêu quốc gia dân tộc được. Không có quyền lợi nào lớn hơn quyền lợi quốc gia được. Người Esquimos ở Bắc Cực ăn thịt sống, thắp đèn mỡ hải cẩu, ở trong hang tuyết yêu quê hương, xứ sở giá băng của mình không thua người Hoa yêu nền văn minh Hoàng hà 6.000 năm của Hán tộc. Chủ Tịch Tập cận Bình có đem ngọc ngà châu báu Trung Hoa đổi, người Esquimos cũng từ chối. Cái chủ nghĩa CS chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo là hoàn toàn trái tâm lý Con Người, trái văn minh Nhân Loại

Hai, là do tổng thống, thủ tướng, lãnh đạo quốc gia trong chế độ, trong thể chế, trong chánh quyền tự do, dân chủ là chánh quyền của dân, vì dân, do dân, không phải là người lãnh đạo quốc gia muốn làm gì thì làm. Phải bàn bạc với nội các, với bộ tổng tham mưu quân đội phía Hành Pháp, với quốc hội phía lập pháp. Ba bên lập pháp, hành pháp, tư pháp giám sát, ngăn chận nhau. Bên nào vi hiến, vi luật dù tổng thống, thủ tướng, chủ tịch quốc hội cũng bị luận tội. Cơ cấu pháp quyền, phân quyền tam lập hành pháp, lập pháp, tư pháp điều hành như thế. Khác rất xa với CS là chế độ độc tài đảng trị toàn diện, CS làm chúa rừng xanh.

Ba, là đã xuất hiện phản ứng của chánh quyền và nhân dân Phi, Mã chống tổng thống, thủ tướng đi TC mãi quốc cầu an, cầu vinh. Sau khi TT Duterte đi Phi về, ngày 31/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh vẫn khẳng định TQ vẫn duy trì “việc quản lý bình thường”, “không có gì thay đổi và sẽ không thay đổi” ở bãi cạn Scarborough. Vậy TT Duterte đi Bắc Kinh là để bán bãi cạn và vùng biển này cho TC. Thẩm phán Tối cao pháp viện Phi từng tuyên bố trước khi TT Duterte công du Phi, để mất bãi cạn là phản quốc, tức bị truất phế.

Còn Thủ Tướng Mã lai Najib Razak từ TQ vừa về nước tưởng dân chúng mừng vì đem về khoảng 34 tỷ đô la hợp đồng ký với TQ, nhưng Ông bị chống đối từ đối lập bên ngoài đảng và từ trong nội bộ đảng cầm quyền của Ông nữa. Tố Ông bán rẻ Mã Lai cho TC. Khơi lại xích mích của 50% dân Mã theo Hồi Giáo chống 25% gốc Hoa từ lâu đã chi phối nền kinh tế của đất nước dân tộc này. 50% theo Hồi Giáo lâu nay ủng hộ Tổ Chức Dân Tộc Mã Lai Thống Nhất (UMNO) và Ông cầm quyền liên tục từ ngày Malaysia được độc lập đến nay, bây giờ phân nửa dân số Mã Lai này coi Ông là người công khai theo Tàu, đối thủ của dân chúng theo Hồi Giao. Gói hợp đồng giá 34 tỷ Đô la Mã Lai bán nhơn tài vật lực Mã Lai cho TC đâu chưa thấy đồng nào, cái thấy rõ là nội lực của nội các của Ông bị lung lay, nứt bể.


Giới chuyên viên và trí thức bất bình nhận thấy qua các hợp đồng TC ký với TT Mã lai, đi sâu vào hạ tầng cơ sở chiến lược của Mã Lai. Như TC lãnh thầu và đầu tư hơn 13 tỷ đô la để Trung Quốc sẽ phát triển một mạng lưới đường sắt tại Malaysia.

Ô. James Chin, Giám đốc Học Viện Châu Á của Đại Học Tasmania (Úc), nhận định «Vấn đề đối với các hợp đồng đó là chúng được coi như là bán đi đồ gia bảo bằng vàng của đất nước».

Còn các nhà quan sát ngoại quốc coi việc TT Najib đi TC là bán nước cho TC để cầu an cho cá nhân Ông. Ông và gia đình Ông dính líu trong vụ tai tiếng biển thủ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB, đang bị điều tra, trong đó có Bộ Tư Pháp Mỹ. TC đã giúp Ông chữa cháy, vào cuối tháng 12 năm ngoái, Bắc Kinh đã không ngần ngại «cứu» ông Najib khi tung ra 2,3 tỷ đô la để mua lại phần vốn của 1MDB, giúp quỹ này bớt lo lắng về món nợ đang phình lên. Thương vụ liên quan đến 1MDB đó, theo Reuters, đã giúp quan hệ Trung Quốc-Malaysia đạt đến một đỉnh cao.

Bốn, ngoài những chống đối từ bên trong nước, TT Phi và TT Mã còn bị ràng buộc bởi ngoại giao nữa. Phi có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Mỹ, có liên minh với Nhựt về bảo vệ tự do hàng hải, và tuần tra chung.

Việt Nam đã lên tiếng phản đối Maylaysia hứa với TC đồng ý thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua đối thoại và đàm phán song phương.

Hai nước Hồi Giáo ở Á châu là Nam Dương (Indonesia) và Mã Lai (Malaysia). Đặc biệt Nam Dương là nước dân theo Hồi Giáo đông nhứt, lớn nhứt thế giới, hồi năm 2013 đã lên 250 triệu người. Thời Chiến Tranh Lạnh, Nam Dương từng lật đổ chánh quyền thân TC, đánh đuổi toà Đại sứ TC chạy trối chết. Và Mã Lai cũng là một nước có 61.3% dân số theo Hồi Giáo, khoảng 19.5 triệu người theo Hồi Giáo. Gần đây TC thọc mũi dùi sâu xuống gây hấn Nam Dương và Mã Lai. TQ công khai khuyến khích ngư dân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông, một phương thức thâm hiểm khác để áp đặt chủ quyền.

Nên hồi tháng 03 năm 2016 Nam Dương và Mã Lai công khai phản kích TC đã hiếu chiến, gây hấn, xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của hai quốc gia Hồi Giáo này ở Đông Nam Á. Malaysia phải điều tàu và máy bay đến nơi tăng cường giám sát, đồng thời lên tiếng cảnh cáo là lực lượng chấp pháp Malaysia sẽ can thiệp nếu tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. TC đã làm nhiều lần rồi. Chính phủ Malaysia đã phải báo cáo nhiều lần, cho Thượng Viện, cho dân chúng và các nước chuyện làm quá đáng của TC ở vùng biển South Luconia Shoals của Mã Lai. Malaysia đã hội ý với Úc, và có ý định tham khảo thêm Việt Nam và Philippines, phối họp tìm biện pháp “đẩy lùi” TC.

Còn đối với Nam dương, khá lâu rồi TC tuyên bố chủ quyền trên vùng biển với bản đồ hình lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông, ăn vào vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương ngoài khơi quần đảo Natuna nằm sát Biển Đông. Lực lượng Hải Cảnh TC gần đây có mặt trong khu vực, đã không ngần ngại can thiệp để xua đuổi ngư dân Nam Dương hay sách nhiễu lực lượng kiểm ngư Nam Dương để bảo vệ tàu cá Trung Quốc.

Mới đây, Tổng thống Indonesia ông Joko Widodo tuyên bố nước ông sẽ “không nhượng bộ” trong vấn đề chủ quyền trên vùng tranh chấp tại Biển Đông. Và trong chuyến công du Úc, Ông đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Úc, bà Julie Bishop, cho biết hai nước đang xem xét khả năng tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên những vùng biển tranh chấp./.(Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
14/11/201619:03:59
Khách
Còn tùy vào lòng dân . Còn nhớ nước Áo đã trưng cầu dân ý tự , hoặc có áp lực , để sát nhập vào nước Đức ngày 12/3/1938 . Ngay cả trước khi nổ ra Thế chiến thứ 2 (1939-1945 ) . Khi đoàn xe của Hitler tiến vào Vienna , dân Áo đổ xô ra mừng , tay vẩy cờ Nazi . Mỉa mai thay ,ông thủ tướng Áo phản quốc Kurt von Schuschnigg lại bị Hitler bắt giam ngay sau đó , cho đến 1945 thì được quân Đồng Minh giài thoát .
Thế đấy , vai trò lãnh đạo là quan trọng nhất . Chứ như lòng dân Việt Nam quá căm ghét đảng Cộng Sản thì cũng khó mà làm được gì .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.