Hôm nay,  

Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại - Phần 3

10/1/201619:07:00(View: 6276)
Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại - Phần 3
  
Đoàn Hưng Quốc
  

Trong phần 3 của loạt bài này người viết xin tóm tắt về những diễn biến dân chủ tại các quốc gia trong vòng 20 năm nay với những kết quả thành công hay thất bại vô cùng khác biệt. Xin lưu ý rằng bài viết chỉ nêu lên vài gợi ý chớ không phải là công việc nghiên cứu sâu rộng và đầy đủ nên không khỏi thiếu sót, mục tiêu chỉ nhằm đưa ra một số nhận xét tổng quát và chủ quan mà tránh không bị che phủ bởi quá nhiều chi tiết dày đặc.

Cuộc khủng hoảng tài chánh tại Á Châu năm 1997 đã thúc đẩy những bước tiến dân chủ tại Nam Hàn và Đài Loan vốn đã bắt đầu từ thập niên 70-80. Quân đội và đảng cầm quyền lâu đời ở hai nước này bị đánh bại qua lần Tổng tuyển cử. Tiến trình dân chủ đã thành tựu, nền dân chủ trở nên vững chắc và sinh động trong hai quốc gia nói trên.
 

Cuộc khủng hoảng Á Châu năm 1997 cũng đã khiến hai nhà độc tài Suharto và Marcos tại Nam Dương và Phi Luật Tân bị lật đổ. Khủng hoảng sau đó lan sang Nam Mỹ và góp phần để hai nền quân phiệt ở Brazil và Argentina bị thay thế bởi chính quyền dân sự. Tuy vậy, các nền dân chủ những nơi đây vẫn còn mong manh, và hiện thời khung cảnh chính trị tại Phi, Brazil và Argentina đang trải qua rất nhiều sóng gió mang theo các thể hiện phản dân chủ.

Cách mạng Cam năm 2004-05 xóa bỏ kết quả cuộc bầu cử gian lận tại Ukraine. Nhưng rồi các đoàn thể đấu tranh chia rẽ tạo cơ hội cho đám tài phiệt và các tập đoàn lợi ích thao túng dẫn đến bất ổn chính trị. Tham nhũng tràn lan, tình trạng chia rẽ giữa hai miền Đông (thân Nga) và Tây (thân Tây phương) không được giải quyết. Cách mạng Maidan sau đó lật đổ Tổng thống Yanukovich thuộc cánh theo phe Mạc Tư Khoa, nhưng sau đó Ukraine bị Nga chiếm mất bán đảo Crimea và tách ly thành hai khu vực Đông-Tây từ năm 2014 cho đến ngày nay.


  

Quá trình chuyển đổi từ nhà cầm quyền quân phiệt sang dân sự tại Miến Điện từ năm 2011 được tán thưởng như mẫu mực cho phong trào cách mạng ôn hòa, tuy nhiên nền dân chủ non trẻ tại Miến vẫn còn rất mong manh.

Cách mạng hoa Nhài tại Trung Đông từ năm 2010 đến nay đem lại bức tranh vô cùng u ám: nền chính trị tại Tunesia, Ai Cập vô cùng bấp bênh còn Syrie và Lybia là hai tấm thảm kịch nhân loại.
  

Từ những diễn biến nói trên người viết xin đưa ra vài gợi ý dưới đây:

1. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng là một trong các chất xúc tác cho cách mạng.

2. Nhưng cách mạng xảy ra không hẳn sẽ dẫn đến dân chủ; bầu cử tự do cũng không bảo đảm sẽ có dân chủ.

3. Nam Hàn và Đài Loan đã vượt ngưỡng cửa của những nước có lợi tức trung bình nên ý thức quần chúng cùng các cơ chế kinh tế và luật pháp đã đưa tiến trình dân chủ đến thành công.

4. Cách mạng phải cải thiện đời sống dân chúng. Hai chính quyền dân sự tại Brazil và Argentina quản lý kinh tế tồi tệ, ở Phi Luật Tân băng đảng ma túy hoành hành là những nguyên nhân khiến các nhà cầm quyền dân sự mất dần tính chính đáng.

5. Các thế lực phản dân chủ (ngoại quốc, quân đội, tài phiệt, khối lợi ích, vây cánh của nhà nước độc tài) lúc nào cũng rình rập để phá hỏng tiến trình dân chủ.

6. Trước muôn vàn khó khăn nhưng nội bộ các đoàn thể tranh đấu chia rẽ dù là vì tôn giáo, sắc tộc, vùng miền hay do bất đồng chính kiến thì cách mạng sẽ thất bại.

Đ.H.Q.


Bài liên hệ:

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (1)

https://vietbao.com/a258279/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-1-

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (2)
https://vietbao.com/a258447/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-2-
Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (4)
https://vietbao.com/a258759/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-phan-4

.

.

 

.
.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giáo Hội Công Giáo La Mã đã ra lệnh cấm việc rải tro cốt của người chết, nhấn mạnh rằng, trong một số trường hợp, những người nào yêu cầu làm điều đó thì nên bị từ chối làm “tang lễ Thiên Chúa Giáo.”
MANILA - Trong buổi họp báo hôm Thứ Ba, TT Rodrigo Duterte tuyên bố: không muốn Hoa Kỳ cư xử với Philippines như chó giữ nhà buộc dây, và không muốn thấy binh lính ngoại quốc trong nuớc.
ISLAMABAD - Các tay súng mặc áo bom tấn công 1 trường cảnh sát tại vùng tây nam, gần thị trấn Quetta, hồi chập tối Thứ Ba, ít nhất 60 người thiệt mạng và 160 người bị thương
BAGHDAD - 1 đơn vị thiện chiến của quân đội Iraq ngưng tiến quân khi đến cách Mosul khoảng 2 kilomét, chờ các đơn vị khác có yểm trợ từ liên minh chống ISIS do Hoa Kỳ dẫn đầu xiết chặt vòng vây.
ANKARA - Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu tuyên bố qua làn sóng truyền hình của đài Kanal 24 hôm Thứ Ba: Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải tung quân bộ chiến tấn công lực luợng Kurd ở Iraq nếu cảm thấy bị đe dọa.
Ông Peskov nhấn mạnh: chúng tôi cảm thấy ấn tượng hơn khi những tổ chức này năng động với các hoạt động của khủng bố trong hơn 5 năm qua tại Syria, theo tường thuật của cơ sở truyền thông RT.
LONDON - British Airways loan báo phi hành đoàn ngã bệnh trên chuyến bay BA 286 đang bay từ San Francisco đi London, đáp tại Vancouver (Canada) sáng Thứ Ba – tất cả hành khách rời phi cơ an toàn.
BRUSSELS - Phi cơ không thám AWACS của NATO trang bị kỹ thuật tối tân đã thực hiện sứ mạng đầu tiên yểm trợ liên minh chống ISIS hôm 20-10, theo loan báo hôm Thứ Ba của TTK Jens Stoltenberg.
PARIS - Nguyên thủ Pháp hô hào liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu yểm trợ chiến dịch giải phóng Mosul chuẩn bị trước ảnh huởng của trận đánh cứ điểm ISIS tại Iraq, gồm jihadist trở về.
Đối tượng tìm bắt là 13 công dân của liên bang Nga tuổi giữa 20 và trên 30, gồm 3 nữ. Họ đều là di dân tìm kiếm quy chế tị nạn và định gia nhập ISIS,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.