Hôm nay,  

Biển Đông: Đối Thoại?

25/08/201600:00:00(Xem: 3761)

Rồi cũng tới lúc đối thoại... nhưng giải quyết gì qua đối thoại hay chăng, cũng là nghi vấn, vì đã có cả ngàn cuộc đối thoại trong vài chục năm qua rồi.

Bản tin VOA kể rằng Philippines dự kiến bàn thảo với TQ về tranh chấp Biển Đông trong năm nay.

Hôm 23/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông trông đợi sẽ bắt đầu đàm thoại với Trung Quốc trong năm nay về tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai nước ở Biển Đông. Ông cũng thúc giục Bắc Kinh cho phép người Philippines đánh cá ở một bãi cạn có tranh chấp.

Biển Đông có các bên tranh chấp chính là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan.

Bản tin VOA ghi lời Ông Duterte nói ông muốn đối thoại ngoại giao với Trung Quốc hơn là theo đuổi một lập trường mạnh bạo có thể làm cho giới chức Trung Quốc tức giận đến mức có thể hủy các cuộc đối thoại.

Khi được hỏi đã xác định được ngày tháng để đàm thoại chưa, ông Duterte trả lời: "Rồi. Sớm hơn quý vị nghĩ. Có thể trong năm nay".

Phía Việt Nam nghĩ gì?

Bản tin VOA ghi rằng cũng trong ngày 23/8, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương nói với các phóng viên ở Hà Nội rằng: "Tới lúc này, có cảm giác ông Duterte đang lựa chọn một giải pháp mang tính chất hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc. Dù sao điều quan trọng nhất là ông ấy vẫn coi phán quyết của Tòa trọng tài là cơ sở để đàm phán với Trung Quốc trong thời gian tới. Tôi nghĩ rằng đây là một điều rất khôn ngoan".

Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos, một người hậu thuẫn chính trị chủ chốt của ông Duterte, mới đây đã gặp các nhà trung gian phía Trung Quốc để dọn đường cho cuộc đàm thoại, sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh.

Thực tế, đói thoại có cứu được biển chăng?

Bản tin VOA kể rằng về trường hợp bãi cạn Scarborough bị Bắc Kinh chiếm giữ vào năm 2012, ông Duterte nói: "Trung Quốc lúc này cần lắng nghe chúng tôi. Đã đến lúc quý vị dỡ bỏ lệnh cấm du khách và cho phép người Philippines đánh cá ở đó".

Sau các phát biểu của Tổng thống Duterte một ngày, hôm 24/8, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói với báo giới rằng tranh chấp lãnh thổ của Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông không làm cho Manila phải tái cân bằng mối quan hệ giữa họ với đồng minh là Mỹ và nước láng giềng Trung Quốc.

Ông Yasay nói: "Chúng tôi muốn có tình hữu nghị chặt chẽ với Trung Quốc. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ làm suy yếu tình hữu nghị của chúng tôi với Mỹ. Chúng tôi chỉ nói rằng cho dù có những tranh chấp, như vấn đề Biển Đông, vẫn có những khía cạnh khác trong mối quan hệ vẫn có thể tiến tới mà không cần động chạm đến vấn đề Biển Đông".

Nghĩa là, dịu giọng. Vì có hù dọa, Trung Quốc cũng đâu có trả biển đảo gì đâu.


Trong khi đó, bản tin khác của VOA ghi rằng cuộc thao dượt hải quân giữa Trung Quốc và Nga sẽ diễn ra trên biển Đông từ ngày 12 tới 19 tháng Chín.

Theo các hãng tin, trong cuộc tập trận chung, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cùng với hải quân Trung Quốc sẽ diễn tập việc phòng thủ cũng như triển khai binh sĩ trên biển Đông.

Kế hoạch này đã được đôi bên thống nhất trong cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị tại Trạm Giang, Trung Quốc. Đôi bên trước đây từng diễn tập hải quân, nhưng đây là lần đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài ở La Haye, Hà Lan, ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.

VOA cũng nhắc rằng mới hôm 22/8, hải quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài đến ngày 24/8 ở Vịnh Bắc Bộ, nơi có một số tranh chấp lãnh hải giữa các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó, RFI ghi rằng Việt Nam đang níu áo quốc tế.

Bản tin RFI nói, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày 24/08/2016 kêu gọi hợp tác quốc tế để duy trì hòa bình tại Biển Đông, nhằm chận đứng tham vọng lãnh thổ của Bằc Kinh, tại vùng biển đang được nhiều nước tranh chấp trong đó có Việt Nam.

«Chúng tôi rất ủng hộ sự hợp tác của Pháp và các quốc gia khác trong tiến trình duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và tại Biển Đông». Chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố như trên, trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho hãng tin Pháp AFP, trước chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp François Hollande vào đầu tháng Chín. Ông Trần Đại Quang nói thêm, đó là vấn đề «đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và hàng không».

Ý tưởng về sự giúp đỡ của quốc tế trong vùng biển tranh chấp đã được bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đưa ra từ đầu tháng Sáu: ông đề nghị các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu gởi chiến hạm đến tuần tra tại Biển Đông.

Tin khác của RFI cho biết rằng Cam Bốt không ngừng làm khó VN.

Bản tin nói, rằng Quốc hội Cam Bốt sẽ kiến nghị với các viên chức ASEAN gỡ bỏ đoạn nói về tranh chấp Biển Đông trong thông cáo chung sắp tới của Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA). Báo The Cambodia Daily hôm 24/08/2016 dẫn lời một dân biểu Cam Bốt xác nhận như trên. Đây là hành động mà các nhà phân tích và nhà ngoại giao cho rằng sẽ đe dọa thêm sự gắn kết giữa các nước trong khu vực.

Ông Cheam Yeap, dân biểu đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP) cầm quyền hôm qua cho biết Quốc hội nước này sẽ đề nghị ban lãnh đạo Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA) bỏ đi một đoạn nói về cuộc xung đột Biển Đông, trong bản tuyên bố chung dự kiến đưa ra trong cuộc họp cuối tháng Chín tại Vientiane, vì «đất nước chúng ta không liên quan».

Mệt với anh lớn TQ, lại mệt với anh nhỏ Khmer...

Phải chăng đây là 2 mũi giáp công?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.