Hôm nay,  

Biển Đông: Mỹ Thêm Hạm Đội

27/06/201600:00:00(Xem: 6787)
Tin mới đây, ngày 19/6, hai hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan phối hợp với hoạt động của 12.000 thủy quân, 140 máy bay và nhiều chiến hạm khác tập trận ngoài khơi Philippines, đối diện gần nhứt bờ biển Trung Quốc, với mục đích «bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, trên vùng biển và bầu trời khu vực». Phó đề đốc Marcus Hitchcock, chỉ huy trưởng không đoàn chiến đấu cơ khẳng định là không một hải quân nước nào có thể tập trung sức mạnh hùng hậu như thế. Phát ngôn viên bộ quốc phòng Philippines Peter Galvez tuyên bố các cuộc tập trận hỗn hợp do Mỹ thực hiện chứng tỏ «quyết tâm» của Hoa Kỳ thực hiện lời hứa bảo vệ đồng minh Philipines mà chủ quyền quốc gia đang bị hăm dọa. Tin thêm, Mỹ còn tăng cường hải lực, không lực, phối hợp chặt với đồng minh và đối tác, để mở rộng hoạt động đối phó với Trung Quốc ở Á châu Thái bình dương từ Bắc chí Nam.

Một, về Hải quân, Mỹ điều thêm Hạm đội 3 tăng cường cho Hạm đội 7. Đây là một chuyển quân lớn chưa bao giờ Mỹ làm dù ngay thời Chiến Tranh Lạnh, Chiến tranh VN, Mỹ phải đối phó với ba kẻ thù CS Liên xô, Trung Quốc và CS Bắc Việt. Tin AFP, một giới chức thẩm quyền Mỹ hôm 14/06/2016 cho biết Đệ tam Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ đang trên đường di chuyển từ San Diego Mỹ tăng phái sang Á châu Thái bình dương. Mục đích để tăng cường, phối hợp với Đệ Thất Hạm Đội ở Á châu Thái bình dương là vùng chiến thuật Hạm đội 7 phụ trách từ rất lâu rồi. Hai hạm đội sẽ kết hợp mở rộng hoạt động ra ngoài phạm vi thường lệ, trong tình hình căng thẳng giữa TC với Mỹ ngày càng gia tăng.

Bộ phận tăng phái hành động Thái Bình Dương của Đệ tam Hạm đội, có các khu trục hạm hỏa tiễn dẫn đường USS Spruance và USS Momsen đã đến Đông Á hồi tháng Tư, như đơn vị tiền trạm, cho một loạt chiến dịch, nhưng lâu nay giữ bí mật.

Theo bản trận liệt, Hạm đội 3 của Mỹ có trụ sở chính ở San Diego, California, thường giới hạn các hoạt động ở bờ đông hải phận quốc tế của Thái Bình Dương. Tin từ báo Nikkei Asian Review của Nhật, Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Đệ tam Hạm đội cho biết hoạt động này diễn ra «trong bối cảnh bất định và khủng hoảng trong khu vực», ám chỉ các hành vi của Trung Quốc. Đô đốc Swift cho biết Hải quân cần phải «huy động tổng lực» của Hạm đội Thái Bình Dương, gồm 140.000 thủy thủ, trên 200 chiến hạm và 1.200 phi cơ. Còn Đệ thất Hạm đội sở hữu một nhóm tầu sân bay tác chiến, 80 chiến hạm khác và 140 chiến đấu cơ, còn Đệ tam Hạm đội có trên 100 chiến hạm, trong đó có bốn hàng không mẫu hạm.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nhận định việc huy động thêm Đệ tam Hạm đội có thể là một phần trong kế hoạch của tổng thống Barack Obama, bố trí 60% lực lượng Hải quân tại châu Á, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục nhằm đối phó với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.

Còn Ô. Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming), đại sứ Trung Quốc tại Anh phản đối: “Họ [Mỹ] muốn tìm cớ cho sự hiện diện quân sự hùng hậu tại Biển Đông và châu Á-Thái Bình Dương. Đang yên lành như thế, họ vào đây để làm gì?».

Hai, về Lục và Không quân, Tướng Robert Neller, Tư lệnh lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ngày 16/05/2016, trả lời cho Navy Times, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ luật pháp quốc tế và xây dựng sự tin cậy với các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Tức Thuỷ Quân Lục chiến sẽ được triệu dụng ở Thái bình dương khi cần đánh trên đất liền sau khi được bố trí một chiến đoàn đặc nhiệm ở Cảng Darwin (Úc).

Tư lệnh Đệ thất Hạm đội của Mỹ trong một thông cáo đưa ra ngày 16/06/2016, cũng cho biết đã điều động một phi đội máy bay tấn công điện tử đến căn cứ không quân Clark Air Base ở Philippines để giúp huấn luyện quân đội nước này. Phi đội gồm bốn phi cơ điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ cùng với 120 quân nhân đã đến căn cứ Clark Air Base ngày 15/06 để yểm trợ các hoạt động thường xuyên của hải quân Philippines và Mỹ để «nâng cao hiểu biết về hàng hải khu vực và bảo đảm việc tiếp cận các vùng biển và vùng trời theo đúng luật pháp quốc tế».

Ba về Mỹ phối hợp quân lực với các đồng minh và đối tác. Indonesia còn tham gia vào "nhóm Singapore", đại diện cho nhóm Tây Thái Bình Dương trong cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2016 ở Hawaii. Một cuộc tập trân lớn nhứt thế giới do Mỹ chủ trương, năm nay Chủ Tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng Viện Mỹ đề nghị loại TC ra vì những hành động bất xứng ở Biển Đông.

Nổi bật nhứt ở Á châu Thái bình dương, là hải quân của cường quốc Mỹ, Nhật và Ấn Độ phối hơp tập trận liên tiếp trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 14/06/2016. Đây là cuộc tập trận có quy mô thuộc loại rầm rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines. Trung Quốc lo lắng và cho tàu hải quân của mình theo dõi sát. Theo nhận định của báo Mỹ Wall Street Journal, TC coi cuộc tập trận này là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Quốc. TC cho tàu hải quân của mình bám sát theo hải đội tàu sân bay Mỹ John C Stennis khi đoàn chiến hạm Mỹ có lúc chỉ cách khoảng từ 3 đến 4 dặm khi đi qua Biển Đông ngược lên phía bắc tham gia cuộc tập trận chung với Nhật Bản và Ấn Độ. Nhật báo Mỹ USA Today ví von, khi các chiến hạm Mỹ vừa khởi động cuộc tập trận Malabar cùng với Hải Quân Ấn Độ và Nhật Bản tại vùng Biển Philippines gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, họ đã gặp một vị khách không mời mà đến: Hải Quân Trung Quốc.

Tin thêm, không phải TC bám sát hành động Mỹ tăng thêm cho Á châu Thái bình dương một hạm đội 3, và kết hợp chặt chẽ, tăng thêm số lượng và qui mô tập trận với đồng minh và đối tác trong vùng, mà TC còn đề nghị Liên Hiệp Châu Âu không nên can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông sau khi chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk hồi tháng Năm, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, đã tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu cần phải có một lập trường rõ ràng về các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng TC thất bại với G7.

Nhưng TC thắng với hội nghị đặc biệt các ngoại trưởng khối ASEAN họp tại Vân Nam (TQ). Hội ra thông cáo bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông. Dù không nhắc tới TC, nhưng vài giờ sau TC áp lực, thông cáo này bị rút lại./.(Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
27/06/201621:41:01
Khách
Chiến tranh là điều khó tránh khỏi vì:
1. TC đã cưỡi lên lưng cọp, rút lui chịu thua thì
Chỉ còn lấy mấy cái nón ba tàu mà che mặt
2. Mỹ cũng không thể rút lui chịu để mất tự do
Hàng hải trong khu vực biển đông mà kinh tế
Mỹ và thế giới dựa vào , cả hơn 5 ngàn tỉ đô la
Mỗi năm
3. Không thể nào có 2 cọp , chỉ có thể có 1 chúa tể sơn lâm mà thôi

Biết đâu có chiến tranh là điều tốt cho VN
Vì TC sẽ thua (nhiều phần % là thua)
Lúc đó VN sẽ thấy rằng theo mấy chú ba coi
Bộ không có lợi bằng theo Mỹ, có thể VN sẽ
Thay đổi chăng? Cứ Chờ xem.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.