Hôm nay,  

TQ Cho Xả Nước Cứu Lúa VN: Chỉ 3% Nước Tới VN, Sẽ Vô Ích

17/03/201600:00:00(Xem: 4164)

SAIGON -- Trung Quốc sẽ xả nước từ đập thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam xoa dịu hạn hán tại nhiều nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam.

Bản tin VOA ghi rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15/3 cho hay Bắc Kinh bắt đầu xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu sông Mekong từ ngày 15/3 tới ngày 10/4.

Loan báo được đưa ra sau khi Việt Nam chính thức yêu cầu Bắc Kinh xả nước giúp vùng đồng bằng Sông Cửu Long chống hạn.

Bản tin này ghi rằng, khi phát biểu với VOA Việt ngữ từ đồng bằng sông Cửu Long tối 16/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng, cho biết:

“Nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng về tới vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian rất dài, trên nửa tháng. Cho nên chúng tôi cũng đang chờ đợi”.

Báo nhà nước dẫn công văn Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi đại sứ quán Trung Quốc đề nghị xả nước từ tháng 3 đến tháng 8. Vậy lưu lượng và thời gian xả nước Trung Quốc đáp ứng hiện nay có ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam?

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng tiếp lời:

“Chúng tôi cũng không đề nghị họ phải xả liên tục. Chúng tôi chỉ đề nghị họ xả 3 đợt thôi. Như vậy, nếu họ xả được trong vòng 7, 8 ngày cũng là quý đối với hạ lưu sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long rồi. Nếu có dòng nước đẩy mạnh, chúng tôi sẽ cùng các địa phương tìm các giải pháp lấy nước, trữ nước để phục vụ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

VOA ghi nhận rằng đợt hạn kéo dài hiện nay phá hủy 160 hecta lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại kinh tế trên 222 triệu đôla, và làm ảnh hưởng 290 ngàn hecta cây ăn trái.

VOA cũng cho biết, đợt hạn hán và hiện tượng xâm nhập mặn tại nhiều khu vực ở vùng đồng bằng Mekong hiện nay được xem là khắc nghiệt nhất trong 100 năm qua, kinh phí cần có để đối phó ước tính gần 4 tỷ đôla.

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trong vùng bị tác động nặng nề nhất. Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar cũng đang lâm vào tình trạng thiếu nước do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino.

Trong khi đó, bản tin VnExpress ghi nhận về phản ứng trái chiều khi Trung Quốc tuyên bố xả nước.

Trong khi người dân, lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mừng vui ngóng nước từ Trung Quốc thì các chuyên gia thủy lợi cho rằng không nên quá hy vọng vì nước sẽ bị chặn gần hết trước khi về đến Việt Nam.

Bản tin này ghi lời chuyên gia cho biết chỉ 3-4% lượng nước từ Trung Quốc đến đồng bằng Cửu Long vì sẽ bị chận giữa đường.

Trái với thái độ mừng vui của người dân và lãnh đạo vùng khô hạn, TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, cho biết Trung Quốc không nằm trong Hiệp định Mekong 1995 (MRC) nên các nước ở hạ lưu rất khó có cơ sở pháp lý yêu cầu quốc gia này xả nước. Ngay cả khi Trung Quốc đồng ý xả nước xuống hạ lưu thì dọc dòng chảy, các nước Thái Lan, Lào và Campuchia, vốn đang hạn hán, sẽ lấy nước bằng hệ thống cống và trạm bơm.

"Vì vậy lượng nước xả từ hồ của Trung Quốc đến Biển Hồ sẽ hút gần hết theo quy luật điều tiết tự nhiên, chỉ còn lại khoảng 3-4% lượng nước về đến đồng bằng sông Cửu Long", tiến sĩ Trường nói và cho rằng Việt Nam cần kiến nghị Trung Quốc chia sẻ, cung cấp trước thông tin về kế hoạch vận hành hàng năm tại một số nhà máy thủy điện.

Trong khi đó, một bài viết trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn của tác giả Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ tựa đề “Hạn, mặn ở ĐBSCL: Có nên trông chờ vào thuỷ điện TQ?” nêu một số nghi vấn.

Bài viết nêu ra:

“Việc Bộ Ngoại giao Việt Nam yều cầu Trung Quốc xả lũ cứu hạn mặn ở ĐBSCL, theo tôi, đây là việc "lợi bất cập hại" vì các lý do sau:

1 - Chắc gì Trung Quốc không lợi dụng yêu cầu này để tuyên truyền theo kiểu là thủy điện của họ đã cứu người dân ĐBSCL và các nước hạ lưu Mê Kông? Nếu Trung Quốc xả nước, chắc chắn là họ xả cầm chừng, cho có lệ, vì họ cũng cần nước để phát điện cho các tháng mùa khô kế tiếp.

Và với hơn 4.000 km từ đó xuống ĐBSCL, chẳng lẽ Thái Lan, Lào, Campuchia không "hớt" trước lượng nước chảy qua lãnh thổ của họ trước khi nước đến được vùng ven biển ĐBSCL? Các vùng trũng, dòng nhánh, khu Biển Hồ, các vùng đất ngập nước rất rộng lớn dọc theo lưu vực sẽ tiếp tục gom các nước còn thừa, dòng chảy đến ĐBSCL còn được bao nhiêu?

2 - Hầu hết các vùng canh tác lúa, hoa màu hiện nay ở ven biển đã bị thiệt hại gần hết rồi, đưa một lượng nước ít ỏi như vậy vào chẳng cứu được bao nhiêu và không còn ý nghĩa nữa. Nếu như sau thời gian 10-4, Trung Quốc không xả nước tiếp nữa (vì thời gian này trong khu vực hoàn toàn không còn có giọt mưa nào, ít nhất cho đến đầu tháng 5) thì việc khô hạn sẽ lập lại nặng nề hơn.

Ở nhiều nước khác, kể cả những quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Úc, … khi có hiện tượng khô hạn nặng xảy ra, họ đều chấp nhận sự thiệt hại, không dùng mọi biện pháp tốn kém quá mức để chuyển nước từ những khác đến để cứu hạn hán vì lúc đó hiệu quả kinh tế rất thấp, không có ý nghĩa. Các nước này đều có những quỹ phòng tránh thiên tai và cứu trợ khẩn cấp, các quỹ này thực tế là nguồn thuế đóng góp của người dân từ nhiều năm được mùa, làm nên ăn ra, dùng cho những năm khó khăn, thiên tai...”

Ý kiến bạn đọc
03/04/201605:29:59
Khách
Mùa nước nổi không biết lưu trử để dùng khi cần. Van xin chúng nó sẽ vào thế :
Đấy nhé chúng tao xã nước cứu dân bây khỏi đói, thế thì chúng tao chiếm giữ biển đảo đổi lại nước xã kia,thì chúng bây cũng phải im mõ, đừng lời ra tiếng vào chi cả nhé .
17/03/201616:55:13
Khách
Bài học là không nên dựa và người khác,
Hãy tự cứu mình bằng nhiều cách có thể,
Nhất là phải dựa vào các chú chệt thì chỉ có chết
Đến bị thương

Cái gọi là "nhà nước" cs VN cần đầu tư nhiều vào những phưong thức dài hạn, đừng trông
Chờ vào tình nghĩa anh em chủ nghĩa cs,
Vì các chú chệt nào có care tới thằng em VN đâu
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.