Hôm nay,  

Của Ai, Do Ai Và Vì Ai?

7/25/199900:00:00(View: 7169)
Khẩu hiệu mà cả thế giới, trong các giới chủ trương tự do dân chủ, khi nghe nói tới, đều phải cúi đầu thán phục. Khẩu hiệu đó đã được cố Tổng Thống Abraham Lincoln để lại, khi ông định nghĩa thế nào là một chế độ dân chủ một cách hết sức đơn giản: Một chính phủ của dân, do dân và vì dân (of the people, by the people and for the people).
Hơn hai trăm năm qua, dường như chủ trương dân chủ đó cũng bị xói mòn, nên theo một cuộc dò thăm dư luận của tổ chức được mệnh danh là “Hội đồng cổ võ cho một chính phủ ưu tú” (Council for Excellence in Government) thì hơn phân nửa dân chúng Mỹ không tin rằng chính phủ Hoa kỳ hiện nay là một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Khi họ nói tới chính quyền ở Hoa thịnh đốn thì họ dùng danh từ “chính phủ” (the government) thay vì nói “chính phủ của chúng ta” (our government).
Theo các tài liệu của cuộc dò thăm dư luận đó công bố thì có tới 54% dư luận cho rằng khẩu hiệu mà ông Abraham Lincoln để lại không còn được áp dụng nữa, trong khi chỉ có 39% cho là còn được áp dụng và 7% là những người không có ý kiến.
Đi sâu vào chi tiết hơn, người ta được biết rằng chỉ có 1 trong 4 người nghĩ rằng chính phủ theo đuổi việc phục vụ quyền lợi của quần chúng và các vấn đề của quần chúng. 3 người kia tức là 75% dân chúng nghĩ rằng chính phủ phục vụ các đặc quyền đặc lợi nào đó và theo đuổi những các vấn đề riêng của chính phủ. Nếu có một người còn cảm thấy mình có liên hệ với chính phủ thì có 2 người khác nhận thấy rằng họ chẳng có liên hệ gì với những việc làm của chính phủ.
Điều oái oăm hơn nữa là ai ai cũng nghĩ rằng chính phủ hiện nay là của giới trẻ thì trái lại cuộc dò thăm dư luận cho rằng có tới 56% giới người lớn tuổi, trên 65, nhận thấy họ có liên hệ với chính phủ, còn trong giới người từ 18 tới 34, thì có tới 69% cho rằng họ cảm thấy xa lạ hoặc chẳng liên hệ gì tới việc làm của chính phủ.
Nói tóm lại với chính phủ ở Hoa thịnh đốn hiện nay, dân chúng Mỹ cho rằng nó không còn thể hiện tinh thần dân chủ của khẩu hiệu “của dân, do dân và vì dân” nữa.

Sự thật, cuộc dò thăm dư luận đó đúng hay sai là một vấn đề cần phải được xem xét lại. Nhưng nếu người ta cho rằng các cuộc dò thăm dư luận thường chỉ sai có 3 hay 4% thì tưởng cũng là lúc mà chính phủ cần phải duyệt lại xem việc làm của mình có phục vụ lý tưởng dân chủ của nhân dân Hoa kỳ hay không.
Riêng đối với người Việt nam chúng ta thì đây cũng là một cái dịp để chúng ta học hỏi thêm về dân chủ. Nhiều khi chủ quan chúng ta cho rằng chúng ta rất dân chủ, hết lòng phục vụ cho dân chủ, rằng chúng ta cũng chủ trương một chế độ của dân, do dân và vì dân, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ theo đưổi một chính quyền riêng “của chúng ta, do chúng ta và vì chúng ta”.
Nước Mỹ có lẽ có một gương sáng để cho chúng ta học tập: đó là các viện dò thăm dư luận. Nhưng nếu ở Việt nam, dưới thời đệ nhứt và đệ nhị cộng hòa (không dân chủ) có viện dò thăm dư luận nào dám công bố kết quả cho thấy chính phủ nào không đáp ứng lòng dân, chắc viện khảo sát dư luận đó sẽ phải khăn gói lên đường vào khám Chí hòa để nghỉ ngơi dưỡng sức.
Nếu như thế thì chúng ta cũng đừng nên than phiền gì về việc có những người chủ trương cái gì cũng là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng.” Cái lạ là có sự kết hợp hài hòa, rất hài hòa giữa những người chủ trương của dân, do dân và vì dân của thời VNCH với những người chủ trương của Đảng, do Đảng và vì Đảng của băng đảng CSVN. Đất nước VN thực sự chưa bao giờ có dân chủ, và cơ hội cho hơn 2 triệu người ra khắp toàn cầu, học và sống với nhiều mô hình dân chủ Âu Châu và Bắc Mỹ chắc chắn sẽ đóng góp nhiều về một khái niệm dân chủ thích nghi tương lai cho VN.
Nhưng điều căn bản nhất, vẫn là nhu cầu đa nguyên đa đảng. Nhà nước không thấy nhu cầu này thì muôn đời không cách gì cứu nổi VN tới chỗ giàu mạnh, khi 2 triệu người đã là những công dân xứ người với những nếp suy nghĩ dân chủ đa dạng. Và không dám chấp nhận đa nguyên đa đảng thì không thể tận dụng hết năng lực ngay cả người trong nước, chứ đừng nói gì người hải ngoại. Mới biết, hiểu được nghĩa “của dân, do dân và vì dân” không dễ tí nào.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Thế là chớm thu, lá lác đác vàng. Thời gian đi rồi đến nhưng thật có đến đi chăng? Năm xưa thi sĩ Bùi Giáng từng bảo:” Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm” kia mà! Làm gì có đến đi, đến đi là vọng tâm sanh ra.
Adem yoq – người Uyghur - nói: “Tất cả người chúng tôi bị đưa đi.”
Năm 1979, hai Phật tử Hồng Kông cúng dường đất và tịnh tài để xây một ngôi chùa Phật giáo Trung Quốc ở Bắc Mỹ. Năm 1981 Hòa thượng Cheng và năm vị hộ pháp thành lập hội Phật giáo quốc tế.
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Các báo quốc tế mấy ngày qua đăng tin 39 người vượt biên lậu bị chết ngạt và cóng trong thùng xe tải tại nước Anh gây xôn xao khắp nơi. Đặc biệt các tin nhắn của cô gái Phạm Thị Trà My gởi cho ba mẹ sống ở Hà Tĩnh càng gây xúc động nhiều người Việt Nam.
Khi còn ở nhà với mẹ, tôi hay bị bà cụ mắng: “Mày có cái tật cứ vung tay quá trán con ạ.” Lúc ra ở riêng, vợ mắng tiếp: “Sao anh cứ có đồng nào là xào liền đồng đó vậy!”
Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Thực vậy trong thời gian qua dư luận thế giới đã thấy rõ ràng cả 2 chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ của Mỹ đều có chung quan điểm ủng hộ Phong trào Dân chủ Hồng Kông (Phong trào DCHK).
Ngày 23-10-2019 vừa qua, cảnh sát Anh đã chận bắt một xe tải tại vùng Essex, trong đó phát hiện 39 thi thể nạn nhân bị chết cóng trong thùng xe, vì nhiệt độ xe đông lạnh xuống đến âm 25 độ C (tức âm 13 độ F), gồm 31 đàn ông và 8 phụ nữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.