Hôm nay,  

Của Ai, Do Ai Và Vì Ai?

25/07/199900:00:00(Xem: 7135)
Khẩu hiệu mà cả thế giới, trong các giới chủ trương tự do dân chủ, khi nghe nói tới, đều phải cúi đầu thán phục. Khẩu hiệu đó đã được cố Tổng Thống Abraham Lincoln để lại, khi ông định nghĩa thế nào là một chế độ dân chủ một cách hết sức đơn giản: Một chính phủ của dân, do dân và vì dân (of the people, by the people and for the people).
Hơn hai trăm năm qua, dường như chủ trương dân chủ đó cũng bị xói mòn, nên theo một cuộc dò thăm dư luận của tổ chức được mệnh danh là “Hội đồng cổ võ cho một chính phủ ưu tú” (Council for Excellence in Government) thì hơn phân nửa dân chúng Mỹ không tin rằng chính phủ Hoa kỳ hiện nay là một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Khi họ nói tới chính quyền ở Hoa thịnh đốn thì họ dùng danh từ “chính phủ” (the government) thay vì nói “chính phủ của chúng ta” (our government).
Theo các tài liệu của cuộc dò thăm dư luận đó công bố thì có tới 54% dư luận cho rằng khẩu hiệu mà ông Abraham Lincoln để lại không còn được áp dụng nữa, trong khi chỉ có 39% cho là còn được áp dụng và 7% là những người không có ý kiến.
Đi sâu vào chi tiết hơn, người ta được biết rằng chỉ có 1 trong 4 người nghĩ rằng chính phủ theo đuổi việc phục vụ quyền lợi của quần chúng và các vấn đề của quần chúng. 3 người kia tức là 75% dân chúng nghĩ rằng chính phủ phục vụ các đặc quyền đặc lợi nào đó và theo đuổi những các vấn đề riêng của chính phủ. Nếu có một người còn cảm thấy mình có liên hệ với chính phủ thì có 2 người khác nhận thấy rằng họ chẳng có liên hệ gì với những việc làm của chính phủ.
Điều oái oăm hơn nữa là ai ai cũng nghĩ rằng chính phủ hiện nay là của giới trẻ thì trái lại cuộc dò thăm dư luận cho rằng có tới 56% giới người lớn tuổi, trên 65, nhận thấy họ có liên hệ với chính phủ, còn trong giới người từ 18 tới 34, thì có tới 69% cho rằng họ cảm thấy xa lạ hoặc chẳng liên hệ gì tới việc làm của chính phủ.
Nói tóm lại với chính phủ ở Hoa thịnh đốn hiện nay, dân chúng Mỹ cho rằng nó không còn thể hiện tinh thần dân chủ của khẩu hiệu “của dân, do dân và vì dân” nữa.

Sự thật, cuộc dò thăm dư luận đó đúng hay sai là một vấn đề cần phải được xem xét lại. Nhưng nếu người ta cho rằng các cuộc dò thăm dư luận thường chỉ sai có 3 hay 4% thì tưởng cũng là lúc mà chính phủ cần phải duyệt lại xem việc làm của mình có phục vụ lý tưởng dân chủ của nhân dân Hoa kỳ hay không.
Riêng đối với người Việt nam chúng ta thì đây cũng là một cái dịp để chúng ta học hỏi thêm về dân chủ. Nhiều khi chủ quan chúng ta cho rằng chúng ta rất dân chủ, hết lòng phục vụ cho dân chủ, rằng chúng ta cũng chủ trương một chế độ của dân, do dân và vì dân, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ theo đưổi một chính quyền riêng “của chúng ta, do chúng ta và vì chúng ta”.
Nước Mỹ có lẽ có một gương sáng để cho chúng ta học tập: đó là các viện dò thăm dư luận. Nhưng nếu ở Việt nam, dưới thời đệ nhứt và đệ nhị cộng hòa (không dân chủ) có viện dò thăm dư luận nào dám công bố kết quả cho thấy chính phủ nào không đáp ứng lòng dân, chắc viện khảo sát dư luận đó sẽ phải khăn gói lên đường vào khám Chí hòa để nghỉ ngơi dưỡng sức.
Nếu như thế thì chúng ta cũng đừng nên than phiền gì về việc có những người chủ trương cái gì cũng là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng.” Cái lạ là có sự kết hợp hài hòa, rất hài hòa giữa những người chủ trương của dân, do dân và vì dân của thời VNCH với những người chủ trương của Đảng, do Đảng và vì Đảng của băng đảng CSVN. Đất nước VN thực sự chưa bao giờ có dân chủ, và cơ hội cho hơn 2 triệu người ra khắp toàn cầu, học và sống với nhiều mô hình dân chủ Âu Châu và Bắc Mỹ chắc chắn sẽ đóng góp nhiều về một khái niệm dân chủ thích nghi tương lai cho VN.
Nhưng điều căn bản nhất, vẫn là nhu cầu đa nguyên đa đảng. Nhà nước không thấy nhu cầu này thì muôn đời không cách gì cứu nổi VN tới chỗ giàu mạnh, khi 2 triệu người đã là những công dân xứ người với những nếp suy nghĩ dân chủ đa dạng. Và không dám chấp nhận đa nguyên đa đảng thì không thể tận dụng hết năng lực ngay cả người trong nước, chứ đừng nói gì người hải ngoại. Mới biết, hiểu được nghĩa “của dân, do dân và vì dân” không dễ tí nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Tiếng thầy tri chúng oang oang: - Chú Trí Giải đâu rồi? có mấy mân dưa chua mà vẫn chưa xong à? cỏ cũng chưa cắt? nhà khách chưa lau chùi? Chú làm gì mà cả ngày không xong vậy?
Người Kurds là ai? * Có khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurds sống trong vùng núi tiếp giáp ở hai bên biên giới của xứ Thổ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là nhóm sắc tộc đông thứ tư tại vùng Trung Đông, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia.
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
Nhân dịp Giỗ lần thứ 4 của Nhạc Sĩ Anh Bằng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ xin trân trọng kính mời quý vị và các anh chị tham dự "Đêm Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng" vào Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019 lúc 7:00 pm tại studio của Đài Việt TV 24
“Con xin lỗi mẹ nhiều. Mẹ ơi! Chuyến đi hải ngoại của con bất thành. Con chết vì con không thở được. Con xin lỗi mẹ…” Đó là tiếng kêu đau thương, khẩn thiết của cô Phạm Thị Trà My, người con gái Hà Tĩnh, hai mươi sáu tuổi gọi mẹ từ trong một container đông lạnh tại biên giới của Vương Quốc Anh ở tận bên trời Âu.
Dù là tác phẩm đầu tay, Ocean Vương gây thu hút nơi độc giả, nhưng cũng là một khám phá kỳ thú cho giới phê bình. Nổi bật nhất là MacArthur Foundation trao giải thưởng cao quý của loại Genius Grant, giải Thiên Tài này sẽ thưởng $625,000 trong vòng năm năm.
Trên con đường lưu lạc, không ít kẻ đã bỏ thân nơi đất lạ xứ người. Hai nạn nhân mới nhất có tên là Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, đều là người cùng quê (Can Lộc) với Bộ Trưởng Trần Hồng Hà.
Chương-trình ca-nhạc tháng Mười Một - Những Ca-khúc Tìm Quen
Bà Elizabeth Warren hiện dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thuộc đảng Dân Chủ cho nên cần tìm hiểu lập trường chính trị của bà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.