Hôm nay,  

Người Thượng, Người Kinh

01/07/199900:00:00(Xem: 5523)
Chế độ Cộng sản Việt Nam đang khẩn trương đối phó với sự lan rộng tín ngưỡng trong các dân tộc ít người ở miền núi Bắc Việt, mà họ gọi là “những hoạt động tôn giáo bất hợp pháp”. Sự thật họ lo sợ một tai họa khác chớ không phải tôn giáo, và vấn đề không phải chỉ có trong tỉnh Hà Giang với một hệ phái Tin Lành đang phát triển, mà chung cho toàn thể các sắc dân thiểu số sống dọc theo biên giới khá dài của Việt Nam. Đó là vấn đề của thời đại mới khi qua ngưỡng cửa năm 2000, các dân tộc đó có thể sẽ đòi tự trị hay cả việc thành lập một quốc gia độc lập của họ.
Hãy nhìn qua một vài nét lịch sử để nhận rõ tầm quan trọng chiến lược của vùng núi Việt Nam, mà dân ta cho đến hồi Pháp thuộc vẫn gọi là Thượng du, còn chế độ Cộng sản gọi là vùng núi. Dân tộc Việt Nam từ vùng Thượng du đổ xuống từ trước thời lập quốc hơn 4,000 năm. Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương vẫn còn ở Phú Thọ, Yên Bái, một tỉnh chót của vùng thượng du trước khi đến đồng bằng sông Hồng. Những người xuống đồng bằng sinh sống về nghề nông quy tụ quanh các kinh đô của các vua chúa nên được gọi theo truyền thống là người Kinh, còn những người ở lại vùng núi hẻo lánh được gọi chung là người Thượng. Từ ngữ này có nghĩa là cao, nhưng nó bắt nguồn từ chữ Thượng phương, mà các dân tộc miền núi ở miền Nam tỉnh Vân Nam Trung Quốc, ráp giới Việt Nam gọi theo ngôn ngữ của họ là “sha-fang”, qua sống bên ta họ phiên âm là “xạ-phang”.
Nhưng suốt giải biên thùy rất dài của Việt Nam không phải chỉ có một dân tộc cư ngụ, mà có đến mấy chục hay cả trăm. Chỉ tính những dân tộc đông nhất và chính yếu, người ta thấy từ cực Đông Bắc ở biên giới Móng Cái (Hải Hưng) có dân tộc Nùng, kế đến Lạng Sơn Cao bằng là người Thổ (họ tự gọi là người Tày), đến Hà Giang là người Mán người Nùng, qua đến Lào Cai (Hoàng Liên Sơn) là người Mán, xạ-phang. Đó là biên giới tiếp giáp Trung Quốc và cũng nên chú ý các dân tộc đó không nhất thiết hùng cứ một lãnh địa riêng mà rải rác chung xống với nhau lẫn lộn. Xuống đến Lai Châu bắt đầu tiếp biên giới Lào, qua Hòa Bình cho đến Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh có người Thái, nguời Mèo, người Mường. Từ Quảng Bình, tiếp giáp với Lào xuống đến biên giới với Miên là một loạt những sắc tộc khác hẳn với biên cương miền bắc. Kể ra không hết, ta gọi chung đó là người Thượng, và nếu muốn hiểu thêm chi tiết hãy nhớ chữ Fulro, đó là phong trào liên minh các dân tộc Thượng Cao nguyên Trung phần tranh đấu chống Cộng sản.

Các nhà chiến lược đều nhìn nhận địa hình quan trọng của vùng núi Việt Nam từ Cao Bằng phía Bắc qua Điện Biên Phủ, Lai Châu xuống đến suốt giải Trường Sơn như bức tường thành nằm suốt dọc miền biên giới Hạ Lào. Nhưng tôi không muốn nói đến địa lợi chiến lược vì nó quá dài, tôi chỉ muốn nhấn mạnh trong bài này đến một khía cạnh đặc biệt của chiến lược là nhân hòa. Các dân tộc miền núi nói chung đều là những người chân thực chất phác, do đó họ rất trung kiên, khi đã trung với ai là trung đến chết chớ không hề phản. Vua chúa Việt Nam thời xưa đều quý trọng lòng trung này và có một chính sách rất giỏi để thâu phục những người miền núi. Đến thời nhà Nguyễn, chính sách đối với các dân tộc Thượng miền Trung (Tây gọi là mọi) đã được nêu rõ trong cuốn “Vũ Man Tạp Lục Thư” tôi thấy là quá hay. Kể cả phong trào Việt Minh trước năm 1945 cũng phải dựa vào lòng chung thủy của dân tộc miền núi, đội Võ trang Tuyên truyền, tiền thân của quân đội Nhân Dân, sinh ra từ tỉnh Hà Giang và ông Hồ về ẩn mình trong hang Pắc Bó (Cao Bằng) vì sợ Tây bắt. Đến lúc vua Bảo Đại trở về lập chế độ quốc gia, người Pháp đã nhìn nhận Cao nguyên miền Trung là Hoàng triều Cương thổ, vì họ đã biết lòng trung thành tuyệt đối của các dân tộc Thượng đối với triều đại nhà Nguyễn. Trong thời chiến, Mỹ chỉ tuyển mộ người gốc Nùng làm các chiến sĩ bảo vệ các cơ sở dân sự của Mỹ ở Sàigon và các tỉnh. Mỹ đã hiểu lòng trung thành của các chiến sĩ Nùng như thế nào. Họ không biết phản bội.
Bây giờ tôi chỉ xin nói một câu về thế chiến lược này: Nếu họ không biết phản thì đừng có ai dại dột mà phản họ. Họ chất phác ngay thật, chớ không biết mồm mép lèo lá lừa bịp như mấy ông “kẻ chợ” thời kinh tế thị trường dổm. Nhưng vì họ chất phác, họ đều là những chiến sĩ kiên cường hơn các ông người Kinh rất nhiều. Chế độ cộng sản đã hạ tướng Chu Văn Tấn (người Thổ) nên vội phải đưa Nông Đức Mạnh (người Nùng) lên o bế. Nhưng sự lèo lá đó chỉ là nhỏ, quan trọng nhất là vấn đề các cán bộ địa phương trực tiếp với các dân tộc ít người trong khi truyền thống tham nhũng đã ngập đến cổ. Dân Thái Bình chỉ nổi loạn sơ sơ, nhưng khi các dân tộc miền núi đứng lên, núi cũng phải đổ.
Khi NATO oanh tạc Nam Tư tơi bời, Hà Nội đứng ra về phe với Milosevic, kẻ có trách nhiệm cao nhất về nạn “rũ sạch chủng tộc” man rợ ở Ba Nhĩ Cán. Đây đúng là cảnh “đồng bệnh tương lân”. Phong trào đạo Tin lành lan rộng ở tỉnh Hà Giang làm Cộng sản kinh hoảng vì những dân tộc vùng núi sống gần thiên nhiên dễ nắm lấy một đức tin mà họ biết là không bao giờ phản lại họ. Khi họ đã tin “Chúa ở trên Trời” thì họ không thể nào còn tin mấy ông “chúa” ở dưới đất nói dối như Vẹm. Nhưng Hà Giang còn là một trong những tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, nơi các dân tộc ít người sống ở cả hai phía biên giới.
Vấn đề ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc gây xung đột võ trang và tranh cãi từ nhiều năm nay. Bây giờ nếu có vài vụ nổi loạn xẩy ra, bàn cờ biên giới tha hồ rắc rối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.