Hôm nay,  

Chuyện Khó Tránh

8/31/199900:00:00(View: 6462)
Sau khi dội bom Nam Tư và Kosovo hơn 12 tuần lễ, Hoa kỳ và khối NATO tới chiếm đóng Kosovo để duy trì hòa bình và nhất là để bảo vệ sự sống chung hoà bình giữa người Kosovo với nhau dù là gốc Albanian hay Serb. Dường như trong nhiệm vụ mới nầy, khối NATO và Hoa kỳ đang đứng trước những khó khăn không thể vượt qua được. Dư luận thế giới cho rằng Hoa kỳ và khối NATO đang đứng trước một cuộc chiến tranh mới, chiến tranh sắc tộc và tôn giáo.
Thật vậy, nếu sau khi quân đội NATO tiến vào Kosovo thì người Kosovo gốc Albanian lũ lượt kéo về thì người Kosovo gốc Serb lại kéo nhau ra đi. Con số được biết là trong số 200.000 người Kosovo gốc Serb, thì dã có 180.000 ra đi và ở ngay thủ đô của Kosovo là Prestina chỉ còn lại 1000 người gốc Serb. Số người còn ở lại nầy lưôn luôn bị hăm dọa. Và quân đội NATO, dù là Pháp hay Mỹ hay Anh gì cũng không thể chận đứng được bạo lực trả thù của người Kosovo gốc Albanian, để bảo vệ sự sống cho những người Kosovo gốc Serb còn ở lại.
Tình trạng đó đã kéo dài trong gần 3 tháng qua và đã có nhiều áp lực từ phía Nam tư cũng như từ phía những người Serb còn ở lại Kosovo để phân chia lãnh thổ Kosovo ra làm hai khu vực có nhiều tổng người Serb và người Albanian. Ngay khi ngồi nói chuyện trước khi có chiến tranh, TT Milosevic cũng đã đề nghị việc phân chia Kosovo ra làm hai khu vực như vậy nhưng các nhà thương thuyết Tây phương trong đó có người Mỹ đã bác bỏ giải pháp đó.
Lần nầy thì cược khủng hoảng có vẽ gay gắt hơn, nên tuần trước đây đã có một cuộc hội nghị giữa các đại diện LHQ và hai bên người Serb và Albanian, ông Bernard Krouchner, đại diện đặc biệt của LHQ, đã cương quyết bác bỏ lời yêu cầu phân chia lãnh thổ Kosovo thành hai khu vực. Ông Krouchner nói rằng LHQ và lực lượng duy trì hòa bình của khối NATO có ý định bảo vệ người Kosovo gốc Serb tại nơi họ đang sanh sống dù việc đó có phải được thực hiện cho từng nhà một.

Nói thì cương quyết như vậy, nhưng trên thực tế khó lòng thi hành được nên bà Nadia Younes, nữ phát ngôn viên của phái đoàn LHQ ở Kosovo phải thừa nhận rằng nếu trong trường hợp không thế nào bảo đảm được an ninh hoàn toàn trong một vài khu vực nào đó, thì LHQ có thể dự liệu việc định cư ở nơi khác.
Cũng trên thực tế dân Kosovo gốc Serb cũng đã tự lo lấy thân nên họ đã tự động tập trung lại quây quần sống với nhauđể đảm bảo an ninh cho nhau trong những khu vực mà họ cảm thấy có an ninh và không bị người Kosovo gốc Albanian hăm dọa. Và chính Cao ủy tị nạn LHQ từ khi có mặt ở Kosovo cũng đã định cư cho trên 400 người Kosovo gốc Serb từ khi LHQ có mặt ở Kosovo từ tháng 6 đến nay.
Và như vậy dù muốn dù không người ta cũng thấy trên thực tế có những làng mạc nguyên của người Kosovo gốc Serb. Các làng mạc nầy lại tập trung với nhau thành những tổng toàn người gốc Serb ở Đông bộ Kosovo.
Thật ra các giới quan sát quốc tế không thể hiểu rõ được lập trường của LHQ và đặc biệt là của Hoa kỳ trong vấn đề nầy. Hai sắc tộc khác nhau với hai nền tôn giáo khác nhau và trên thực tế đã có những xung đột đẫm máu, không thể sống chung hòa bình với nhau được mà cứ bị ép buộc phải sống chung với nhau thì là có phải là điều hợp lý hay không"
Tại Prestina, quân sĩ khối NATO duy trì hòa bình hiện nay đang canh gác cho từng người gốc Serb một, sống trên các từng lầu thượng của cao ốc, 24 giờ trên 24, là một điều không thể chấp nhận được và dù sớm dù muộn thì người ta cũng phải chấp nhận việc chia Kosovo ra thành nhiều tổng, để cho hai sắc tộc khác nhau dù cùng là người Kosovo có thể sống riêng biệt. Hòa bình ở Kosovo phải trả bằng giá đó chứ không phải bằng sự ép buộc hai sắc dân có những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, phải chung sống với nhau khi họ xem nhau như những kẻ tử thù. Đó là một chuyện chẳng đặng đừng, tưởng LHQ, khối NATO và chính phủ Hoa kỳ nên sớm nhận thức được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
RIYADH - 9 nhân vật bị tống giam trong 1 đợt đàn áp bất đồng chính kiến tại vương quốc Saudi Arabia bắt đầu ngày 16-11. Các đối tượng gồm nhà văn, ký giả và học giả
TEHRAN - Hàng ngàn cảm tình viên của phe giáo sĩ cầm quyền tại nước cộng hòa Hồi Giáo Iran xuống đường ngày Thứ Hai 25-11, tố cáo Hoa Kỳ và Israel chủ mưu xach động biểu tình bạo động gây xáo trộn trong thời gian qua.
MONTEVIDEO - Trong cuộc bầu cử TT Uruguay vòng 2, ứng viên đối lập của đảng Bảo Thủ hơn phiếu đối thủ chưa tới 1% tổng số phiếu đã kiểm.
BOGOTA - Hàng ngàn người khua xoong nồi ầm ĩ tại thủ đô Colombia trong cuộc biểu tình chống TT Ivan Duque đến tối Thứ Bảy 23/11, là 3 ngày liên tiếp.
CANBERRA - Thủ Tuớng Morrison xác nhận quan ngại về tin gián điệp Trung Cộng âm mưu xâm nhập hàng ngũ dân cử.
HONG KONG - Sau cuộc bầu cử địa phương hôm CHủ Nhật 24/11 ghi nhận thắng lợi rộng lớn của các ứng viên chủ trương mở rộng dân chủ, đặc khu trưởng Carrie Lam hứa cởi mở, lắng nghe.
WASHINGTON - Đội viên Edward Gallagher của đơn vị biệt hải ưu tú bị giáng cấp vì vụ chụp ảnh với xác ISIS, gây căng thẳng giữa TT Trump và nhóm lãnh đạo Hải Quân.
WASHINGTON - Vào ngày Chủ Nhật 24/11, tỉ phú truyền thông Michael Bloomberg, từng là thị trưởng của thành phố lớn nhất nước đã chính thức loan báo quyết định tranh cử TT 2020.
WASHINGTON - Vào ngày Thứ Hai 25/11, tại khuôn viên vườn hồng Bạch Ốc, TT Trump xác nhận với báo chí “tiếp tục tin cậy quyền chánh văn phòng Mick Mulvaney”.
WASHINGTON - Cựu dân biểu Charlie Dent (CH-Pennsylvania) nghĩ rằng nếu các tố giác là đúng, dân biểu Devin Nunes, là thành viên cao cấp của đảng CH tại ủy ban tình báo Hạ Viện, sẽ đối đầu rắc rối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.