Hôm nay,  

Khiên Giáp Vũ Trụ

13/07/200000:00:00(Xem: 5802)
Có ai lấy làm lạ về việc phóng thử phi đạn chống phi đạn của Mỹ thất bại" Các nhà khoa học, các nhà phân tích chiến lược toàn cầu không ngạc nhiên, còn các anh phó thường dân cỡ nhàng nhàng như tôi chỉ cười khì, nghĩ hơi đâu để ý đến chuyện trời ơi đất hỡi đó, thà đi xem phim Chiến tranh giữa các Vì sao (Star Wars bộ mới) còn sướng hơn. Nhưng thú thật, tôi nhắc đến “Star Wars” là có ý đồ xấu. Tôi muốn nhân dịp này có lời bàn về chiến lược vũ khí hiện đại cũng như chiến lược trong tư tưởng con người ở đầu thế kỷ 21.

Trong thời chiến tranh lạnh, phi đạn liên lục địa (ICBM) là “hoa hậu”, Mỹ và Liên Sô đua nhau tạo ra các “em” phi đạn thật mỹ miều, thật thông minh và cố nhiên thật “nổ” để tranh giải. Năm 1983 Tổng Thống Ronald Reagan đưa ra kế hoạch Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược mệnh danh là “Star Wars” làm chấn dộng suy tư con người trong thập niên 80, đưa đến bộ phim ba tập “Star Wars”. Lúc đó Nga-Mỹ đã ký bản hiệp ước Tài giảm vũ khí chiến lược START I, nên cái đinh kế hoạch Star Wars của Reagan là tạo cho nước Mỹ một hệ thống lá chắn chống phi đạn địch bay đến tấn công, gọi là NMD (National Missile Defense). Năm 1991, Liên Sô sụp đổ chiến tranh lạnh chấm dứt, nhưng cái tư tưởng “hoa hậu áo dài phi đạn” vẫn còn vương vất đường tơ ở các ông nước nhỏ “vô pháp vô thiên” nghĩa là dân muốn chơi bạo. Cho đến nay ít nhất cũng đã có 6 “ông” đã đạt tới hay đang đạt tới những “em” phi đạn có cẳng dài hạt nhân, có khả năng trút của độc này xuống các nước địch. Đó là Ấn Độ, Hồi Quốc, Bắc Hàn, Iran, Libya và Iraq.

Chính vì thế Mỹ cần thấy hâm nóng lại tư tưởng NMD đã tàn lụi sau chiến tranh lạnh. Dưới thời Tổng Thống Clinton vì sự thôi thúc của các tướng lãnh các chiến lược gia Quốc phòng, Mỹ bắt đầu thí nghiệm trở lại loại vũ khí gọi là phi đạn chống phi đạn. Chỉ có điều phiền là trong hiệp ước START II có kèm theo điều khoản cấm hai bên dựng lên lá chắn không gian vì sợ chỉ làm mồi cho một cuộc chay đua vũ khí chiến lược mới. Điều phiền thứ hai là không chắc phi đạn chống phi đạn có thể hiệu nghiệm, nhưng lại rất chắc là nghiên cứu và thí nghiệm rất tốn tiền. Chẳng hạn chỉ riêng cuộc thí nghiệm thất bại vừa rồi đã tốn 100 triệu đô-la và nếu thành công đi đến việc dựng bộ khiên giáp vũ trụ đó, Mỹ cũng phải chi đến 30 tỷ đô-la hay hơn. Nhưng Clinton vẫn phải cho tiến hành chương trình NMD bởi vì ông ở thế “chẳng đặng đừng” - một thế tôi muốn gọi đùa theo dân Tây phương là “noblesse oblige”.

Cái gì bắt buộc phải làm" Xin thưa rằng đó là thế tranh cử ở Mỹ hiện nay khi Clinton sắp hết nhiệm kỳ Tổng Thống thứ hai. Giới nhà binh Mỹ vẫn đòi gia tăng chi phí quốc phòng để có tiền thêm thí nghiệm NMD và quan trọng nhất là 4 “ông” chuyên lãnh thầu chế tạo vũ khí lớn như các đại công ty Boeing, Lockheed Martin, Raytheon và TRW rất nuốn. Bốn vị này đã lãnh 2.2 tỷ đô-la tiền nghiên cứu và phát triển phi đạn chống phi đạn trong giai đoạn 21 tháng vừa qua, và trong hai năm 1997-98, họ đã chi đến 35 triệu đô-la để vận động hành lang cho công cuộc vĩ đại này. Bây giờ bỗng dưng dẹp bỏ ngang xương thì thật rầy rà to, vì các ông công ty lớn sẽ nổi sùng chấm dứt luôn các cuộc “vận động” với các anh nào đòi bỏ chương trình. Còn vài tháng nữa đến ngày bầu cử Tổng Thống và Quốc hội, chắc hẳn không ông bà nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ, dám mó dái ngựa. Các đại công ty quyên tiền bầu cử không nhỏ và biết bao công nhân thợ thuyền có công ăn việc làm nhờ cái lá chắn này.

Tổng Thống Clinton còn chơi ngông đến độ sang Moscow đặt trước mặt Tổng Thống Nga Putin chương trình dựng lá chắn NDM, với lời thông báo nhã ý: Mỹ có thể bắt buộc phải xé rào hiệp ước năm xưa vì bọn “vô pháp vô thiên” lộng hành. Tổng Thống Clinton sắp rời chính trường, nhưng ông vẫn phải lo cho con gà nòi kế vị ông là Al Gore và đảng Dân Chủ thắng cử Quốc hội để có người tiếp tục di sản phồn vinh kinh tế vào lịch sử. Cố nhiên ngoài nhu cầu nội bộ, Clinton cũng có những mối quan tâm về chiến lược quốc tế thực sự. Chương trình NDM là một thứ cảnh cáo các nước hăm hở làm phi đạn đừng có “trưởng giả học làm sang”, nhất là nhắn riêng Trung Quốc vì ông này đã có những “em Hoa hậu hạt nhân” chân dài đến 8,000 dậm.
Tôi muốn nói đến tư tưởng chiến lược của thời đại. Tôi tình cờ xem được cuốn phim cũ “War of the Worlds” (Chiến tranh giữa các Hành tinh) làm năm 1953 để mô tả một cuộc tấn công của người Hỏa tinh vào Trái Đất. Cuốn phim mầu tô điểm lại thật đẹp, được khen là có những hiệu ứng đặc biệt giỏi nhất thời đó, nhưng tôi xem mà thấy tức cười. Nó ngô nghê quá, không phải vì thiếu sự trình bầy những phương tiện chưa có lúc đó như máy điện toán, hỏa tiễn hay vệ tinh nhân tạo, mà vì nó quá ấu trĩ về tư tưởng chiến tranh, không hơn thời Đệ nhị Thế chiến bao nhiêu. So với Star Wars chỉ 30 năm sau là một trời một vực. Thế nhưng “Chiến tranh giữa các Vì sao” so với đầu thế kỷ này, mới có 20 năm mà khoảng cách về tư tưởng còn xa hơn nữa. Ngày nay chỉ cần anh bám lấy tư tưởng cũ vài năm trước, anh đã là dân lạc hậu rồi. Điều này tôi muốn nhắn nhủ riêng với các ông Hà Nội sắp đến hẹn lại lên, 5 năm một lần đại hội đảng.

Bây giờ về bộ khiên giáp vũ trụ của Mỹ, cuộc thí nghiệm lần này là lần thất bại thứ hai trong ba cuộc thí nghiệm từ trước đến nay, người ta cho rằng Tổng Thống Clinton đã có lý do dẹp chương trình mà không sợ búa tạ của đô-la. Thế nhưng có tin nói Bộ trưởng Quốc phòng Cohen đến khoảng tháng 9 này vẫn đề nghị TT Clinton cho tiến hành xây dựng đợt đầu lá chắn NMD ở Alaska. Cố nhiên người ta thích “ngâm tôm” càng lâu càng tốt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.