Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

18/06/200000:00:00(Xem: 5580)
Hoàng Tuấn Phụ Trách

*

Nên Đánh Giá Trịnh Công Sơn Khách Quan Hơn!

Tôi tên là Trần Công Hoàn, sang Úc được 6 năm qua diện đoàn tụ gia đình với
các cháu ở bên Úc. Tuần rồi đọc báo Sàigòn Times mục Diễn Đàn Độc Giả, tôi
thấy ông Lê Hà Chữ ở Nam Úc có viết một bài nhận xét về nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn. Bài viết của ông Chữ tương đối dài, được tòa soạn ưu tiên đăng tải, chắc
chắn cũng có lý do của nó.(") Có thể, tòa soạn Sàigòn Times đồng ý với những
luận điểm của ông Chữ chăng" Điều này tôi không dám suy luận và cũng không dám
bàn sâu. Chỉ xin được nêu lên vài ý kiến thô thiển của mình với ông Lê Hà Chữ
mà thôi. Thưa ông Chữ, nhận xét của ông được coi là đúng, là hợp tình, hợp
lý so với quan niệm thời thượng của người Việt chống cộng. Tôi cũng là một
người Việt chống cộng như ông, đáng lẽ tôi cũng phải đồng ý với ông. Nhưng
thưa ông, bên cạnh quan điểm của một người Việt chống cộng, tôi còn là một
nghệ sĩ (dù là nghệ sĩ không chuyên) nên tôi thông cảm với những suy nghĩ,
những thao thức của Trịnh Công Sơn. Thân phận của những nghệ sĩ có tâm hồn lớn
bao giờ cũng vậy ông Chữ ạ. Họ là những người sống trong mộng, nuôi hoài bão
xây đắp một xã hội hoàn hảo, xã hội phi thực tế, siêu tưởng, trong đó mọi
người đều yêu thương nhau, sống hạnh phúc với nhau. Chính vì họ có hoài bão
đó, nên người nghệ sĩ không bao giờ vừa lòng với thực tại, không bao giờ chịu
nhân nhượng với mọi thế lực trong xã hội. Họ chung thân bất mãn, chung thân là
những kẻ dám nói, dám chống lại mọi thể chế. Tôi thừa nhận xã hội VNCH của
mình ngày xưa tự do dân chủ gấp vạn lần cái xã hội của cộng sản ngày nay,
nhưng xã hội đó vẫn đầy những bất công ngang trái, nên Trịnh Công Sơn vẫn
không thấy hạnh phúc. Ông Lê Hà Chữ cũng phải đồng ý với tôi, một nghệ sĩ chân
chính khác với một nhà chính trị chân chính. Nhà chính trị nhìn rõ cái khả
thể, cái hữu dụng của người và vật trong một xã hội. Còn người nghệ sĩ chỉ cảm
nhận được những gì họ cho là đẹp, là tốt là xấu. Và khi họ dám nói lên những
gì họ thấy, họ tin, thì họ trở thành một nghệ sĩ chân chính. Trịnh Công Sơn lên
án chiến tranh là đúng. Nhưng hạn chế của Trịnh Công Sơn là ông không nhìn rõ
ai là kẻ gây chiến tranh. Vì vậy, ông chỉ lên án chiến tranh chung chung.
Nhưng chính cái chung chung của ông sẽ thành giá trị vĩnh cửu. Hơn hai thế kỷ
trước, Việt Nam trải qua cảnh Trịnh Nguyễn phân tranh, chuyện phải trái của
Trịnh hay Nguyễn chỉ có giá trị ở thời điểm đó. Đến ngày nay, giá trị duy nhất
còn lại cho người Việt Nam là giá trị phản chiến trong Chinh Phụ Ngâm. Vì thế,
tôi tin là hai thế kỷ tới, khi nhắc đến chiến tranh VN, dân tộc Việt Nam sẽ
chỉ biết đến giá trị của nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn chứ không thể nào đánh
giá nhạc Trịnh Công Sơn như ông Lê Hà Chữ đánh giá.

( Trần Công Hoàn - Brisbane QLD)

Có Những Người Con Gái Cao Số!

Đọc chuyện cô Ilja Ler 9 lần lên xe hoa hỏng cả 9 tôi không hề ngạc nhiên chút
nào vì tôi biết, ở đời này có những người đàn ông, đàn bà cao số đến như vậy
đấy. Thì chẳng nói đâu xa, chính bản thân tôi có người cháu họ xa ở làng Phúc
Xá, Thường Tín, Hà Đông, cũng đã cao số như vậy. Cháu tôi rất hiền lành,
chuyện cưới xin nó hoàn toàn tùy thuộc bố mẹ. Đúng là cha mẹ đặt đâu con ngồi
đó. Vậy mà cháu nó tính cưới xin, ăn hỏi, dạm ngõ, trước sau 14 người, không
một người nào được làm chồng nó cả, thế mới lạ. Người thì chết vì đi bộ đội đi
B, người thì bị chết vì bom, người thì chê nó tướng đi vòng kiềng cả đời vất
vả, nhất định đòi từ hôn, người thì chê tuổi nó không hợp. Đủ cả. Ai cũng cho
là nó cao số. Mãi đến năm 42 tuổi, tưởng là bà cô cho đến chết, bỗng dưng nó
cưới được một ông chồng người Nam góa vợ 4 lần. Lạ cái là khi đẻ ra cháu,
chính ông thầy Lượng Mù làm nghề thầy bói ở cầu Thê Thúc, Hồ Gươm, Hà Nội ai
cũng biết, đã nói con bé này về sau cao số lắm. Ngoài 40 tuổi mới có chồng. Mà
chồng nó cũng góa vợ lên góa vợ xuống. Nhưng có chồng rồi thì vợ chồng sống
hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Chuyện ông thầy bói nói lúc đó không ai tin,
vậy mà sau này đúng như vậy. Cứ bảo thầy bói nói mò, chứ ông thầy bói Luyện
Mù nói thì đúng như thánh nói.

( Hoàng Văn H. - Marrickville NSW)

Tại Sao Quên Bài Huế Vấn Vương""

Cách đây mấy tuần, Bội Dziệp có đề cập đến một số bài thơ nói về Huế, nhưng
tôi thấy không đề cập đến bài Huế Vấn Vương thì quả là một thiếu sót không thể
nào chấp nhận được. Với tôi, và nói chung, những người xứ Huế tôi biết, bài
thơ Huế Vấn Vương là một bài tuyệt hay về Huế do Huy Cận sáng tác.

Xanh mượt bờ xanh Huế Huế ơi!
Cỏ cây đây đã hóa vườn trời
Người đi bước nhẹ không nghe tiếng
Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi.

Huế hoa thiên lý mùi hương thoảng
Huế tím chiều thu giậy ước mơ
Mái đẩy câu hò ngân ánh nước
Sông không trôi bởi luyến lưu bờ.

Tuổi nhỏ đời ta Huế giữ không"
Cho ta xin lại tháng năm hồng
Cho ta trở lại ngày xưa cũ
Mới hái mùa thơ giữa độ bông.

Tình bạn tình yêu Huế khéo ươm
Hoa xuân trái đậu tháng năm trường
Bâng khuâng nay nhện chiều giăng lưới
Bảng lảng lòng ai Huế vấn vương.

Tôi được nghe bài thơ này vào năm 1979, trên đường vượt biên. Lúc đó, tôi có
tá túc tại nhà một vị hảo tâm ở đường Bạch Đạch, gần cầu Đen. Vào một buổi
sáng, tôi có được mời ăn cơm hến, và cô hàng cơm có đọc cho tôi nghe bài thơ
này. Đến nay tôi còn nhớ được mấy câu trên nhưng đúng sai không dám chắc.

( Tràng Tiền - Footscray VIC)

Chế Lan Viên, Một Nhân Tài Bất Hạnh!

Đọc một số bài viết của các bạn trong trang Diễn Đàn Độc Giả, tôi đồng ý, Chế
Lan Viên tuy là một người cộng sản, nhưng ít ra ông chưa đến nỗi muối mặt làm
đĩ tâm hồn giống như một số thi sĩ cộng sản khác trong đó có Tố Hữu. Khác hẳn
những thi nô cộng sản, sẵn sàng làm những vần thơ bợ đỡ chế độ, Chế Lan Viên
chỉ làm những thơ ca ngợi những gì ông cho là đúng, là đáng ca ngợi. Khổ nỗi,
sống trong chế độ cộng sản, tầm nhìn của văn nghệ sĩ cũng tùy thuộc vào lăng
kính do chế độ cung cấp nên cái họ tưởng là đúng là anh hùng, thực tế cũng chỉ
là ảo ảnh. Tôi còn nhớ bốn câu thơ khá nổi tiếng của Chế Lan Viên:

"Ta là ai"" Như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt.
"Ta vì ai"" Khẽ xoay chiều ngọn bấc,
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.

Nhiều người cho rằng chính 4 câu thơ trên đã thể hiện rõ ràng phong cách sống
và quan niệm thi ca "vị nhân sinh" của Chế Lan Viên. Là một thi sĩ có tài, tin
là mình đã thoát khỏi quan niệm sống "vị kỷ ta là ai" tìm ra lẽ sống "vị nhân
sinh ta vì ai", đến khi vỡ mộng trước thực tế phũ phàng trong chế độ cộng sản,
chắc chắn thi sĩ đó phải ân hận để lại những bài thơ "ăn năn tạ tội" như các
bạn đã viện dẫn.

( Vũ Đức Duy - Adelaide SA)

Có phải thơ Quang Dũng"

Trong số báo tuần rồi, tôi có được đọc bài nhận xét của ông Phan Tuấn Sơn về


mấy câu thơ cô Bội Dziệp đề cập, không biết có phải là của thi sĩ Quang Dũng
hay không. Theo sự hiểu biết thô thiển của tôi, mấy câu thơ đó có thể là của
Quang Dũng mà cũng có thể không. Đây là một trong những tồn nghi văn học mà
tôi nghĩ vĩnh viễn sẽ không có lời giải đáp. Qua một số tài liệu tôi biết, bài
thơ này được coi là của Quang Dũng vì nó nằm trong cuốn sổ tay của ông. Nhưng
lạ lùng một điều, chính bản thân tác giả không bao giờ xác nhận đó là bài thơ
ông làm. Nhưng mà qúy vị nên nhớ, trong số những bài thơ ta biết chắc chắn là
của Quang Dũng, cũng có cả chục bài, Quang Dũng không hề lên tiếng xác nhận đó
là của ông. Vì vậy nên tôi mới thưa cùng qúy vị, cũng như với ông Phan Tuấn
Sơn, bài thơ đó có thể là của Quang Dũng mà cũng có thể là không. Vậy chúng ta
có nên căn cứ vô thi phong, cách dùng từ ngữ, cách gieo vần để tìm hiểu lai
lịch, tác giả của một bài thơ hay không"

Thưa qúy vị, về thi phong của mỗi tác giả khi làm thơ, tôi đồng ý với ông Phan
Tuấn Sơn, mỗi nhà thơ có một lối làm thơ riêng, đọc lên là biết liền. Mấy câu
thơ được cô Bội Diệp dẫn chứng (tôi xin được trích dẫn dưới đây) quả thực
không hề mang phong vận của thơ Quang Dũng:

Mai chị về em gửi gì không
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong

Quê chị về xa tít dặm xa
Rừng thu chiều xao xác canh gà
Hoa rơi khắp lối, sương muôn ngả
Ngựa lạc rừng hoang qua lướt qua

Ngựa chị dừng bên thác trong veo
Lòng chị buồn khi nắng qua đèo
Nơi đây lá dạt vương chân ngựa
Hươu chạy qua đầu theo gió theo

Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang
Ngựa chị ngừng bên thác trăng vàng
Sao rơi đáy nước in chân ngựa
Buồn dâng đôi mi hàng lại hàng

Nhưng nghĩ đi đã vậy, nghĩ lại, tôi lại thấy có những thi sĩ tài ba đã vượt
lên trên cả bút pháp riêng tư của chính mình. Cũng tương tự như trong võ học,
những bậc cao thủ khi xuất chiêu không để rõ lộ số võ công của mình, những thi
sĩ, văn sĩ nổi tiếng cũng như vậy. Văn thơ của học bàng bạc muôn màu muôn vẻ,
gồm thâu tất cả mọi nhà nên rất khó đoán. Cụ thể tôi xin lấy thí dụ một số bài
của chính thi sĩ Quang Dũng nhưng được coi là "phi Quang Dũng" như bài Mây Đầu
Ô chẳng hạn:

Mây ở đầu ô mây lang thang
Ôi! Chật làm sao
Góc phố phường
Mây ở đầu ô
Hẹn những chân trời xa lạ
Qua một ngọn cột đèn
Chiều tối lại bừng con mắt đỏ
Cành bàng mái cũ khẳng khiu
Vườn đẹp khi mùa rụng lá
Cành bàng lại mở tàn xanh
Mùa hạ về theo chim sẻ
Nhưng ta có gì
Tự thấy những ngày không tẻ"

So sánh với những câu thơ rất Quang Dũng dưới đây, ta thấy mấy câu thơ trên
của ai làm chứ không phải của Quang Dũng:

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương "

Hay bài Chiêu Quân của Quang Dũng cũng có một thi phong và từ ngữ là lạ:

Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
Tỳ bà lanh lảnh buốt cung Thương
Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang

Nhất là bài Trưa Hè của Quang Dũng, đọc lên tôi thấy càng không phải của Quang
Dũng cho dù đó chính là thơ của ông:

Trưa hè bỗng nhớ sông quê
Nước xa không bóng thuyền đi đôi dòng
Thóc nhà ai có phơi không"
Chói chang lửa thóc sân trông bóng người
Vại mưa in dáng mây trời
Em soi bóng có nhớ người xa em"
Bờ tre gió đánh lả mềm
Thoảng say mùi nái bên thềm ai giăng.

Đọc mấy câu thơ trên, chắc chắn ông Phan Tuấn Sơn phải đồng ý với tôi, đó
không phải là thơ của Quang Dũng. Hoặc ít ra, mấy câu thơ đó giống với
thơ của Hồ Dzếnh hoặc của Nguyễn Bính hơn là giống thơ của Quang Dũng. Thú
thực, đọc bài này, tôi cứ nghĩ đến mấy câu thơ hay tuyệt của thi sĩ Hồ Dzếnh:

Trời không nắng cũng không mưa
Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung
Em còn nhớ đến quê không"
Bãi dâu vẫn đợi, dòng sông vẫn chờ
Bâng khuâng câu chuyện tình cờ
Không mong nên hẹn, không ngờ thành thân.

Nói tóm lại, theo tôi, việc dựa vào thi phong, gieo vần và dùng từ để tìm hiểu
lai lịch một bài thơ là điều nên làm nhưng nếu chỉ dựa vào đó để quyết đoán
thì rất nguy hiểm. Trên đây là vài ý kiến chân thành của tôi. Mong qúy vị cùng
chia xẻ. Kính cẩn dừng bút.

( Vũ Đình Khoa - Canberra ACT)

Bạn Hạt Cát (USA) và Trương Tử Phòng (VN): Bội Dziệp rất cảm động nhận
được Email của hai bạn góp ý về mấy câu thơ tình của Lục Du. Bạn Hạt Cát
(hatcatỴusa.com) ở tận chân trời xa nên nghi ngờ thân phận của Bội Dziệp,
nhưng Bội Dziệp chả biết làm cách nào để chứng minh... Thôi thì đã ngờ, thì cứ
cho là như vậy đi, phải không bạn" Riêng bạn Trương Tử Phòng, thư của bạn khá
dài nên Bội Dziệp xin giới thiệu cùng các bạn để tất cả cùng thưởng thức tấm
lòng thành của bạn.

...Tình cờ quan Internet, đọc được mấy dòng nhắn nhủ của Bội Dziệp nên tôi viết
thư này trước là vì "lưới tình" trên mạng Internet, sau là vì tấm lòng thành
dành cho nhà thơ Lục Du và phần cũng cảm động trước tấm lòng của cụ Trương
Công Sĩ dành cho nhà thơ. Thưa cụ Sĩ và thưa cô Bội Dziệp, Lục Du là một nhà
thơ nổi tiếng thời Nam Tống. Theo tài liệu tôi sưu tầm được thì năm 19 tuổi,
ông đến Thiên An để dự thi tiến sĩ. Tài cao nhưng thi không đỗ, Lục du ở lại
nhà cậu ruột là Đường Trọng Tuấn và kết hôn với con gái của cậu là Đường Uyển
và ông rất hạnh phúc. Điều trớ trêu là bà mẹ Lục Du lại rất ghét con dâu nên
bà bắt Lục du ly hôn với Đường Uyển. Sau đó Lục Du lấy vợ khác. Bảy năm sau,
vào một ngày xuân Lục du tới thăm vườn thẩm, một thắng cảnh của Sơn Âm thuộc
Chiết Giang. Tình cờ chuyến đi thăm này, Lục Du gặp vợ chồng Triệu Sĩ Trinh -
Đường Uyển. Do sâu nặng mối tình cũ, Lục du đã đề vách bài từ Cánh phượng đầu
thoa nhằm tỏ nỗi lòng tiếc hận; sau đó vì công việc cứu nước cuốn hút Lục Du
đến nỗi cái chết của Đường Uyển ông cũng không hay biết. Ba mươi bảy năm sau
cái chết buồn thảm vì thương nhớ Lục Du, nhất là lần gặp lại ông ở vườn thẩm
lúc này Lục Du đã sáu mươi tám tuổi, mới trở lại vườn thẩm. Ông lại để lại
trên vách một bài thơ nói lên tình yêu không phai nhạt đối với nàng. Năm bảy
lăm tuổi Lục Du trở lại vườn thẩm lần thứ 3, và làm bài thơ trong đó có đoạn
cụ Trương Công Sĩ đã gửi cho Bội Dziệp. Tiện đây tôi chép luôn cả hai đoạn để
cụ và cô Bội Dziệp cùng thưởng ngoạn cái chân tình của người xưa:

Bóng xế thành cao ốc gợi sầu
Đài cao vườn Thẩm cảnh xưa đâu"
Dưới cầu nước biếc trông đâu ruột
Đây bóng hồng soi thoảng lúc nào

Mộng đứt hương tàn bốn chục thu
Liễu già vườn Thẩm chẳng bay tơ
Thân này thành đất kê sơn nữa
Vẫn nhỏ dòng châu khóc dấu xưa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.