Hôm nay,  

Bối Cảnh Xã Hội Mỹ Trước Và Sau Chiến Tranh Việt Nam

10/09/201500:00:00(Xem: 6100)

Một khía cạnh ít được nhắc đến là toàn cảnh xã hội Hoa Kỳ vào thập niên 70 trong khoảng thời gian trước và sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất cho nước Mỹ kể từ sau thế chiến thứ hai, các áp lực về kinh tế - xã hội - ngoại giao đè nặng và góp phần không nhỏ vào quyết định bỏ rơi miền Nam.

Sau khi Tổng Thống John F. Kennedy bị ám sát vào năm 1963, vị Tổng Thống kế nhiệm Lyndon Johnson theo đuổi ba chính sách lớn vô cùng tốn kém: tiếp tục can thiệp vào Việt Nam, đẩy mạnh chương trình thám hiểm không gian và thúc đẩy trợ cấp xã hội với chương trình The Great Society nhằm xoá bỏ nạn nghèo đói và kỳ thị chủng tộc. Nhà nước tiêu xài quá mức khiến ngân sách thâm thủng nặng nề và nền kinh tế suy thoái trầm trọng. Đồng bạc lúc đó còn neo vào đơn vị vàng cho nên chính quyền không thể in thêm tiền như hiện giờ, đô-la trở thành khan hiếm do nợ công hút cạn nguồn tài chánh khiến doanh nghiệp trong nước phải vay mượn với lãi suất rất cao. Hoa Kỳ không cạnh tranh được với hai nước đang trổi dậy gồm Tây Đức và Nhật, cho nên vào năm 1971 Tổng Thống Richard M. Nixon mới quyết định thả nổi đô-la chấm dứt việc buột vào vàng để Ngân Hàng Nhà Nước rộng tay in bạc bơm vào thị trường.

Năm 1973 xảy ra cuộc chiến 20 ngày ở Trung Đông, khối Ả Rập phong tỏa dầu hỏa khiến giá nhiên liệu tại Mỹ tăng vọt gấp 4 lần, dân chúng xếp hàng nửa ngày để mua xăng. Thị trường chứng khoán tuột dốc 40%, lạm phát tăng nhảy vọt 8.8%, tiền lời ngân hàng sau đó có nơi đến 20% - đây không phải là những con số thống kê trừu tượng vì độc giả ngày nay có thể mường tượng ảnh hưởng đè nặng lên công ăn việc làm, tiền tiết kiệm, quỹ hưu trí như thế nào.

Bên cạnh đó phong trào chống chiến tranh ngày càng lan rộng kể từ sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 khiến xã hội bị rạn nứt. Tâm lý nổi loạn từ bất bạo động như Hippies, Peace and Love, Woodstock cho đến bạo động như Black Panther lan rộng trong giới trẻ và người da đen. Tháng 4 năm 1968 lãnh tụ đấu tranh chống kỳ thị Martin Luther King bị ám sát. Tháng 8 năm 1974 Tổng Thống Nixon bắt buột phải từ chức để tránh không bị xét xử vì tội gian lận bầu cử. Từ sau Thế Chiến Thứ Hai cho đến nay có lẽ đây là một trong những giai đoạn tăm tối nhất của nước Mỹ.

Trở sang Trung Đông nước Do Thái suýt bị thua trận trong những ngày đầu của cuộc chiến 1973 nếu Mỹ không viện trợ ồ ạt về quân sự, cọng thêm tài ngoại giao con thoi của Tiến Sĩ Kissinger. Sau chiến tranh với bài học nguy cơ sống còn bị đe dọa nên khối người Mỹ gốc Do Thái nắm trọng trách trong chính quyền cùng chính giới hành lang đã vận động để Do Thái nằm vào một trong ba mũi nhọn chiến lược: cô lập Liên Xô bằng cách liên minh với Trung Quốc; phục hồi kinh tế; và “chuyển trục” từ Đông Nam Á sang Trung Đông. Trong khi đó miền Nam Việt Nam chỉ có rất ít người ủng hộ trong chính giới Hoa Kỳ.

Tổng Thống Gerald Ford bị Quốc Hội bó tay nên bỏ rơi miền Nam vào năm 1975. Nhưng nhờ vào đức tính liêm khiết ông đã hàn gắn phần nào xã hội Hoa Kỳ vốn bị xâu xé vì chiến tranh Việt Nam và do việc truất phế Tổng Thống Richard Nixon. Tuy nhiên hệ lụy của đầu thập niên 1970 còn kéo dài: do chính sách ủng hộ Do Thái khiến Hồi Giáo bảo thủ nổi lên lật đổ chính quyền thân Hoa Kỳ tại Iran bắt giữ 52 con tin và dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai năm 1979; lạm phát tăng vọt lên 14% năm 1981; Liên Xô thấy Hoa Kỳ suy thoái nên xâm lăng Afghanistan vào năm 1979.

Chính trong những ngày tháng bi quan nhất Hoa Kỳ đã phục hồi nhờ vào chính sách chống lạm phát hữu hiệu của Thống Đốc Ngân Hàng Paul Vocker, hình ảnh tự tin và lạc quan của Tổng Thống Ronald Reagan và di sản ngoại giao chân vạc của cựu Tổng Thống Richard Nixon. Liên Xô sa lầy tại Afghanistan trong khi nền kinh tế chỉ huy trở thành gánh nặng đè lên khối Cộng Sản, dẫn đến sự sụp đổ của bức màn sắt và chấm dứt Chiến Tranh Lạnh vào năm 1991. Kết quả của chương trình thám hiểm không gian mang phi thuyền Apollo đáp xuống mặt trăng cùng vô số những tiến bộ khoa học khác. Các chương trình xã hội và phong trào phản kháng dân sự đã mở rộng nhiều cánh cửa cho phụ nữ và người thiểu số, ảnh hưởng trực tiếp đến những người tỵ nạn Việt Nam khi đến Mỹ được hưởng nhiều trợ cấp xã hội và con cái vào được những đại học lớn là điều khó xảy ra vào những năm 60 và đầu 70.

Người xưa nói ôn cố tri tân, nhưng người viết lại dùng câu chuyện ngày nay để hiểu về nước Mỹ ngày trước. Hoa Kỳ trong thập niên 70 phần nào giống nước Mỹ vào những năm 2006-08 khi tình hình Iraq suy đồi thảm hại cọng thêm cuộc Đại Suy Trầm. Dân chúng Mỹ - và không ít người Mỹ gốc Việt - đã ủng hộ Tổng Thống George Bush khi ông lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein năm 2003, nhưng sau này đổi ý chống chiến tranh để chấm dứt tình trạng sa lầy tại Iraq; người Mỹ bất mãn vì nhà nước Iraq chia rẽ bè phái tham nhũng mục nát, còn quân đội đào thoát hàng loạt bỏ theo bao nhiêu trang bị vũ khí tối tân chỉ 4 năm sau khi đồng minh rút quân. Sau cuộc khủng hoảng tài chánh 2008 Hoa Kỳ phải đặt ưu tiên chấn chỉnh nền kinh tế. Ngày nay Hoa Kỳ bớt lệ thuộc vào dầu hoả nhập cảng và cũng không thể trực tiếp tham dự vào những cuộc nội chiến triền miên ở Trung Đông thì chính sách “chuyển trục”, nhưng lần này từ Tây sang Đông, là cần thiết để bảo đảm an ninh cho khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới – nhưng vẫn có các thế lực khổng lồ như Do Thái, Saudi Arabia và cánh vận động hành lang cho Trung Quốc không muốn thấy Hoa Kỳ tái định vị.

Con tạo xoay vần. Người dân nước lớn như Hoa Kỳ hay nước nhỏ như Do Thái đã thay đổi vận mệnh nước họ. Lãnh đạo Trung Quốc xoay chiều lịch sử bằng cách bắt tay với Tây Phương nhằm hiện đại hoá đất nước, nhưng dân Nga và Hoa Lục vẫn chưa quyết định được tương lai. Người Việt, Iraq, Syria, v.v... là con bài của nước lớn cho đến khi chính quyền và dân chúng quyết nắm lấy vận mệnh của chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.