Hôm nay,  

Đao To Búa Lớn

8/2/200100:00:00(View: 4461)
Cuộc viếng thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell tại Bắc Kinh chỉ vỏn vẹn có 24 tiếng đồng hồ, nhưng đã làm bộc lộ một khía cạnh đặc biệt của chiến lược quốc tế vào thời đại này. Sau một loạt những cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể cả Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ, Powell nói Tổng Thống Bush tin ở “mối quan hệ xây dựng với Trung Quốc”. Không có gì cụ thể, nhưng hai bên đã đồng ý gạt bỏ sang một bên những bất đồng để chú trọng vào những vấn đề “quyền lợi chung”. Hiển nhiên cả hai bên đã thay đổi hẳn giọng nói.
Lần trước một Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh là bà Madeleine Albright. Bà đã được tiếp rước thân mật như một người bạn cũ, vì sau căng thẳng về vụ Sứ quán Trung Quốc ở Belgrade bị phi cơ Mỹ oanh tạc lầm năm 1999, chính phủ Clinton đã mau lẹ hàn gắn mối quan hệ. Lần này nếu ông Powell nghĩ cũng được tiếp đón thân thiện như vậy, ông đã lầm. Bởi vì bầu không khí đã khác. Những tháng đầu của chính phủ Bush đã đặt mối quan hệ Mỹ-Trung vào thế thử thách gay go nhất từ nhiều năm qua. Ngay sau khi vào Bạch Cung, Tổng Thống Bush đã có những lời tuyên bố rất cứng rắn với Bắc Kinh. Trong khi Clinton gọi Trung Quốc là bạn “kết tác” chiến lược, Bush đã đổi thành kẻ “tranh đua” chiến lược. Bắc Kinh cũng sẵng giọng trả đũa, coi kế hoạch xây dựng lá chắn phi đạn của Bush là trực tiếp nhắm vào lực lượng hạt nhân nhỏ yếu của Trung Quốc. Đặc biệt Tổng Thống Bush đã cho thấy một sự chuyển biến trong chính sách Mỹ đối với vấn đề Đài Loan. Sau khi gia tăng bán vũ khí cho Đài Loan về lượng và về phẩm, Bush hứa sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công. Bắc Kinh giận dữ lớn tiếng tố cáo.
Sau vụ phi cơ gián điệp Mỹ kẹt ở Hải Nam, Mỹ đã phải xét lại sách lược với lời nói tỏ ý “hối tiếc”. Còn Bắc Kinh cũng phải xét lại vấn đề, thả 3 học giả người Hoa cư trú Mỹ để mở đường cho sự hòa dịu qua cuộc viếng thăm của Powell. Tại sao cả hai bên đều thấy cần xuống giọng" Bởi vì về mặt chiến lược hai bên đều nhận thấy tiếp tục leo thang căng thẳng chỉ có hại chớ không có lợi cho bên nào. Thế nhưng hòa dịu không có nghĩa là một bên ông tướng đã chịu bó giáo lai hàng, hay một bên ông chăn bò đã chịu cởi bỏ khẩu súng ngang hông để đưa cả hai tay lên trời. Hòa dịu chỉ là một sự thay đổi chiến thuật, tìm một đường lối khác thích ứng với thời thể để mong đạt được những mục tiêu chiến lược căn bản.

Về sức mạnh quân sự, hiển nhiên Mỹ mạnh hơn Trung Quốc nhiều lần, nhất là về phi đạn hạt nhân và vũ khí kỹ thuật cao. Nhưng chỉ có ảo tưởng mới cho rằng Mỹ sẽ đánh trước, phóng phi đạn nguyên tử ào ạt để tiêu diệt hiểm họa Trung Quốc. Thế giới ngày nay là thế giới đa cực, dù Mỹ có sức mạnh vũ lực nhất cũng không thể duy ý chí tạo ra chiến tranh với một nước có 1.2 tỷ dân. Hậu quả một cuộc chiến như vậy không những tai hại cho Trung Quốc mà còn tai hại cho cả Mỹ và thế giới nói chung. Về Đài Loan, Trung Quốc cũng không chơi dại mà tấn công đảo này nếu không có sự khiêu khích. Còn Đài Loan bất cứ đảng nào cầm quyền cũng không chơi dại mà tuyên bố độc lập để dồn ép Bắc Kinh phải đánh, khiến Mỹ phải can thiệp thành chuyện lớn và Đài Loan sẽ lãnh đủ bom đạn. Chiến tranh Mỹ-Trung là chuyện bất khả tư nghị trong thời đại này, vì nước có tiềm lực mạnh lại không có thời thế mạnh.
Về mặt kinh tế, có những vấn đề thực tế hơn. Ở đây tiềm lực có khác nhau nhưng thời thế lại đảo ngược. Trung Quốc đang mở mang, nhưng là nước duy nhất không bị ảnh hưởng vì cuộc khủng hoảng tài chính Á châu 1997-98. Trong cơn suy thoái kinh tế thế giới hiện nay khởi đầu từ sự trì trệ kinh tế Mỹ, Trung Quốc lại vẫn là nước có sức tăng trưởng vững vàng đi lên. Sức mạnh kinh tế Trung Quốc đang ở thế bao trùm Đông Nam Á, với một khối người bằng 1/4 dân số thế giới, năng động sản suất lại chỉ có sự đòi hỏi khiêm tốn về nhu cầu cuộc sống, G-8 ngày nay sẽ bị đổi thành G-9 lúc nào không hay. Trước viễn tượng đẹp như vậy, Trung Quốc tất nhiên muốn tránh bất cứ rắc rối nào, kể cả chiến tranh toàn bộ hay cục bộ. Trung Quốc cũng kiêng nể thứ khác nữa là uy lực kinh tế tiềm tàng của Mỹ và muốn tránh một sự đổ vỡ về giao thương và đầu tư ...ít nhất cũng cho đến lúc được ngồi vào WTO. Nhưng Mỹ cũng thấy khó gây trở ngại vì cũng thiệt cho cả Mỹ, nhất là giữa lúc Mỹ đang cần phục hồi kinh tế có nguy cơ suy thoái. Vì thế Bắc Kinh vẫn cần giả lả để tạo thế hòa dịu với Mỹ, dù khi đã nắm được thế thượng phong.
Cố nhiên Mỹ còn “bất đồng” với Trung Quốc về nhiều thứ, chẳng hạn như tình hình nhân quyền, Tây Tạng, Đài Loan, việc phổ biến vũ khí, chế độ cai trị của Bắc Kinh đàn áp đối lập, thiếu dân chủ v.v...Ngoài ra Mỹ còn một mối lo tiềm ẩn là sức mạnh kinh tế của Trung Quốc sẽ bành trướng thế lực của nó ra khắp miền Á châu, nhiên hậu có thể lấn át cả ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này. Nhưng bộ tham mưu của Tổng Thống Bush cũng phải nhìn thấy chiến thuật thời chiến tranh lạnh nay đã lạc hâu.
Hăm dọa đánh nó mà không có cách nào đánh được là thua. Tố cáo và nguyền rủa nó bằng đủ thứ tên nó không chết. Vậy dùng đao to búa lớn đánh võ mồm làm chi cho mệt. Sao không nhân cơ hội đối thoại, hòa dịu và giao thương mà lụi những đòn ngầm, nhẹ nhàng và thiết thực, làm nó đau thấu đến ruột gan để buộc nó phải lần lần tự biến dạng" Đây chính là sách lược chung cho mọi cuộc tranh đấu trong thời đại mới ngày nay.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chính sách Quốc phòng “3 không” nguy hiểm của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lây qua đời sống người dân, cán bộ và đảng viên, báo hiệu thời kỳ liệt não vô cảm trước kẻ thù Trung Cộng.
Dòng thời gian vẫn âm thầm trôi qua, bốn mùa nối tiếp. Họ vẫn âm thầm như những con chim ẩn mình chờ chết. Thời gian không đợi ai bao giờ
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Từ hôm dời vào Landon Ridge Independent Living cho đến nay, thỉnh thoảng đi ngang phòng 212, ông Nhân nghe văng vẳng tiếng Violon với những tình khúc buồn như tâm hồn và xưa như khoảng đời tươi đẹp đã qua của ông. Đôi khi ông Nhân muốn hỏi nhân viên văn phòng về tiếng đàn ở phòng 212
Vào lúc 11 giờ 15 phút sáng ngày 14 tháng 11 năm 2019 Ty Cảnh Sát Garden Grove đã nhận được một cú điện thoại về phá hoại xảy ra bên ngoài phòng giặt đồ công cộng tại địa chỉ 11319 Parkgreen Lane
Một buổi trưa đẹp trời, ông bà Giáo Sư Phạm Cao Dương và Khánh Vân đến thăm, mang tặng vợ chồng tôi một món quà quý giá và thật ý nghĩa! Đó là Tuyển Tập "SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM tại hải ngoại và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG" mới vừa in xong!
Vụ 39 người Việt chết trong xe container trên đường vượt biên đến Vương Quốc Anh đã đánh động lương tâm loài người, nhất là người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước.
Hôm qua đã vào tiết “Lập Đông”, nắng Thu đã nhạt trên những hàng phong trơ xương lá, cái lạnh đã len qua áo khoác vào tận trong ngực.
Tin về cái chết của 39 người Việt, được tìm thấy trong một xe thùng chở hàng đông lạnh tại khu công nghiệp ở Essex, Vương quốc Anh đã gây xúc động và được dư luận thế giới quan tâm trong hai tuần qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.