Hôm nay,  

Vừa Nhập Siêu Vừa Nhập Lậu, Hàng Tàu Giết Hàng Ta

7/12/201500:00:00(View: 3464)
SAIGON -- Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn, cộng với lượng hàng nhập lậu không thống kê được đang lũng đoạn thị trường, đè bẹp hàng sản xuất trong nước, theo Người Lao Động TP (NLĐO).

Trong những năm gần đây, tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng trầm trọng. Nếu năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc là 12.4 tỉ USD thì đã tăng lên 16.3 tỉ USD vào năm 2012 và 29 tỉ USD trong năm 2014.

Bên cạnh đó, theo NLĐO thì các chuyên gia kinh tế từng khuyến cáo về số liệu chênh lệch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng phải đến khi đại biểu Mai Hữu Tín vạch ra tại nghị trường Quốc hội, chuyện này mới thật sự gây sốc. Như số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc năm 2014 cho thấy Việt Nam nhập siêu từ nước này lên tới 43.8 tỉ USD, trong khi Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố chỉ 29 tỉ USD. Về lý thuyết, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc mà Việt Nam ghi nhận (đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm) thường phải cao hơn giá trị Trung Quốc ghi nhận nhưng ở đây, thống kê của cơ quan quản lý 2 nước chỉ riêng năm 2014 lại vênh nhau khoảng 20 tỉ USD. Nếu số liệu phía Trung Quốc là chuẩn thì có thể thấy có một lượng lớn hàng hóa đã nhập lậu và xuất lậu qua biên giới mà cơ quan quản lý Việt Nam không kiểm soát được.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng nhập khẩu: từ 9% năm 2001 lên 28% năm 2013. Nếu tính cả Đài Loan và đặc khu hành chính Hồng Kông, tỉ trọng nhập khẩu từ khối thị trường này lên tới 36% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.

blank
Tại chợ Bình Tây, hầu hết mặt hàng thực phẩm khô vả gia vị… đều là hàng Trung Quốc.

NLĐO dẫn phân tích của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho thấy từ số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc năm 2013, hàng nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam hơn 11.7 tỉ USD. Trong đó, các mặt hàng có khả năng nhập lậu nhiều là rau củ, trái cây… chênh lệch hơn 1.1 tỉ USD. “Khủng” nhất là hàng may mặc và các nguyên phụ liệu như bông, sợi, xơ... khi chênh lệch đến 8.2 tỉ USD.

Đáng chú ý, riêng về phụ kiện hàng may mặc (đan, móc…), Việt Nam nói nhập từ Trung Quốc chỉ 210 triệu USD nhưng cơ quan thống kê nước này công bố xuất sang Việt Nam tới 4.77 tỉ USD. “Sắt thép, kim loại cũng chênh lệch số liệu tới 2.2 tỉ USD cho thấy nhập lậu rất khủng khiếp, ngành thép trong nước làm sao cạnh tranh nổi?” - ông Tuấn dẫn chứng.

Khó hiểu nhất, theo vị chuyên gia đến từ Fulbright, là chênh lệch số liệu ở mặt hàng điện, thiết bị điện tử, linh kiện điện tử… Việt Nam công bố nhập khẩu từ Trung Quốc 2.45 tỉ USD, phía Trung Quốc thống kê lên tới 7 tỉ USD. Tại sao có sự chênh lệch số liệu lớn như vậy, một phần có thể do doanh nghiệp khai giá thấp để chuyển giá về công ty mẹ ở nước ngoài, phần còn lại là hàng nhập lậu!

NLĐO dẫn thêm lý giải của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, cho rằng yếu tố đầu tiên làm chênh lệch số liệu thống kê giữa 2 nước là buôn lậu nhưng không phải tất cả. Chẳng hạn, những mặt hàng tạm nhập tái xuất khi vào Việt Nam không được bóc tách để thống kê riêng (khác với Trung Quốc và các nước) nên sẽ dẫn đến chênh lệch số liệu. “Vừa rồi, người em của tôi mua một đầu DVD trên mạng eBay từ Trung Quốc gửi về Việt Nam, giá thanh toán hơn 130 USD. Khi tôi ra nhận hàng, thấy giá hải quan áp dụng để nộp thuế nhập khẩu lên tới 185 USD. Tôi thắc mắc, hải quan nói: Giá trên tờ khai phía Trung Quốc chỉ 60 USD nên hải quan Việt Nam không chấp nhận và đã quyết định áp mức giá 185 USD để tính thuế nhập khẩu” - ông Tuấn dẫn câu chuyện để thấy chênh lệch số liệu do việc ghi giá trị hàng hóa của hải quan 2 nước.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Little Saigon, Nam California (Bình Sa)- - Tại phòng hội của Hội Đền Hùng Hải Ngoại 14550 Magnolia #203 Thành phố Westminster CA 92683, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Năm ngày 21 tháng 11 năm 2019, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam do Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hành đã tổ chức buổi họp báo để coâng boá keát quả Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN) 2019.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã nổi tiếng “cái gì cũng ăn, việc gì cũng phải có tiền”, nay lại độc quyền nắm Thanh niên để tiếp tục độc tài.
Mấy hôm nay truyền thông đưa tin một chủ tiệm nails ở Las Vegas bị khách quỵt tiền và tông chết. Các đài CNN, Fox 5… chỉ đơn giản là một tin tức mà không có bình luận kết tội hay khen chê gì cả!
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Giấc mộng trường sinh, bất tử đã được ghi nhận từ thuở hoang sơ, khi con người còn ăn lông ở lỗ. Trong huyền thoại thần tiên, trong niềm mê tín dân gian, trong nguồn cảm hứng xuất thần của văn nhân thi sĩ hay luận lý của triết gia.Tân, Cựu Ước, kinh Koran cũng có nhắc tới nguồn nước trường sinh.
Thanh Hoa huyện nổi tiếng hai chàng Trương, Trần chăm học. Thường đóng cửa tạ khách dùi mài kinh sử đến quá nửa đêm hay tới khi trời hừng sáng.
Nước Mỹ đi đầu phá bỏ nhiều khuông mẫu xã hội thường dẫn đến những tranh luận gay gắt: riêng trong cuộc bầu cữ năm 2020 Hoa Kỳ phải tự tra vấn liệu đã sẳn sàng cho một vị Tổng Thống đồng tính hay chưa?
Văn Phòng Giới Trẻ (VPGT) thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Quận Cam sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập vào cuối tuần này, 22 tháng 11 tại Nhà Hàng Grand Garden.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.