Hôm nay,  

Trường Học Trong Mùa Lũ

15/09/200000:00:00(Xem: 6433)
Bạn,
Các trường học trên toàn VN đã chính thức khai giảng niên khóa 2000-2001 vào ngày 5 tháng 9. Thế nhưng trong một tuần qua, tại vùng biên giới Việt-Căm Bốt thuộc địa phận các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, nhiều trường bị ngập nước, thầy giáo và học sinh rất gian nan trong những ngày đầu của niên học mới. Một phóng viên báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận như sau về những nhọc nhằn của học sinh và giáo viên ở những khu vực nói trên trong ngày tựu trường.

Tại Tân Châu, con đường bờ tây dẫn vào trường tiểu học A Phú Lộc chợt bé nhỏ hẳn đi so với biển nước mênh mông bao bọc chung quanh. Ở mép trong thì nước dưới kênh chảy xiết, còn mép ngoài thì sóng đánh oàm oạp như sóng biển. Hai bên cứ ép con đường bị lở dần rồi mất hút. Rất may trước cổng trường một vạt đường ngắn còn sót lại, được nối với một cây cầu chắc chắn bắc ngang bờ đông, nơi tập trung số học trò trên đường đi học. Như vậy còn có khả năng học được nhờ có vạt đường này. Lập tức, thầy trò và phụ huynh học sinh khẩn cấp đốn cây xóc nọc be bờ cho chắc chắn. Con đường được đắp cao hơn và gia cố thêm bao cát. Nhưng đến cổng trường rồi, để qua được lớp phải vào qua một đoạn đường chừng 5-7 mét nữa, mà nước đã ngập tới lưng quần. Không thể để học trò mặc quần áo ướt ngồi học mỗi ngày, các thầy giáo lại phải đốn cây tre, xóc chéo lại, gác cây dài lên thành cầu khỉ dã chiến nối cổng trường với lớp học.

Tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, các phòng học xây mới ở các xã đều nằm cách xa đường, nằm sâu trong ruộng và lơi khơi trên mặt nước. Các phòng đều được xây cao vượt lũ, nhưng có điều học sinh muốn vô tới lớp thật hết sức nhiêu khê. Phó trưởng phòng giáo dục huyện cho biết nơi gần nhất cũng phải 20 mét, còn xa nhất tới 120 mét, đến trường đã cực rồi, vô lớp còn cực hơn. Hầu như 23 điểm trường trong huyện đều nằm trong tình trạng ốc đảo như vậy. Nhưng đó là nói điểm chính. Các điểm phụ chẳng những không có đường mà phòng học đều bị ngập lênh láng. Tại trường Tiểu học Thường Lạc 1, chỉ còn 4 ngày nữa khai giảng mà vắng lặng như tờ. Cả ba dãy phòng đều bị ngập, chỉ có cái cổng trường lẻ loi bên bờ là khô ráo. Các nơi đây đành nghỉ chờ nước rút. Cả huyện có 11 trường bị ngập như vậy, số học sinh nghỉ học chắc trên 2 ngàn.

Bạn,
Trên bờ kênh xã An Bình B, huyện Hồng Ngự, phóng viên báo Tuổi Trẻ bắt gặp hai đứa trẻ đang lúi húi kéo lưới bắt cá. Lẽ ra giờ này phải chuẩn bị đến trường, thế nhưng vẫn còn miệt mài ở đây. Hỏi ra thì mới biết cả hai em đều định nghỉ học. Đứa anh trai lớn tên là Bùi Minh Tâm thì quăng chài, cô em gái nhỏ Bùi Thị Kim Khanh đi theo gỡ cá. Tâm đã học đến lớp 7, Khanh học lớp 4. Tâm nói sở dĩ nghỉ học vì nhà em vừa mất trắng hết lúa trong vụ lũ lên bất ngờ hồi tháng rồi. Nhà không có gì ăn, cha phải hái rau muống ở biên giới Căm Bốt. Xuồng không có phải mướn xuồng của người ta với giá 3 ngàn đồng/ngày. Phóng viên hỏi: Mẹ đâu" Nghe hỏi tới mẹ, hai anh em bỗng bật khóc. Hồi lâu sau em mới thút thít: Mẹ bị nhiễm trùng huyết đã mất gần 6 tháng. Cha lo chữa trị cho mẹ nên mắc nợ, kế đến là mất lúa, nợ nần chồng chất cao hơn. Tụi con không còn cách nào khác là nghỉ học phụ cha kiếm tiền.

Tâm nói em còn một đứa em ở nhà nữa, tên Ngân. Năm nay Ngân vô lớp 1, đáng lẽ chuẩn bị đi học nhưng chẳng nghe cha nói gì. Chẳng thấy tập vở, áo quần gì hết. Kể đến đó, cậu bé mếu máo nói: Mà tiền đâu mua, gạo ăn còn hổng đủ, lấy đâu mà mua tập, chắc nó sẽ không được đi học chú ơi. Kể đến đó, rồi hai đứa trẻ lại thút thích khóc. Thế là cả ba anh em không được đến trường chỉ vì gia cảnh quá khó khăn...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.