Hôm nay,  

Phỏng Vấn Gabriel García Márquez (8, Kỳ Chót): Sách Viết Ra, Chỉ Để In, Sau Khi Đã Chết Rồi

22/02/200200:00:00(Xem: 4073)
-Ngoài những tác giả ông ưa thích, ông còn đọc gì, những ngày này"
Tôi đọc những gì kỳ cục nhất. Tôi đọc hồi ký của Muhamad Ali, mới đây thôi. [Ác quỉ] "Dracula", của Bram Stoker cũng là một cuốn lớn, đây là cuốn mà trước đây nhiều năm tôi sẽ không đọc, vì cứ nghĩ là sẽ mất thời giờ. Nhưng tôi thực sự chẳng bao giờ để ý đến một cuốn sách, ngoại trừ một người nào mà tôi tin cậy, nói nên đọc. Tôi không còn đọc tiểu thuyết nữa. Tôi đọc rất nhiều hồi ký và tài liệu, ngay cả thứ tài liệu được ngụy tạo. Và tôi đọc lại những tác phẩm ruột. Đọc lại như vậy thật có cái lợi, là bạn có thể giở bất cứ trang nào, và đọc đoạn thực thú. Tôi đã mất đi cái quan niệm thiêng liêng, là chỉ đọc cái gọi là "văn chương". Tôi sẽ đọc bất cứ thứ gì. Tôi cố lúc nào cũng cập nhật. Tôi đọc hầu như tất cả những tạp chí thực sự quan trọng từ khắp nơi trên thế giới, mỗi tuần. Kể từ khi có thói quen đọc trên máy tê lê týp, tôi luôn luôn tìm cách có thật nhiều tin tức. Nhưng sau khi đọc đủ thứ tin tức quan trọng, bà xã tôi là người cung cấp những tin tức mà tôi chưa nghe nói tới. Khi tôi hỏi đọc ở đâu, bà cho biết, ở tiệm sửa sắc đẹp. Vậy là tôi đọc luôn báo thời trang, và đủ thứ báo dành cho phụ nữ, và luôn ba thứ báo lá cải với những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Và tôi học được nhiều điều, chỉ nhờ đọc chúng. Nhờ vậy tôi luôn luôn bận rộn.
-Tại sao ông cho rằng danh vọng thì thật là tai hại cho một người viết"
Trước hết, nó xâm phạm đời tư. Nó "chôm" thời gian đáng lẽ dùng cho bạn bè, thời gian dùng để làm việc. Nó kiếm cách cô lập bạn, với thế giới thực. Một nhà văn nổi tiếng, nếu muốn tiếp tục viết là luôn luôn phải tìm cách tự bảo vệ, chống lại danh vọng. Tôi thực sự không muốn nói điều này, bởi vì nghe ra có vẻ không được thành thật, nhưng tôi cầu mong những cuốn sách của tôi được xuất bản sau khi tôi đã chết, chỉ có vậy mới là một nhà văn nổi tiếng mà không bị danh vọng ròm rỏ. Trong trường hợp của tôi, ích lợi của việc nổi danh, đó là tôi có thể sử dụng nó cho mục đích chính trị. Ngoài ra, nó hoàn toàn không được thoải mái. Vấn đề là, bạn nổi tiếng 24 tiếng đồng hồ trong một ngày, và bạn không thể nói, "Okay, ngày mai thì được, bữa nay tôi không muốn nổi tiếng!"
-Ông có dự cảm, Trăm Năm Cô Đơn sẽ là một thành công khác thường"
Tôi biết nó sẽ là một cuốn sách làm bạn bè tôi hài lòng, hơn hẳn những cuốn khác của tôi. Nhưng khi nhà xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha cho biết, sẽ in tám ngàn cuốn, tôi sững người, bởi vì mấy cuốn kia chưa hề in quá con số bẩy trăm. Tôi bảo ông ta, cứ nhẩn nha, ông cho biết, ông tin tưởng là cuốn này sẽ ngon cơm, và tám ngàn ấn bản sẽ tiêu thụ hết trong khoảng giữa tháng Năm và tháng Chạp. Sau cùng, tất cả đều bán sạch, trong vòng một tuần lễ, ở Buenos Aires.
-Có vẻ như ông "rẻ rúng" nó"
Tôi là một nhà phê bình rất dở, về chính những tác phẩm của mình. Một trong những lời giải thích tôi nghe nhiều nhất, nó là một cuốn sách viết về đời tư của những con người Mỹ Châu La Tinh, và đây là một cuốn sách từ bên trong (viết ra). Giải thích này làm tôi ngạc nhiên, bởi vì thoạt đầu tôi tính đặt tên cho nó là Căn Nhà. Tôi muốn trọn sự phát triển của nó chỉ ở bên trong căn nhà, và bất cứ chuyện gì ở bên ngoài sẽ là một đụng độ với căn nhà. Sau đó, tôi bỏ cái tên Căn Nhà, nhưng một khi cuốn sách chọn được cho nó một thành phố có tên là Macondo, thế là nó không muốn đi đâu nữa. Một giải thích khác mà tôi nghe được, đó là, mọi độc giả đều có thể làm bất cứ điều gì mà người đó muốn, đối với những nhân vật ở trong truyện, và biến chúng thành những nhân vật của mình. Tôi không muốn cuốn sách được quay thành phim, bởi vì có thể người coi sẽ nhìn thấy một bộ mặt mà người đó không nghĩ rằng nó sẽ như vậy.

-Liệu có lý thú gì, khi đưa lên màn ảnh"
Có chứ, nhưng người đại diện cho tôi (agent) đã đưa ra một con số trời ơi, là một triệu đô, để làm nản lòng họ. Và khi họ tính chịu giá đó, bà nữ nhân viên của tôi bèn tăng lên ba triệu đô. Tôi chẳng lý thú gì cái chuyện đưa cuốn sách lên màn ảnh, và một khi tôi còn ngăn cản, thì cuốn sách vẫn chỉ là những chữ. Tôi khoái như vậy, bởi vì nó sẽ luôn luôn giữ trọn cho nó và độc giả của nó, mối tình thơ ngây của thuở ban đầu.
-Ông có tin, sách có thể chuyển thành phim, và thành công"
Tôi không nghĩ, phim làm cho một cuốn sách vốn đã hay sẽ hay thêm lên, nhưng tôi nghĩ, rất nhiều cuốn phim hay đã được làm từ những cuốn sách dở như hạch.
-Có bao giờ ông nghĩ, tự đứng ra làm phim"
Có thời gian tôi muốn là nhà đạo diễn. Tôi học đạo diễn ở Rome. Tôi nghĩ phim ảnh là một môi trường không có giới hạn, và mọi chuyện đều có thể với nó. Tôi tới Mexico là vì muốn làm một phim, không phải với vai trò đạo diễn, mà là một người viết kịch bản. Nhưng cái kẹt của phim: nó là một nghệ thuật mang tính kỹ nghệ. Trọn một nền kỹ nghệ. Thật khó mà diễn tả điều bạn thực sự muốn nói, với phim ảnh. Tôi vẫn còn nghĩ tới, nhưng nó có vẻ như một thứ xa xỉ, và tôi chỉ muốn làm chơi với bạn bè, chẳng mong cơ hội tự diễn tả về mình. Tôi càng ngày càng xa với phim ảnh. Liên hệ của tôi với nó giống như của một cặp không thể xa cách, nhưng cũng không thể sống bên nhau. Giữa chuyện, có một sở phim hay có một tờ báo, tôi chọn tờ báo.
-Ông đang viết một cuốn sách về Cuba"
Nó giống như một bài báo dài, về cuộc sống bên trong gia đình của những người Cuba lúc này nó như thế nào, họ xoay sở ra sao để mà sống qua những cơn khốn khó, thiếu hụt. Điều gây ấn tượng mạnh ở nơi tôi, sau những lần thăm viếng Cuba, trong hai năm vừa rồi, đó là, việc phong tỏa đất nước này đã tạo ra một thứ "văn hóa của sự cần thiết", một hoàn cảnh xã hội "có sao sống vậy, ai sao ta vậy, người ơi". Tôi thực sự quan tâm đến câu hỏi này: một cuộc phong tỏa như thế sẽ làm cho tính tình cá nhân, tình tự dân tộc... thay đổi như thế nào. Cuba có thể coi như một nơi diễn ra cuộc xung đột (a clash) giữa, một bên là xã hội chống tiêu thụ, và một bên là xã hội tiêu thụ thuộc loại khổng lồ trên thế giới. Cuốn sách bây giờ đang ở ngã ba đường: thoạt đầu tưởng là ngon cơm, dễ nuốt - một mẩu báo chí - bây giờ nó đang có khuynh hướng nở bung ra thành một cuốn sách phức tạp, dài thòng. Nhưng cũng chẳng sao, bởi vì mọi cuốn sách của tôi là theo kiểu này. Và ngoài ra, còn điều này cũng thật là đầy hứa hẹn: cuốn sách sẽ chứng tỏ, bằng những sự kiện mang tính lịch sử, rằng thế giới thực, hay là cõi người ta ở vùng Caribê thì thật là hoang đường, quái đản chẳng thua gì những câu chuyện ở trong Trăm Năm Cô Đơn.
-Là một nhà văn, ông có đặt ra cho mình những tham vọng dài hạn, hoặc đã có những tiếc nuối, ân hận"
Tôi nghĩ câu trả lời sẽ giống như câu hỏi lúc nãy, về danh vọng. Có lần tôi được hỏi, có quan tâm đến chuyện được Nobel hay không [bài phỏng vấn này thực hiện năm 1981, năm sau ông được Nobel], nhưng tôi nghĩ, nếu được, thì đúng là một đại họa (thảm họa tuyệt đối). Danh vọng tới mức đó thì phiền nhiễu do nó gây ra cũng không thua gì đâu. Còn nói về tiếc nuối ân hận: tôi chỉ ân hận là mình không có được một cô con gái.
-Ông đang có những dự định nào ở trong đầu"
Tôi tuyệt đối tin tưởng là tôi sẽ viết được một cuốn sách lớn lao nhất trong đời, nhưng tôi chưa biết, nó sẽ như thế nào, và khi nào thì tới. Khi tôi cảm thấy như vậy - như là lúc này - tôi thu mình lại như mèo rình mồi, và khi nó thoáng xuất hiện, là tóm ngay lấy.
Peter H. Stone (phỏng vấn viên)
Mùa Đông 1981
Jennifer Tran chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.