Hôm nay,  

Sài Gòn: Ảm Đạm Xích Lô Mưu Sinh Quá Là Mệt Mỏi

21/09/201400:00:00(Xem: 3180)
SAIGON -- Dưới ánh nắng gay gắt hay trong cơn mưa chiều tầm tã trên đường phố, thì thoảng người ta gặp những người lớn tuổi lầm lũi đạp xích lô. Họ như lạc lõng giữa dòng xe cộ hối hả, theo ghi nhận của Thanh Niên (TNO).

Chợ Thiếc (Q.11 Sài Gòn) là một trong số ít khu chợ còn khá nhiều xích lô “tập kết”, mà cả về phía khách đi xe, hầu như cũng không có các cô, cậu thanh niên.Thay vào đó, đại đa số người đi xích lô ở đây là những tiểu thương hay những bà nội trợ đứng tuổi đi chợ. Ngoài ra, cũng có một số người thuê những xích lô chuyên chở hàng hóa.

“Chở người trẻ, họ luôn hối thúc chạy nhanh lên, phải đạp hộc tốc nên tôi không muốn chở. Nhưng mà nói cho ngay, hơn 10 năm nay rồi, cũng không có người trẻ nào đi xe xích lô của tui cả”. Ông Võ Văn Na (còn gọi là Sáu Na, 61 tuổi), một người có thâm niên 34 năm mưu sinh bằng nghề xích lô ở khu vực chợ Thiếc bộc bạch như vậy.

Theo ông Sáu Na, đa phần xích lô ở khu chợ Thiếc chỉ hoạt động từ sáng sớm đến trưa là ngưng, vì lúc đó chợ đã tan. Bình quân mỗi buổi chợ, ông kiếm được khoảng 70,000 đồng – 80,000 đồng. Và ngày nào cũng vậy, ông cố gắng trích 10,000 đồng để dành cuối tháng đi chữa bệnh. Ông cho biết, nghề này lao lực nên ông mắc bệnh hô hấp mạn tính, ho và khó thở.

blank
Xích lô ế khách trước chợ Bình Tây.

Theo PNO, không chỉ nghèo khó, già cả, bệnh hoạn kéo dài, nhiều bác xích lô còn lâm vào tình trạng sống đơn côi, không nhà không cửa. Như gần chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10), một số tiểu thương, người bán vé số cho biết phần nào về “lý lịch” buồn thảm của bác xích lô Nguyễn Văn Út, 68 tuổi, quê ở Bến Tre. Bị suy nhược cơ thể, nói tiếng được tiếng mất, vậy mà bao nhiêu năm nay, ông thường lấy vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường. Bà Phan Thị Cẩm Thanh, bán đồ chay trong chợ Nguyễn Tri Phương, quả quyết: “Tui biết ông này chạy xích lô ở đây rất lâu, khoảng 40 năm nay rồi. Ông không có vợ con, nhà cửa gì hết. Trước đây, tui nhờ ổng chở măng. Bây giờ, dù không có nhu cầu đi xích lô nhưng thỉnh thoảng tui cũng “đi giùm” hoặc cho ổng 10,000 đồng. Có những người thấy ổng tội, viết địa chỉ ra giấy rồi thuê ổng chở đồ, còn họ đi xe ôm, vì sợ ổng ốm yếu chở không nổi”.

Trên đường Âu Cơ (khu vực P.9, Q.Tân Bình), thì có ông Dương Lý Hải, 66 tuổi, quê ở Bạc Liêu, thường đêm xuống ông trải ni lông nằm ngủ trước một cửa hàng bán xe gắn máy. Và lần nào cũng vậy, trên chiếc xích lô của ông đều có phơi bộ đồ cũ mặc trong ngày mà ông vừa giặt. Ông Hải kể rằng ông lên Sài Gòn chạy xe xích lô từ năm 1978. Hồi ấy, ông cùng vợ con thuê nhà trọ ở. Đến năm 1988, vợ ông chết vì bị ung thư, ông đưa ba đứa con về quê rồi trở lên Sài Gòn. Từ đó đến nay, ông sống lang thang ngoài đường phố. Lúc trước, ông thường ngủ ở góc đường Lữ Gia và Nguyễn Thị Nhỏ (Q.11). Nhưng sau một lần bị trộm khoắng sạch đồ đạc, ông đi tìm chỗ ngủ mới và được chủ tiệm xe gắn máy nói trên cho tá túc.

Ông Hải cho hay, có những ngày ông kiếm được 100,000 – 150,000 đồng từ nghề đạp xích lô. Thế nhưng, cũng có nhiều hôm mưa gió ế ẩm, ông đành đi ngủ với cái bụng đói...

Còn “ba trong một” là biệt danh của ông Nguyễn Hữu Huấn (54 tuổi, ngụ Q.10). Bởi lẽ, hằng ngày ông như con thoi xoay trở giữa ba loại việc: chạy xe xích lô, chạy xe ôm, đẩy thuê hàng hóa vô chợ Nguyễn Tri Phương. Ông Huấn khoe rằng nhờ làm cật lực vậy mà ông mới nuôi nổi một đứa con vào đại học. Tuy nhiên, ông không khỏi tâm tư khi đề cập đến nghề xích lô gắn bó lâu nay: “Điều chúng tôi cần là được giúp cho có công việc phù hợp, chứ không chỉ là hỗ trợ mấy triệu đồng”.

Trở lại khu chợ Thiếc, có vẻ nổi bật là chiếc xích lô sáng loáng, bắt mắt của ông Nguyễn Văn Bảng (56 tuổi, quê Bến Tre, ở trọ trên đường Lý Nam Đế, Q.11). Ông Bảng tiết lộ, tâm lý khách thường thích đi những xích lô mới cho sạch sẽ, nên ông bỏ công… bọc giấy kiếng và sơn một số bộ phận cho chiếc xe.

Lý giải vì sao đeo bám cái nghề đạp xích lô hạ bạc, ông Bảng thổ lộ: “Hồi trẻ ở dưới quê mần ruộng, sau ruộng cũng không còn nên tui trôi dạt lên đây. Mình không có trình độ, cũng không đủ sức khỏe làm thợ hồ, bốc vác như người khác, nên chỉ biết đạp xích lô kiếm sống. Nghề này lao lực lắm, nhưng buông nó ra là đói”. Được biết, sau khi trừ các khoản ăn uống (chừng 70,000 đồng/ngày) và tiền phòng trọ, ông cố gắng dành dụm để mỗi năm ráng gửi từ 500,000 - 1 triệu đồng về cho con, cháu ở dưới quê.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.