Hôm nay,  

Các Vi Phạm Nhân Quyền Tại Vn Trong Năm 2001

04/04/200200:00:00(Xem: 3715)
Tài liệu dưới đây do Mạng Lưới Nhân Quyền phổ biến, sau buổi họp đại hội cuối tuần qua.
TỔNG KẾT CÁC VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM TRONG NĂM 2001
Bản Tổng Kết này được soạn thảo theo tài liệu của Hội Quốc Tế Nhân Quyền (HQTNQ, International Society for Human Rights, ISHR) viết để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 58 của Uỷ Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UN Commission on Human Rights) năm2002.
1. Dẫn Nhập.
Trong hai năm vừa qua tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã suy sụp một cách thê thảm. Chỉ riêng trong năm 2001, hàng trăm người ly khai và các nhà lãnh đạo tôn giáo đã bị cầm tù hoặc quản chế tại giạ Nhiều người phê bình chế độ đã bị khủng bố tâm lý hoặc bị áp đảo, đưa đến những liên lụy gia đình, nghĩa là tất cả thân nhân và bạn bè đều bị trừng phạt chung.. HQTNQ tin rằng trong những năm gần đây các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã không được cộng đồng quốc tế xử lý đúng mức. Tình trạng leo thang này chứng tỏ rằng Việt Nam đã coi thường sự đối thoại về nhân quyền giữa các quốc gia và đã không quan tâm đến những cam kết quốc tế. Từ khi được gia nhập Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào đầu năm 2001, Việt Nam lại càng tỏ ra có một đường lối thô bạo hơn về nhân quyền.
2. Quyền sống của các Dân tộc Thiểu sọá
Việt Nam tiếp tục áp dụng chính sách đồng hóa và bạo lực để "giải quyết" tranh chấp với dân tộc thiểu số. Những người Thượng ở vùng cao nguyên Trung Phần than phiền rằng một chính sách tiêu diệt đã biến họ thành dân thiểu số ngay trên vùng đất trước kia thuộc về họ. Họ bị cướp mất nơi sinh sống vì những đợt di dân đông đảo từ miền Bắc và sự thành lập những đồn điền trồng hạt tiêu, hột điều và cà phê để xuất cảng. Họ còn bị ngược đãi vì lý do tôn giáọ, vì chính phủ muốn chặn đứng sự gia tăng của những cộng đồng Thiên Chúa giáo tại đâỵ Trong mấy năm qua nhà cầm quyền đã đóng cửa 87 nhà thờ trên miền cao nguyên, hành hạ các tín đồ và bắt giữ các nhà truyền giáo Tin Lành.
Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2001 hàng vạn người thuộc các bộ lạc Djarai, Bahnar và Rhadé từ các tỉnh Pleiku, Gialai và Daklak tham dự nhiều cuộc biểu tình đòi trả tự do cho hai tín đồ Tin Lành, nhưng chủ đích là tranh đấu để bảo toàn quyền sống của họ. Chính phủ Việt Nam đã huy động quân đội và ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn vùng. Trong cuộc đàn áp, hàng trăm người biểu tình đã bị thương. Tổng cộng trên 200 người, kể cả 60 tu sĩ Tin Lành và tù trưởng các bộ lạc, đã bị bắt. Sau đó hàng ngàn người đã trốn sang Cam Bốt. Cuối tháng 9, có 14 dân Thượng bị kết án tù từ 6 đến 12 năm vì tội "nổi loạn, gây chia rẽ khối dân tộc và làm mất trật tự công cộng". Vì sự đàn áp tiếp tục, trong ba tháng cuối năm ngoái lại có thêm một đợt dân tị nạn sang Cam Bốt. Con số chính thức dân thiểu số Việt Nam tị nạn tại Cam Bốt đã lên đến 805 trong tháng 12.
3. Tự do tư tưởng.
Những công dân nào nặng lời phê bình chính sách của chính phủ đều bị ngược đãị Liên lạc với những người chỉ trích ở hải ngoại bị coi là phản quốc và phổ biến những bức thư ngỏ bị coi là có âm mưu lật đổ chính phủ. Chỉ trích sự độc đoán, nạn quan liêu và tham nhũng bị coi là thù nghịch với nhà nước. It nhấtụ 20 người ly khai hành sử quyền tự do tư tưởng, được bảo đảm trong hiến pháp, đã bị quản thúc tại gia trong năm quạ
Các nạn nhân bị cô lập hoá, phương tiện viễn thông bị cắt đứt và máy điện toán bị tịch thụ Họ bị guồng máy tuyên truyền bôi bẩn màĩ không có cách tự bào chữạ Việc đấu tố được các cơ quan an ninh dùng nhiều hơn trong năm 2001.
4. Tự Do Hội Họp và Lập Hộị
Trong suốt năm 2001 có rất nhiều cuộc biểu tình trước các tòa nhà của chính phủ và ĐCS, cũng như tư gia của các giới chức trong ĐCS. Chỉ riêng trong tháng 12 của khóa họp quốc hội, đã có hàng trăm cuộc biểu tình, con số người tham dự biểu tình có khi lên đến 400. Người biểu tình đến từ khắp nơi trong nước, đòi hỏi các biện pháp hữu hiệu đối với những kẻ tham nhũng, đòi tịch thu tài sản và chống nạn quan liêu độc đoán. Trong hơn 100 trường hợp, ban ngày công an không động đến người biểu tình nhưng ban đêm đã bắt giữ họ.
Về vụ xin lập hội chống tham nhũng, 20 người bị bắt giữ trong tháng 9 vì bị nghi đã ủng hộ việc xin lập hộị Một trong hai người nộp đơn bị trục xuất khỏi Hà Nội rồi bị quản chế tại gia 2 năm.
Những cuộc biểu tình về tôn giáo đã được xử lý cách khác. Các cuộc biểu tình này bị công an hoặc quân đội giải tán tức thời bằng bạo lực. Những người biểu tình bị đánh bằng báng súng và roi điện trong các xe công an và trong khi bị giam giữ.
5. Tự Do Tôn Giáọ
Sự tranh chấp với các cộng đồng tôn giáo vẫn còn là một trong những chủ điểm chính trong năm 2001. Cho tới cuối năm tất cả những nhân vật quan trọng trong Phật Giáo, Tin Lành, Công Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo còn ở trong tù hoặc bị quản chế tại gia, thường là không có một thủ tục pháp lý nào cả. Hàng trăm tín đồ bị sách nhiễu chỉ vì họ có tôn giáọ
ạ Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất (GHPGTN).
Hàng trăm Phật tử đã tham dự tuần lễ cầu nguyện cho hoà bình và tự do tôn giáo do GHPGTN tổ chức trong tháng 2 tại chùa Từ Đàm ở Huẹá Chính phủ đã mạnh tay can thiệp. Các nẻo đường dẫn tới chùa đều bị chặn, những người tham dự bị sách nhiễụ Tất cả chùa chiền trong vùng đều bị cô lập hóa, các tăng ni và những tín đồ tranh đấu cho GHPGTN đều bị công an thẩm vấn. Quân đội được đặt trong tình trạng báo động. Trong tháng 7 có 18 tu sĩ chùa Từ Đàm bị buộc phải rời chùạ

Kể từ tháng 3 chính phủ đã tăng cường việc đàn áp GHPGTN, vì Giáo Hội tuyên bố sẽ đưa Hòa Thượng Thich Huyền Quang từ nơi ông bị lưu đày về Sài Gòn ngày 7 tháng 6 để chăm sóc. HT Huyền Quang đã bị giam bất hợp pháp tại Quảng Ngãi 24 năm và không được chăm sóc sức khỏe đúng mức. Hàng chục chùa đã bị cô lập hóạ Ít nhất có 22 vị tu sĩ cao cấp bị thẩm vấn thường xuyên và không được ra khỏi chùạ Tháng 5, HT Quảng Độ bị quản chế tại gia trong 2 năm. Dân biểu Nghị Hội Aâu Châu Olivier Dupuis muốn đến thăm HT Quảng Độ trong tháng 6 và biểu tình ngồi trước cửa chùa nên bị trục xuất khỏi Việt Nam. Ngày 7 tháng 6 nhiều nhóm Phật tử trên đường đi Quảng Ngãi đã bị lực lượng an ninh tấn công và buộc phải quay trở lạị Hai vị lãnh đạo nhóm Phật Tử ở Quảng Nam đã tự thiêu trong tháng 9 để phản đối sự đàn áp ngày một gia tăng đối với GHPGTN.
b. Phật Giáo Hòa Hảọ
Trong tháng 3 một cuộc biểu tình ôn hòa của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, đòi trả tự do cho cụ Lê Quang Liêm, chủ tịch của Giáo Hội, đã bị công an giải tán bằng bạo lực: Khoảng 150 người biểu tình đã bị đánh đập dữ dội, 10 người bị bắt giữ. Cụ Liêm bị quản chế tại gia 2 năm, vì "lạm dụng tôn giáo để tuyên truyền chống nhà nước". Tư gia của cụ bị công an canh giữ thường xuyên, các conà cháu của cụ bị sách nhiễụ
Tháng 3 một nữ tín đồ Hòa Hảo tự thiêu để phản kháng việc bóp nghẹt tự do tôn giáọ Công an dùng gậy đánh khoảng 200 người chứng kiến vụ tự thiêụ Trong nhiều tuần lễ sau đó nhiều tín đồ Hòa Hảo bị xét nhà. Trong tháng 7 công an dùng gậy và roi điện để giải tán những người cầu nguyện trong lễ tưởng niệm ngày thành lập giáo hội và bắt giữ ít nhất 3 ngườị Cuối tháng 7 hai nữ tu sĩ Hòa Hảo bị bắt và không ai biết đã bị giam ở đâụ Sau khi tuyệt thực 3 ngày trước đó để phản đối việc công an sắp bắt giữ ông, tu sĩ Hòa Hảo Võ Văn Thanh Liêm đe dọa các công an viên bao vây ông là ông sẽ tự thiêu
c. Tin Lành (Evangelical Christians).
Trong tháng 4 năm 2001 chính phủ đã tước bỏ quyền của các hội đạo cũ và đặõt nhiều chi hội nhánh vào tình trạng bất hợp pháp bằng cách lập ra "Tổng liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam" (Federation of Evangelical Churches of Vietnam) trung thành với nhà nước. Trong tiến trình thành lập, bắt đầu từ cuối năm 2000, chính phủ đã lũng đoạn thành phần của ban vận động thành lập và đưa người thân chính quyền vào ban vận động.
Trong năm 2001 nhiều buổi họp tại tư gia đã bị công an bắt buộc giải tán, những người tham dự bị đánh đập, phạt tiền hoặc bắt giữ.
Vụ nổi loạn của dân tộc thiểu số miền cao nghuyên trong tháng 2 (đã nói ở trên) cũng có liên hệ tôn giáọ Sau những vụ nổi loạn của người Thượng, nhà cầm quyền tỉnh Daklak ra lệnh là những vụ tụ họp quá 5 người sẽ bị giải tán và những vụ tụ họp trong nhà thờ không còn được chấp thuận nữạ Nhà cầm quyền Việt Nam đã đốt cháy nhiều nhà thờ Tin Lành tại Gialai và Pleiku trong tháng 3, và vụ này lại đưa đến nhiều cuộc biểu tình của các sắc tộc. Nhiều mục sư Việt Nam ở miền Trung bị bắt giữ trong tháng 11 vì rủ dân thiểu số vào đạọ
d. Công Giáọ
Việc giới hạn sự thờ phụng và việcĩ trả lại các tài sản bị tịch thu của giáo hội vẫn còn là những vấn đề chính của sự tranh chấp với Giáo Hội Công Giáo trong năm 2001. Đức Hồng Y giáo phận Hà Nội, đức Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn, các linh mục ở Huế và Quảng Nam yêu cầu chính phủ đừng thực hiện các dự án xây cất trên tài sản của Giáo Hộị Những yêu cầu này được sự ủng hộ của hàng trăm tín đồ, phần lớn dưới hình thức biểu tình.
Cho tới cuối năm, bầu không khí kinh hoàng bao trùm các cộng đồng Nguyệt Biều và An Truyền. Riêng tại Nguyệt Biều, nơi mà giáo dân biểu tình thường xuyên từ tháng 11 năm 2000, lực lượng an ninh đã đánh đập người biểu tình. Bộ máy tuyên truyền của chính phủ đã thực hiện một chương trình bôi nhọ vị linh mục. Lực lượng an ninh tuần tiễu trong các xã, lục soát nhà cửa và sách nhiễu dân chúng hàng ngàỵ Mỗi ngày độ một chục tín đồ bị gọi trình diện các chức quyền, bị thẩm vấn hoặc bắt giữ. Có ít nhất 14 người bị ngược đãi trong khi bị giam giữ, vì họ không chịu phủ nhận những việc đã làm. Việc nhà cầm quyền ra lệnh quản chế tại gia 2 năm cho linh mục Nguyễn Văn Lý đã khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Dân Biểu Na Uy Lars Rise đến thăm linh mục Lý và đã bị trục xuất khỏi Việt Nam. Vì linh mục Lý tiếp tục thi hành mục vụ, ông đã bị bắt giữ bởi cả trăm công an viên được huy động đến đó trong tháng 5. Hai cháu trai và một cháu gái của ông bị bắt vào tháng 6 vì bị nghi là đã gíup đỡ ông. Tháng 10 năm 2001 linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án tổng cộng là 20 năm tù ở và quản chế tại gia; vụ án đã được xử ở Huế, giữ kín đối với công chúng và không có luật sư biện hộ. Ít nhất hai linh mục và ba tín đồ Công Giáo ở vùng Huế cũng bị quản chế tại giạ
Thỉnh nguyện cho kỳ họp thứ 58 của Uỷ Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc năm 2002.
Hội Quốc Tế Nhân Quyền kêu gọi Uỷ Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc:
lên án bằng một nghị quyết những vi phạm trầm trọng về nhân quyền tại Việt Nam;
đòi Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, dù bị giam tù hay quản chế tại gia;
chỉ định một uỷ viên đặc biệt để điều tra vụ kỳ thị các dân tộc thiểu số tại Việt Nam;
đòi Việt Nam điều tra đầy đủ về vụ đàn áp các cuộc biểu tình của dân thiểu số trong tháng 2 năm 2001 và định tội những người chịu trách nhiệm;
đòi Việt Nam phải tức thời chấm dứt những biện pháp khủng bố các tín đồ và người ly khai;
đòi Việt Nam hủy bỏ Nghị Định 31/CP về "Các biện pháp quản chế tại gia" và Nghị Định 26/CP về việc quy định các hoạt động tôn giáo;
chỉ định một uỷ viên đặc biệt để điều tra các vụ công an tra tấn và ngược đãi dân ở Việt Nam;
đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn "Quy Ước Chống Lại Sự Tra Tấn và Cách Đối Xử hoặc Trừng Phạt Độc Aùc, Vô Nhân Đạo hoặc Làm Mất Nhân Phẩm" và áp dụng những biện pháp tu chỉnh trong các lãnh vực có vấn đề nàỵ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.