Hôm nay,  

Từ Du Sinh Tới Dân Chủ

31/08/201400:00:00(Xem: 2717)
Nepal là một quốc gia mịt mù sương khói nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Và bất ngờ, tuy Nepal rất nghèo, nhưng lại có rất nhiều, tính theo tỷ lệ, sinh viên đang du học tại Hoa Kỳ.

Nếu chúng ta nhớ rằng, Nepal thực ra là đầu cầu nơi dân Tây Tạng vượt Hy Mã Lạp Sơn để trốn ra khỏi Trung Quốc, việc Hoa Kỳ đón nhận và cấp nhiều học bổng cho sinh viên Nepal vào Mỹ du học hẳn là có tính toán lâu dài.

Có phải, Mỹ muốn dựng một thành trì dân chủ nơi núi rừng Hy Mã Lạp Sơn này, khi các sinh viên du học xong và trở về Nepal? Chúng ta biết được câu trả lời chính xác.

Báo Washington Post mấy hôm trước, kể về trường hợp các sinh viên Nepal du học ở Howard University (HU), một đại học trong thủ đô Washington DC, phía tây bắc.

Nơi này đã đón các sinh viên du học từ Trung Quốc năm 1870, ba năm sau khi HU thành lập.

Đại học HU trong truyền thống được nhìn như đại học da đen, nên thu hút nhiều sinh viên từ Châu Phi và vùng Caribbean.

Năm nay, nhiều sinh viên là từ Nepal.

Báo Washington Post nói, ¼ số du học sinh năm thứ nhất từ ngoài Hoa Kỳ tới HU cho các lớp mới mở tuần này là từ Nepal. Trong lớp sẽ ra trường năm 2018 là có 26 du học sinh từ Nepal, nhiều hơn từ Jamaicans (22), hơn Nigeria (22) và nhiều hơn tất cả các du học sinh từ nước khác.

Tại sao Nepal ưa thích trường HU như thế?

Mối dây là từ bạn Roshi Paudyal, một trong những người tiền phong tới đây.

Chàng sinh viên môn toán Paudyal 20 tuổi mới mấy năm trước còn học trung học ở Kathmandu, thủ đô Nepal, và chưa có lựa chọn gì về nơi sẽ theo học đại học.

Nhiều học sinh giỏi Nepal đều nghĩ tới du học Mỹ.

Trường Howard University lại không nổi tiếng quốc tế, và cũng không có viên chức nhà trường nào tới Nepal để tuyển sinh.

Nhưng rồi khi cậu Paudyal vào xem trang web có tên College Confidential để tìm hiểu về các trường Hoa Kỳ, về tuyển sinh và về trợ cấp tài chánh.

Hấp dẫn riêng với Paudyal là, cậu là con trai của một giaó viên toán, trường HU cấp học bổng cho sinh viên có điểm cao ở trường và có điểm thi SAT cao.

Cậu nghĩ, trường HU lại nằm ngay ở thủ đô Mỹ, nghĩa là thủ đô của thế giới.


Thế là cậu nộp đơn, được nhận, và được cấp một học bổng lớn.

Cậu vào trường HU như táí sinh sang cõi khác: cậu tận dụng mọi thời gian có được để học đàn piano, học tiếng Đức, đôi khi chơi đánh cầu cricket với, và cậu nghiên cứu về ngành machine learning, lĩnh vực liên hệ tới thông minh nhân tạo, robot.

Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE ước tính rằng Nepal, đất nước với 30 triệu dân, đã gửi 8,920 sinh viên sang Mỹ du học trong niên khóa 2012-2013.

Như thế, Nepal là quốc gia cung cấp sinh viên nhiều thứ 14 vào đại học Mỹ, chỉ sau Anh quốc (9,467) và nhiều hơn Iran (8,744).

Nhiều du học sinh nhất là từ Trung Quốc (235,597), rồi Ấn Độ (96,754).

Nhưng Nepal dẫn đầu, vượt hơn 4 nước trên, khi tính số lượng sinh viên trên mật độ dân số vào Mỹ du học.

Số lượng sinh viên Nepal học ở Mỹ tăng từ 2,411 trong niên khóa 1999-2000 để tới đỉnh cao 11,581 trong niên khóa 2008-2009.

Trong các trường thu hút sinh viên Nepal nhiều nhất là Louisiana Tech University, University of Texas at Arlington, University of North Texas, và St. Cloud State University ở Minnesota -- tất cả đều là đạị học công lập Hoa Kỳ.

Nếu chúng ta nhớ rằng, chế độ đa đảng Nepal đã từng nghiêng về phía Trung Quốc với lực lượng phiến quân chủ nghĩa Mao-ist sau khi hòa hợp hòa giải đã từng nắm gọn chính phủ Nepal.

Sau nhiều năm nội chiến đẫm máu, loạn quân Mao-ist vào tháng 9-2006 đồng ý ngưng bắn để thương thuyết.

Quốc vương Nepal là Gyanendra đồng ý thoái vị, xóa bỏ vương quyền để biến Nepal thành dân chủ đa đảng. Chính thức là xóa bỏ vương quyền để lập công hòa liên bang Nepal hiệu lực từ ngày 28-5-2008.

Vào tháng 8-2011, Baburam Bhattarai của Đảng Cộng Sản Nepal (Mao-ist) lên nắm chức Thủ Tướng Nepal.

Nếu chúng ta theo dõi sẽ thấy số lượng du học sinh Nepal được học bổng để vào các đại học Mỹ tăng dần theo những nóng bỏng chính trị của tranh chấp Quốc-Cộng ở Nepal.

Phải chăng, cấp học bổng cho du học cũng là để dân chủ hóa Nepal? Đặc biệt, khi Neal giáp biên giới Trung Quốc, chỉ là cách một dãy nuí thôi?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.