Hôm nay,  

Ferguson: Kỳ Thị Chủng Tộc

8/23/201400:00:00(View: 4323)
Kỳ thị chủng tộc là vết thương còn rỉ máu của xã hội Mỹ.

Hoa kỳ, lịch sử đã mấy trăm năm, dân số đã mấy trăm triệu, trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới mấy chục năm mà vết thương kỳ thị chủng tộc hãy còn chưa lành. Vết thương có lúc banh ra thành Nội Chiến, Nam Bắc đánh nhau, chết chóc nhiều người Mỹ không thua Thế Giới đại chiến mà đất nước và nhân dân Mỹ đã tham gia. Hiến Pháp, luật pháp Hoà kỳ triệt để chống hành động, hành vi kỳ thị chủng tộc, nhưng thái độ kỳ thị chủng tộc hãy còn. Người dân Mỹ đã tiến bộ lần đầu tiên đưa một người Da Đen lên làm tổng thống Mỹ, nhưng nạn kỳ thị màu da đặc biệt là màu da đen vẫn chưa hết.

Cuộc Nội Chiến đã tàn cả trăn năm, nhân dân và chánh quyền Mỹ đã hoà giài hoà hợp mà ám ảnh kỳ thị màu da cả trăm năm sau chưa hết ở Miền Nam nước Mỹ. Có những cuộc đấu tranh của người Da Đen bị luật lệ một số tiểu bang không cho ngồi phía trước xe bus dù lên xe trước, không cho học trường gần nhà vì trường đó dành cho học sinh Da Trắng theo chính sách bình đẳng nhưng phân biệt trong giáo dục của những người Da Trắng nắm chánh quyền “chơi chữ”. Cuộc đấu tranh cho dân quyền bình đẳng thực sự của người Mỹ chánh trực, không phân biệt màu da, địa phương làm nước Mỹ chấn động, vị lãnh đạo phong trào phải hy sinh, TT Abraham Lincoln và Mục Sư Martin Luther King đều bị chết vì ám sát chánh trị.

Năm 1992 nổi loạn ở Los Angeles vì tòa tiểu bang tha bổng 4 người cảnh sát đánh đập Rodney King một cách dã man, nổi loạn suốt 3 ngày 2 đêm, khiến 55 người chết, hơn 2,000 người bị thương, nhiều phố xá bị đốt.

TT Obama khi mới là ứng cử viên tổng thống Nhà Nước Mỹ phải tăng gia bảo vệ hơn ứng cử viên đồng nhiệm khác và khi làm tổng thống càng phải bảo vệ chặt chẽ và tốn kém rất nhiều so với các vị tổng thống Da Trắng.

Vì hành động, hành vi kỳ thị chủng tộc bị cấm nhưng thái độ kỳ thị hãy còn. Tình lý pháp luật không cho phép trừng phạt những gì còn trong đầu óc con người chưa phát tiết ra thành hành động hay lời nói.

Nên lâu lâu xảy ra những cuộc biến động do kỳ thị chủng tộc mà ra. Trường hợp Michael Brown, 18 tuổi, da đen bị Cảnh sát Da Trắng bắn chết trên đường phố của TP Ferguson (có khoảng 21.000 cư dân) vào ngày 9/8 vừa qua, trở thành một biến động, tạo ra một chuổi biểu tình của người Da den tại địa phương và lan toả ra nhiều thành phố khác của nước Mỹ - là một điển hình.

Những cuộc biểu tình của Da Đen chống kỳ thị của cảnh sát Da Trắng thường xảy ra nhứt và hay biến thành lớn chuyện nhứt. Khiến Thống đốc tiểu bang Missouri, phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Các trường học ở khu vực này đa số học sinh là da đen được lịnh đóng cửa.

Thông thường tâm lý của đám đông khác với tâm lý của nhà đương cuộc. Cảnh sát càng giải trình, biểu tình càng không tin. Cảnh sát càng tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, người biểu tình càng bị kích động chống lại cuộc trấn áp. Thông thường toà án không can thiệp kịp vì thủ tục tố tụng rất nhiêu khê, mất thì giờ.

Như Cảnh sát Ferguson phổ biến đoạn băng ghi hình cho thấy Michael Brown ăn cắp một hộp xì-gà ở một cửa hàng và hăm dọa người chủ cửa hàng trước khi bị bắn chết. Thì gia đình Brown bày tỏ giận dữ đối với việc công bố video của cảnh sát, chỉ trích cảnh sát cố tình “biện minh cho việc giết người” của họ. Những người biểu tình làm lớn chuyện hơn, trương băng rôn, hô khẩu hiệu và kêu gọi bắt giữ viên cảnh sát 26 tuổi Darre.

Thông thường rồi chánh quyền tiểu bang phải điều Vệ binh Quốc gia tức quân đội trừ bị của tiếu bang hay thấy quân đội tiểu bang không đủ sức thì Thống Đốc nhờ tổng thống viện binh đến mới yên. Hình ảnh quân đội bảo quốc an dân hơn cảnh sát là những người cưỡng hành luật pháp đối với dân chúng.

Riêng vụ biểu tình chống kỳ thị chủng tộc ở Ferguson này, TT Obama rất quan tâm. Tin VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, “vụ bạo động vì vấn đề chủng tộc ở thị trấn Ferguson, ngoại ô thành phố St. Louis, đề ra cho Tổng thống Barack Obama một vấn đề mà chính ông có một liên hệ cá nhân sâu sắc. Với nhiều người Mỹ, việc ông Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên là một dấu mốc thay đổi về quan hệ chủng tộc ở Hoa Kỳ, và Tổng thống Obama đã đặt nỗ lực chấm dứt bạo lực lên ưu tiên hàng đầu về chính sách. Ông phải “cắt ngắn một kỳ nghỉ, trở lại Tòa Bạch Ốc họp với Bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder, người đứng đầu các nỗ lực của chính quyền nhằm điều tra độc lập về vụ một cảnh sát da trắng bắn chết một thiếu niên da đen không có vũ khí.

“Tại một cuộc họp báo, Tổng thống Obama kêu gọi “Là người Mỹ, chúng ta phải nhân lúc này mà mưu tìm lòng từ ái chung đã được phơi bày trong thời khắc này.”

“Đối với Tổng thống Obama, đây còn là một vấn đề cá nhân. Sau vụ Trayvon Martin năm 2012, một thiếu niên da đen khác không có vũ khí bị bắn chết trong một vụ việc mang nặng tính chủng tộc, Tổng thống Obama đã bàn về quan điểm của ông đối với quan hệ chủng tộc tại Hoa Kỳ.

"Hiếm có người Mỹ gốc Phi chưa trải nghiệm việc bị theo dõi khi đi mua sắm ở một cửa hàng bách hóa. Trong đó có cả bản thân tôi. Hiếm có người Mỹ gốc Phi chưa trải nghiệm việc băng qua đường thì nghe tiếng khóa cửa xe hơi. Chuyện đó đã xảy ra với tôi, ít nhất là trước khi tôi thành thượng nghị sĩ."

Không phải chỉ TT Obama người Mỹ Da Đen thấy thái độ kỳ thị chủng tộc ở Mỹ. VOA cho biết nhận định của Giáo sư Greg Carr, trưởng Khoa Nghiên cứu Mỹ gốc Phi Châu của trường Đại học Howard [một đại học đào tạo ra nhiều tiến sĩ người Mỹ gốc Phi Châu nhất ở Mỹ], cho rằng với tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỉ lệ tù tội cao, và mức thu nhập cùng trình độ học vấn thấp hơn so với các sắc dân không phải da đen, chưa có bất cứ thay đổi thực sự nào về cơ bản nào trong quan hệ chủng tộc ở Hoa Kỳ.

Báo chí Pháp qua vụ Ferguson cũng thấy, Le Monde nhận định, - được đài RFI của Pháp điểm báo như sau. “.. cách đây 20 năm, thành phố Ferguson có 3/4 dân cư là người da trắng và hiện nay, 2/3 cư dân da đen. Trước kia đa phần là tầng lớp trung lưu thì ngày nay, Ferguson toàn dân nghèo. Thị trưởng là người Mỹ trắng. Hội đồng thành phố chỉ có duy nhất một người Mỹ gốc Phi. Trong đội ngũ cảnh sát chỉ có 6% người da đen.Thảm kịch tại Ferguson nhắc nhở rằng, nạn kỳ thị chủng tộc trong xã hội Mỹ vẫn tiếp diễn và có khuynh hướng gia tăng. Người Mỹ đen vẫn là đối tượng hàng đầu của nạn bạo lực của cảnh sát Hoa Kỳ và không ngừng bị lực lượng an ninh kiểm soát hàng ngày.

Sự kiện Tổng thống Obama bước chân vào Nhà Trắng cho thấy tiến triển rõ ràng trong tâm lý của người Mỹ từ lâu vốn rất kỳ thị chủng tộc. Thế nhưng, vụ Micheal Brown nhắc nhở, con đường tiến đến việc xóa bỏ «biên giới màu da» vẫn còn dài và đây luôn là đề tài gây chia rẽ nước Mỹ. Tổng thống Obama cũng từng thừa nhận vào ngày 18/08 rằng, «thanh niên da màu thường có nhiều nguy cơ rơi vào tù hơn là có cơ hội vào đại học hay xin được việc làm tốt». «Đây (cuộc đấu tranh này) là một dự án to lớn và đất nước của chúng ta đã tiến hành từ 2 thập kỷ». Nhưng cái hay của Mỹ là nhân dân và chánh quyền, báo chí chịu mổ xẻ, lắng nghe và hành động sửa chữa./.(Vi Anh)

Reader's Comment
8/30/201410:07:14
Guest
tôi đồng ý với Tam Huỳnh và Victor
(Nhà báo nói láo ăn tiền) hãy trung thực khi bình luận một vấn đề có tính cách nhạy cảm,
tôi đang sống ở Mỹ tôi chưaa bao giờ thấy tự nhiên police đánh hoặc bắt người vô cớ
trừ khi anh không tuân theo lời họ hoặc có những hành động có tính cách nguy hiểm
Khi bắt người họ đều nói anh có quyền có luật sư và im lặng.
Tôi cũng đồng ý là không thể tất cả đều tốt cũng có những police officer không làm đúng
nhưng tới mức độ BẮN CHẾT NGƯỜI là rất nghiêm trọng, sống ở MỸ phải hiểu luật pháp
luật pháp MỸ bảo vệ người dân nhưng người dân phải hiểu và thi hành theo đúng luật
Ông Vi Anh tôi cũng hay đọc bình luậ của ông nhưng tôi thấy ông quả là không có rõ ràng
và trung lập khi bình luận vấn đề này.
Nếu ông cảm thấy cần thêm thông tin để viết báo thì hãy dõn đến khu xảy ra tai nạn rồi thì
sống chung một thời gian thì có thể ông sẽ cảm thấy được minh mẫn hơn trong cái cách bình
luận của ông
Rất cám ơn
8/30/201409:43:53
Guest
Like Tam Huynh
8/26/201407:02:49
Guest
If anyone punched a cop in the eye socket and broke it, do you think it would matter what race they are? We don't know if it's true or not, but if it is, it really explains why he was shot and it has nothing to do with race. Vi Anh you are supporting a criminal, thís makes you **** an ****.
8/23/201413:07:08
Guest
Cảnh sát Mỹ bắn người da vàng thì ông Vi Anh không nói là kỳ thị, mà bắn người da đen thì Vi Anh nói là kỳ thị. Tại sao vậy?
Ômg Vi Anh đã có bao giờ làm cảnh sát chưa? Công việc của họ là giử an ninh cho nguời dân, Việc làm này khiến cho bọn lưu manh, du dảng, trộm cuớp thù ghét và họ dễ dàng xung động tấn công cảnh sát.
Ông Vi Anh đã có bao giờ là một nhân viên công lực đứng đối diện với một tên hung hăng, bất tuân lệnh cảnh sát chưa? Trước một tình huống căng thẳng, người cảnh sát không được quyền tự vệ? Hay là ông muốn họ bị cướp súng và bị bắn chết.

Ông hãy tự suy nghĩ một chút đi, hay là dọn đến sống những nơi mà người cảnh sát, vì sợ phiền phức, đã buông xuôi, đã bịt tai nhắm mắt, ngó lơ ... thì lúc đó ông mới biết quí mến những người cảnh sát còn tinh thần chiến đấu với tội phạm.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.