Hôm nay,  

Dân Chủ Hồi Giáo?

7/27/201400:00:00(View: 3871)
Một quan tâm của các nhà chiến lược Hoa Kỳ và Châu Âu là: trong cuộc chiến chống lại những người Hồi Giaó cực đoan, có thể một mô hình dân chủ đa đảng, ôn hòa, pháp trị... xuất hiện cho các quốc gia Hồi Giáo hay không?

Tại sao rất ít nghe chuyện Hồi Giáo cực đoan ở Ấn Độ, một đất nước có 1.24 tỷ dân và trong đó có tới 13.8% là Hồi Giáo, nghĩa là một khối dân đông tới gần 200 triệu tín đồ Hồi Giáo...

Hay là, những nan đề tại Ấn Độ quá lớn, như kinh tế phân cách, như nạn đói, nạn nhân mãn, nạn hủ tục cổ truyền... đã thu hút cả quan tâm của tín đồ Hồi Giáo, và họ không thấy quan tâm gì về những lời kêu gọi thánh chiến của al-Qaeda?

Nhưng đất nước Hồi Giáo lớn nhất thế giới là ở Indonesia, nơi cũng có một nền dân chủ đa đảng, bầu cử phổ thông trực tiếp, cơ chế ba quyền pháp trị... tại sao al-Qaeda vẫn không có bao nhiêu đất sống? Tại sao lờì kêu gọi thánh chiến, và lời kêu gọi thiết lập thiên đàng Hồi giáo trần gian không được hưởng ứng bao nhiêu ở Indonesia?

Nghĩa là, dân chủ đa nguyên thực ra vẫn áp dụng được tại đất nước Hồi Giáo Indonesia, nơi hiện có dân số khoảng 246.9 triệu người (theo thống kê 2012) và trong đó 88.2% tự nhận là tín đồ Hồi Giáo, nghĩa là đông hơn 200 triệu tín đồ Hồi Giáo.

Nghĩa là, dân chủ pháp trị có thể trồng ở bất kỳ quốc gia nào? Đúng vậy, chỉ trừ ở các nước cộng sản, nơi độc đảng toàn trị kiểu Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.

Điểm ghi nhận rằng, Hồi Giáo cực đoan al-Qaeda hâù hết là hệ phái Sunni (bây giờ, một nhánh ISIL đã chiếm một phần Iraq và tìm cách lật đổ chính phủ Hồi Giáo Shia ở Baghdad.

Và điểm dị kỳ: đa số tín đồ Hồi Giáo Indonesia, tới 99% là Hồi Giaó Sunni, chỉ có 0.5% là Hồi Giáo Shia ở Indonesia, và còn lại là cac1 hệ phái Hồi Giáo khác.

Đó là lý do cho thấy cuộc bầu cử Tổng Thống Indonesia được nhiều nước quan sát, vì có thể làm nghiêng cán cân khói lửa thế giới nếu có một chính sách tương lai nào khả nghi.

Điểm để suy nghĩ nữa: tại sao gần như không có chuyện (thực ra, rất ít) khối đa số Hồi Giáo Indonesia kỳ thị tín đồ các tôn giáo khác?

Cụ thể, nói thẳng ra là: thánh chiến là cái gì xa vời tại Indonesia.

Nếu tìm ra chìa khóa dân chủ tại Indonesia, có thể áp dụng chìa khóa này để dân chủ hóa các quốc gia Hồi Giáo khác hay không?

Vì cách tận diệt Hồi Giáo cực đoan tuyệt vời nhất là hãy biến tất cả các tín đồ trở thành Hồi Giáo ôn hòa kiểu Indonesia...

Trong tận cùng, Indonesia chỉ kỳ thị những người cộng sản, có thể vì một kỷ niệm máu lửa với Cộng sản Indonesia quá đau đớn chăng?

Thế giới dĩ nhiên là hoan hô Dân Chủ kiểu Hồi Giáo, cụ thể là dân chủ kiểu Indonesia.

Dân Biểu Mỹ Keith Ellison tuần qua đã ca ngợi Indonesia như điển hình sinh động của sự sống chung êm đẹp của Hồi Giáo và dân chủ.

DB Ellison nói rằng nhiều quốc gia Hồi Giáo nên học nhiều từ Indonesia, khi ông tiếp đón Đaị sứ Indonesia tại Mỹ là Budi Bowoleksono tại tòa nhà quốc hội hôm Thứ Năm 24-7-2014.

Trong bản tin gửi cho báo chí từ Tòa Đại Sứ Indonesia ở Washington, có ghi lời đáp bản văn của Ellison rằng cuộc bầu cử ở Indonesia là trong sáng nhất trên thế giới (dĩ nhiên, dân Việt chúng ta thắc mắc tại sao Việt Nam không chịu học nơi đây), nơi tất cả công dân có thể theo dõi và quan sát toàn bộ tiến trình bầu cử, theo lời Đại sứ Budi Bowoleksono.

Đại sứ Bowoleksono và Dân Biểu Mỹ Ellison cũng nói về hiện tượng cộng đồng thế giới mang tâm thức sợ hãi người Hồi Giáo, kê cả tại Hoa Kỳ.

Bowoleksono nói rằng ông tin rằng Indonesia là điển hình tuyệt hảo nơi đa số dân Hồi Giáo đều trung dung, ôn hòa và không ưa bạo lực.

Cần ghi rằng bản thân Dân biểu Mỹ Keith Allison là tín đồ Hồi Giáo, là 1 trong 27 dân cử trong nhóm Indonesian Caucus ở Hạ Viện Hoa Kỳ trong nỗ lực bênh vực quyền lợi Indonesia tại Mỹ.

Dĩ nhiên, Nhật Bản cũng vui mừng: Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã gọi điện chúc mừng ông Joko Widodo vừa đắc cử tổng thống Indonesia.

Bản tin NHK nói rằng Thủ tướng Abe đã điện đàm với ông Joko đêm 23/7/2014, sau khi ủy ban bầu cử xác nhận ông Joko thắng đối thủ là 1 cựu tướng lĩnh quân đội, trong cuộc bầu cử hôm mồng 9 vừa qua.

Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Abe nói rằng cả Nhật Bản và Indonesia đều nhận thức được tầm quan trọng của tự do và dân chủ, và cả 2 ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Thủ tướng Abe cũng nói rằng, ông muốn tăng cường quan hệ kinh tế song phương, để cả 2 cùng có lợi từ sự phát triển này.

Ông Joko ca ngợi mối quan hệ với Nhật Bản và bày tỏ muốn tăng cường quan hệ song phương về an ninh và kinh tế.

Cốt tủy là: dân chủ đa đảng là giá trị phổ quát, trồng được ở bất cứ quốc gia nào, bất kể đa số dân chúng là Hồi Giáo như Indonesia, hay đa số là tín đồ Phật Giáo như Nhật Bản và Thái Lan...

Bao giờ nhà nước CS Việt Nam mới theo gương nhà nước quân phiệt Miến Điện chuyển mình dân chủ hóa, một giá trị đang chứng tỏ ưu thắng ở mọi nơi, bất kể thành phần và khuynh hướng có dị biệt ra sao?

Câu hỏi kế tiếp: khi dân chủ đa nguyên thành công ở quốc gia Hồi Giáo Indonesia, tại sao chưa thử áp dụng dân chủ đa nguyên vào quốc gia Hồ Giáo Việt Nam?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Fountain (Bình Sa)- - Như thông lệ hằng năm Hội Y Sĩ Việt Nam Nam California đều tổ chức Hội Chợ Y Tế Miễn Phí nhằm phục vụ cho các cư dân không có điều kiện về y tế cư ngụ trong Địa hạt Quận Cam.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Bà Tư mở mắt kiếng dụi dụi rồi ngẩng lên: - Ba sấp nhỏ ơi, tui dò tìm trong tự điển thấy cả mấy trăm nước, vậy mà tuyệt nhiên không thấy tên “Nước lạ”! Nước lạ là nước nào? Nó ở đâu vậy ông?
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Tin VOA 27-10, “Sáng ngày 26/10, tại thành phố Wesminster, California, cựu Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, Jim Webb, chủ trì lễ tưởng niệm và vinh danh 81 chiến sĩ thuộc một tiểu đoàn nhảy dù của Quân đội Việt Nam Cộng Hoà tử vong khi máy bay vận tải của Không quân Hoa Kỳ gặp nạn vào năm 1965 trong Chiến tranh Việt Nam…
Khoảng cuối tháng 10/2019, Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng ý cho Anh trì hoãn 3 tháng việc rời khỏi khối. Về phần mình, Thủ tướng Boris Johnson đang tìm cách tổ chức một bầu cử sớm vào tháng 12/2019 để chấm dứt cuộc khủng hoảng Brexit đang bao trùm lên nước Anh.
BUDAPEST - Vào ngày 29/10, TT Putin công du nước cựu cộng sản Hungdary, là thành viên EU và NATO thân thiện nhất với Nga.
BEIJING - Trung Cộng lên án chính quyền Trump dùng kinh tế để bắt nạt, sau khi thẩm quyền giám sát gây khó khăn, nại lý do an ninh đề nghị cắt tài trợ cấp cho trang thiết bị Huawei dùng trong mạng viễn thông tại Mỹ.
Khoảng cuối tháng 10/2019, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đang xem xét gia hạn miễn thuế nhập khẩu thêm một năm với khoảng 1,000 sản phẩm từ Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.