Hôm nay,  

Văn Hóa Quốc Gia Vượt CS

09/07/201400:00:00(Xem: 7642)

Tỵ nạn, sống, viết báo ở Mỹ mười mấy năm, theo dõi thông tin nghị luận trong và ngoài luồng hằng ngày về kinh tế, chánh trị, văn hoá, xã hội Việt Nam, người viết bài này hết sức thấm thía về phóng sự “Quán ăn hai ngàn đồng: Lòng nhân ái vẫn như mạch nước ngầm” của Thuỵ My trong Tạp Chí Xã Hội của đài phát Thanh Pháp RFI, phát ngày Thứ Tư 25 tháng 6, năm 2014, với đầy đủ âm chứng và nhận định của người trong cuộc.

Phân tích cho thấy quan niệm, hành động, con người tổ chức công tác từ thiện này là những người thấm nhuần nền văn hoá thời Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam từ Bến Hải đến Cà mau, tiếp nối nền văn hoá của người Việt Quốc gia từ ngàn xưa lưu truyền lại: lá lành đùm lá rách. Hệ thống Quán Cơm Xã Hội Nụ Cười này thành công xuất sắc, triệt để được lòng dân ở Saigon và tỉnh trong thời CS, làm nổi bật lên hai qui luật phổ quát của văn hoá. Dòng văn hoá nào cao sẽ vượt lên văn hoá thấp. Quân Thanh từ Mãn Châu tràn xuống đánh lấy và cai trị Trung Hoa nhưng bị văn hoá Trung Hoa cao hơn đồng hoá, nhà Thanh chỉ còn lại cái đuôi sam. CS Bắc Việt đánh chiếm và cai trị Miền Nam, nhưng văn hoá CS ngoại lai của CS Bắc Việt bị văn hoá người Việt Quốc gia nhân bản, dân tộc, khai phóng hơn bồi lắp. Về kinh tế cũng vậy, CS Bắc Việt phải chấp nhận “chuyển hệ tư duy”, trở lại kinh tế thị trường, do chủ trương của chính những người CS gốc Miền Nam sống, chiến đấu trong nền kinh tế, chánh trị tự do, và sống lối sống của người Việt Quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà Miền Nam. CS Bắc Việt nói trớ là “đổi mới kinh tế” cho đỡ mất mặt, chớ thực tế đó là trở lại nền kinh tế của người Việt Quốc Gia lấy tư nhân làm gốc, hoàn toàn khác với kinh tế của CS tập trung vào nhà nước.

Sau đây là những so sánh nổi bật của những người phục hoạt hệ thống quán cơm xã hội của thời VN Cộng Hoà trong thời CS thống trị ở nước nhà VN. Quí vị này là những người CS sống và hoạt động ở Miền Nam, có chức phận trong thời CS chiếm được chánh quyền, bây giờ nghỉ hưu không bị kỷ luật đảng CS gó bó, ra mở hệ thống quán cơm xã hội. Xin phép trích dẫn từ phóng sự: “Bà Quỳnh Đông, nguyên là thành viên hội đồng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là người phụ trách quán Nụ Cười 2 giải thích về ý tưởng ban đầu của nhà báo Nam Đồng, người sáng lập hệ thống các quán Nụ Cười: Thật ra anh Năm (Nam Đồng) có cái ý tưởng này lâu lắm rồi, vì thời xưa thời còn là sinh viên hồi trước giải phóng, anh cũng đã từng ăn những quán cơm như vậy. Vì vậy cho nên sau giải phóng, anh cùng với một số người như ông Mười Thôn, giám đốc Sở Tư pháp có ý định là sau này về hưu thì sẽ mở - không chỉ tính chuyện quán cơm, mà còn nghĩ đến việc mở phòng khám miễn phí, giống như nhà thương thí hồi xưa” “Giá trị thật của bữa ăn là từ 15 đến 20 ngàn đồng, nhưng được bán với giá hai ngàn đồng thay vì cho không để tôn trọng những người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng: họ bỏ tiền ra mua, chứ không phải đi xin. Bên cạnh đó cứ mỗi tuần vào ngày thứ Năm lại có bán những món nước như bún bò, phở…là những món xa xỉ đối với nhiều người lao động, chỉ với giá một ngàn đồng.”

Ông Nam Đồng là “nhà báo Nam Đồng, nguyên là Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ rồi Tổng biên tập báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh’. Ông nói qua phóng sự có âm chứng “Hồi trước năm 1975 có quán cơm xã hội bán giá rẻ cho người nghèo. Các «quán cơm hai ngàn đồng» mới xuất hiện một hai năm gần đây nhưng cũng đã được ủng hộ, có lẽ cũng khiến người ta còn có được một ít hy vọng vào xã hội hiện nay – mà lâu nay vẫn bị phê phán về tính thực dụng, vô cảm…

Ông Nam Đồng người CS gốc Miền Nam ‘móc lò’, xỏ xiên. “Trước năm 1975 có những quán cơm xã hội, hồi đó bán 5 đồng hay 10 đồng tôi không nhớ rõ nhưng rất rẻ. Có điều là chính quyền Saigon cũ «tàn ác, bóc lột» bằng cách là cung cấp gạo! Gạo thì Bộ Xã hội thời đó cho không, còn những người hảo tâm đứng ra tổ chức thì họ lấy rau, mắm muối, củ cải…từ các chợ, tiểu thương cho chẳng hạn. Còn bây giờ rất là «ưu việt», nghĩa là tôi đi xin cái giấy phép để mở quán ba tháng mà chưa xong. Hiện nay có mấy quán đương thương thảo thuế.

“Tôi nói với cô, tình hình không đến nỗi bi quan. Tất nhiên có một số đối tượng phần nào đó họ vô cảm, không quan tâm đến người nghèo, không có lòng nhân ái. Nhưng đa số vẫn còn tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên cô thấy gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người.

“Có một điều lạ như thế này tôi định mở ở Hà Nội nhưng không được – hồi đó đã tính hết rồi. Có ba nguyên nhân, tôi không phân biệt Bắc Nam theo nghĩa cực đoan đâu, nhưng do quá trình lịch sử xã hội hình thành nên như thế này. Tức là lòng nhân ái và ý thức công tác xã hội ở miền Bắc hiếm hơn, ít hơn miền Nam nhiều, bởi vì ba lý do.

Rất nhiều năm trong cái xã hội gọi là «xã hội chủ nghĩa» đó, mọi thứ người ta đều quan niệm là Nhà nước bao cấp lo hết. Tất cả những chuyện đó không phải chuyện của dân, cho nên họ không có thói quen làm. Thứ hai là niềm tin của họ đối với các tổ chức làm công tác xã hội không có. Họ nói, góp cái gì cho nó là nó ăn hết!

“Còn ở miền Nam từ lịch sử, quá trình xây dựng xã hội Nam bộ - nói chung từ những lưu dân, họ phải câu kết lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau từ hồi xưa khi mới hình thành. Rồi qua nhiều năm tháng, ý thức về lòng nhân ái, quan tâm tới người khác, giúp đỡ, đã thành thói quen tự nhiên. Thêm nữa, người Nam bộ là người bộc trực, thẳng thắn, thấy chuyện gì phải thì làm ngay.

“Cho nên thấy rõ nhất là mỗi lần bão lụt ở miền Trung – tôi đã đi làm công tác này nhiều năm, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên… Mỗi lần thiên tai như thế là ùn ùn hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe mang biển số miền Nam hết. Từ đoàn Phật tử, đoàn tiểu thương chợ An Đông, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, đoàn công tác xã hội của Thiên Chúa giáo… đủ hết, nhưng nhìn cái bảng số xe thì biết, không có bảng số xe nào của miền Bắc chở vô hết.”

Đến đây đã quá đủ để thấy tính vượt trội của dòng văn hoá Việt Quốc gia rồi. Nó không bị CS cào bằng mà tái phục hoạt trên nền văn hoá CS thập kém hơn./.(Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
10/07/201418:29:02
Khách
Nhung ngai giac Cong an com "QG" thơ con ma giac Cong ra toa xét xu trứơc khi lam việc gi. Trứơc Nam 1975 thang 4
ngay 30, giac Cong đat ngọai vong luật pháp, ai theo giac ra phía Bác vi tuyển 17. May ngai do bay gio giac Cong bo sót
rác. Thu ngu di theo giac giết dan, pha nước bay gio bay đat. O miền Nam tu do an noi nhung không muốn, giac Cong len doi nao no sai vi noi sát thép chịu sao noi. Bay gio sắp chết bay đat, thu ngu ai ma sai, ai ma tin lu con do giac Cong.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.