Hôm nay,  

Quái Chiêu Con Chuột

9/19/200000:00:00(View: 5505)
Trong các cuộc tranh cử ở Mỹ, xưa nay vẫn không thiếu gì những miếng võ độc đáo đem ra thi thố để hạ dịch thủ, kể cả đòn đánh thấp. Nhưng lần đầu tiên người ta mới nhìn thấy một chữ “CHUỘT” (RATS) rất lớn hiện ra trong chớp mắt trên một quảng cáo TV đả kích Al Gore về kế hoạch y tế. Chữ “chuột” không chỉ loài gậm nhấm mà còn là tiếng lóng chỉ kẻ đáng khinh, lẩn lút như ... chuột cống. Chữ “chuột” hiện ra trong chớp nhoáng, nhưng lập đi lập lại nhiều lần kế tiếp, thành ra vô hình trung nó nhồi vào tâm trí và tiềm thức người xem. Chiêu thức này quả thật ghê gớm, thật mà không phải thật, không thật mà hóa ra thật, kỳ ảo khôn lường. Phải gọi đó là quái chiêu mới đúng.

Những người dân sống dưới chế độ Cộng sản ở Việt Nam không lạ gì phương pháp nhồi sọ, chẳng hạn như bắt dân phải nhìn hoài vào một vật gì, như hình ảnh tượng ông Hồ Chí Minh hay cái búa cái liềm thật bự nhan nhản khắp nơi, cho rằng như thế dân không thể nào quên được những vật đó. Nhưng kỹ thuật nhồi của mấy ông Cộng sản thô lỗ kiểu dùi đục nên chẳng có kết quả gì. Nó còn kém xa phương pháp rất khoa học của Mỹ xuất phát từ kỹ thuật tâm lý quảng cáo. Các chuyên gia Mỹ gọi kỹ thuật này là “quảng cáo nhồi tiềm thức” (subliminal advertising). Cách đây 43 năm, một giám đốc quảng cáo đã dùng phương pháp “nhồi” này trong một buổi chiếu phim tại Fort Lee, N.J., khi ông cho chiếu mấy chữ quảng cáo “hãy ăn bắp rang”, “hãy uống Cocacola” nhoáng nhoáng lập đi lập lại nhiều lần chồng lên phim đang chiếu. Và vị chuyên gia này cho biết sau đó “popcorn” và “cocacola” bán chạy rất nhiều. Tôi thật không biết phương pháp này hiệu nghiệm đến cỡ nào, nhưng nếu sau khi xem xong cuốn phim, khán giả bỗng nhẩy lên chồm chồm như bị quỷ ám, tranh nhau ra cửa mua bắp rang và cola thì quả tức cười vô cùng. Dù sao hình ảnh tưởng tượng này cũng có thể làm phong phú thêm trí tuệ của nhiều ông.

Quái chiêu đã trở thành... quái thai. Pháp thuật “chiếu yêu quái nhiếp hồn người” giống như trò con nít tinh nghịch chọc người lớn, không ai để ý. Màn quảng cáo con chuột đã được chiếu từ ngày 28-8, một ngày sau khi ông Bush tuyên bố sẽ tranh cử một cách “thật lịch sự”. Bộ tham mưu của ông Bush đã chi ra 2.6 triệu đô-la cho các đài TV chiếu màn tấn công này ở những nơi hiểm địa suốt trong hai tuần. Vậy tại sao đến tuần trước quái chiêu Con Chuột mới nổ tùm lum khiến báo chí đua nhau bàn tán mấy ngày liền, thậm chí một đài Truyền hình lớn cỡ quốc tế như CNN cũng lấy một khung bất động có chữ RATS của phim quảng cáo chiếu ra cho thiên hạ cùng xem rồi cười mà lắc đầu thán phục. Không biết ai đã mách cho báo New York Times biết để hô hoán “có Chuột”. Có lẽ người ta chơi khăm, chờ cho Chuột chín mùi trong hai tuần, đến lúc sắp hết kỳ hạn thuê chiếu mới báo cáo cho thiên hạ lưu ý. Không thể biết sự thật, chỉ biết hôm thứ ba 12-9 báo Times loan ra, và ngay sau đó ông W. Bush ra lệnh ngừng màn quảng cáo có Chuột núp từ thứ tư 13-9. Nhưng quá trễ, vì trong hai tuần nó đã có đủ thời giờ gậm nhấm no nê rồi. Vậy ai chịu trách nhiệm"

Bộ tham mưu tranh cử của ông Bush nói đó chỉ là sơ xuất kỹ thuật, bàn tán chuyện nhỏ như vậy thật là kỳ quái. Sự sơ xuất kỹ thuật cũng có lý do của nó. Màn quảng cáo đánh Gore mở đầu bằng bức hình của ông này, in lại một quảng cáo TV của Gore đang nói chuyện về kế hoạch trợ cấp tiền mua thuốc theo toa bác sĩ (prescription). Trong màn tấn công Gore, bức hình in biến mất ngay để màn tối đen, rồi đột nhiên chữ RATS hiện ra. Đây là sơ xuất kỹ thuật vì chính trong phụ đề kế tiếp sau đó có hàng chữ chỉ trích rất quân tử: “Kế hoạch Prescription của Gore là do thư lại quyết định” (Bureaucrats decide). Sơ xuất chính là tại chữ Bureaucrats khốn khổ này, cái đuôi của chữ đó là “rats”, thành ra sơ ý để cái đuôi nhẩy ra trước nhấp nháy. Thế nhưng cái đuôi nhẩy ra có cỡ chữ quá lớn chiếm đến nửa màn hình TV, trong khi hàng chữ tử tế “bureaucrats” ra sau lại nhỏ xíu. Quái thật, cái đuôi sơ xuất kỹ thuật biết tự đổi dạng nhỏ hóa thành bự để nhẩy ra. Làm sao nó có óc khôn vặt như người vậy hở Trời"

Nhân viên có trách nhiệm màn quảng cáo lòi đuôi chuột đã để cho quảng cáo tiếp tục chạy trên các TV trong hai tuần, dù nhìn thấy chữ RATS thoáng hiện nhiều lần trên màn hình. Trong cuộc họp báo hôm 12-9 ông Bush nói đã duyệt trước màn quảng cáo này nhưng ông không nhìn thấy chữ RATS. Ông nói RATS thoáng hiện trên màn hình ít người để ý, không phải là phương pháp “nhồi tiềm thức” cử tri. Ông Bush vốn có tật hay nói nhịu, phát âm líu díu mỗi lần ông bực bội hay luống cuống khi tranh cãi. Theo một bản tin của Mercury News, ông Bush đã nói nhịu chữ “subliminal” thành chữ “subliminalable”... đến bốn lần trong cuộc họp báo. Chữ đó không có trong từ điển, mọi người chỉ thấy tức cười, quên luôn cuộc tranh cãi con chuột.

Nhưng ở phía đảng Dân Chủ người ta không chịu quên. Trước hết, ông Gore đã có phản ứng khá điềm đạm. Ông chỉ nói rất lấy làm buồn và chưa bao giờ thấy như vậy. Còn ông Phó ứng viên Lieberman đòi phải có một sự giải thích. Nhưng ông Bush chỉ nói “không cố ý” và không chịu cho đăng lời xin lỗi trên các màn hình TV. Hai Thượng nghị sĩ Dân Chủ đã viết thư cho Ủy hội Truyền Thông Liên bang (FCC), nói “tốt nhất cho cả hai đảng và cho tất cả mọi người Mỹ là phải mở cuộc điều tra ngay và vô tư về vụ này”.

Không lẽ chuyện đuôi chuột nhỏ hóa thành lớn"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Garden Grove, Nam California (Bình Sa)- - Tại hội trường Thư Viện Việt Nam vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy này 2 tháng 11 năm 2019, Ủy Ban Vận Động Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại do ông Hồ Văn Sinh, Chủ Tịch Ủy Ban Vận Động Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại đã tổ chức buổi họp báo nhằm mục đích tường trình lại cuộc hội thảo lịch sử đã diễn ra vào ngày 25 Tháng Mười, 2019
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
Một nghiên cứu mới của Kaiser Permantente đã đưa ra thông tin đáng lo ngại về tỉ lệ tử vong cao do chứng suy tim. Nhưng có một tin vui: theo một bác sĩ tim mạch, một số loại thuốc tiểu đường có thể cứu nhiều mạng sống, do cũng làm giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này.
Những loại thuốc ghi toa là để chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây bệnh năng hơn hay tử vong. Hàng năm có khoảng 1.5 triệu người Mỹ chết vì dùng thuốc sai. Nhiều người trong số họ là người cao niên.
Những ai thích ăn nhiều cheese trên pizza nay phải dè chừng: theo Hiệp Hội Xương Hoa Kỳ, ăn quá nhiều cheese và những sản phẩm từ sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Việc trẻ sơ sinh, trẻ tập bò, trẻ ở tuổi pre-school xem những màn hình (screen) tăng vọt trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia đang lo ngại việc quan sát màn ảnh tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh đối với trẻ em ở trong độ tuổi quan trọng này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não.
Một nghiên cứu mới vừa cho thấy bằng việc chạy bộ- ở bất cứ mức độ nhanh chậm, nhiều ít khác nhau- đều đem lại lợi ích cho sức khỏe, và làm giảm nguy cơ đột tử cá nhân.
Từ Halloween đến Tết Tây là mùa lễ hội, tiệc tùng. Điều này đồng nghĩa với việc ăn nhậu nhiều và… lên cân.
Một chuyên gia khẳng định: rửa tay đúng cách với xà phòng và nước là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm trong mùa cúm hằng năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.