Hôm nay,  

Đập Phá Không Phải Công Nhân

16/05/201400:00:00(Xem: 3032)

SAIGON -- Ai là kẻ đốt phá một số nhà máy nước ngoài tại các khu công nghiệp Bình Dương?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết nhóm đập phá không phải là công nhân.

Câu hỏi này được tác giả Huỳnh Kim Báu nêu lên trên mạng Bauxite VN, trong đó cho thấy các công nhân biểu tình thực sự không liên hệ gì tới nhóm kích động.

Tác giả viết:

“Ngày 14-5-2014, tôi và một số phóng viên tự do đã trực tiếp đến khu công nghiệp VSIP1 và khu công nghiệp AMATAR tại tỉnh Đồng Nai.

Tại khu công nghiệp VSIP và các xí nghiệp xung quanh, đầu tiên chúng tôi đến nhà máy giày Thông Dụng của người Đài Loan, gặp công nhân của nhà máy đang tụ tập phía trước cổng. Họ vừa khóc vừa trình bày với chúng tôi: Khoảng 8 giờ 13-5, công nhân nhà máy đang làm việc bình thường, bất ngờ một nhóm khoảng 10 người, mình xăm, có thái độ hung dữ, tay cầm hung khí (dao, những thanh sắt lớn) xông vào nhà máy và lôi kéo họ đi biểu tình chống Trung Quốc...

Sau đó, chúng tôi qua khu công nghiệp AMATAR ở Đồng Nai, tất cả các nhà máy đều đóng cửa, một số công nhân tụ tập trước nhà máy, để chờ thông tin của nhà máy, nhưng chủ doanh nghiệp không có mặt, họ càng hoang mang thêm, trong lúc đó, bọn người trên trà trộn vào công nhân, có 3 người trèo tường cố vào nhà máy, lực lượng cảnh sát 115 xuất hiện, lúc 16g và trấn áp ngay, bắt giữ ba đối tượng, người đại diện công ty ra báo công nhân: nhà máy đóng cửa, công nhân giải tán, sau đó gia nhập vào đoàn biểu tình phản đối Trung Quốc trong khu công nghiệp với thái độ ôn hòa trật tự, có cảnh sát kèm theo bảo vệ an ninh cho họ.

Bất ngờ, cũng vào thời điểm này, chúng tôi nhận được điện thoại của người đại diện công ty SaiGon Furniture (của người Việt) tại P.An Phú, tỉnh Bình Dương (bên cạnh khu công nghiệp VSIP1), báo cho biết: một nhóm khoảng 30 tên xâm nhập nhà máy, đập phá và cướp đi một số dụng cụ sản xuất (máy đo độ ẩm, thước,...).”

Tương tự, một bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết công nhân biểu tình đều không muôn bạo động và cũng không có cớ gì để đập phá các hãng xưởng họ đang làm việc.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết trên blog riêng, trong bài “Đi giữa dòng bạo động” khi chạy về hướng Sóng Thần, Bình Dương, suôt vài mươi cây số, không có bóng cảnh sát hay công an:

“...Thấy chúng tôi ghé vào, gương mặt của họ sợ hãi thấy rõ. Người bảo vệ nam, khoảng trên 50 tuổi bước ra, mặt rất căng thẳng, dù khi biết chúng tôi không phải là người biểu tình.


“Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”, tôi hỏi. “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”, bác bảo vệ già nói, giọng thảng thốt. “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?”. Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng. Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi.

Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.

Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe, v.v… biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn.

Ngay lập tức tức tiếng đổ vỡ vang lên. Ai đó sau lưng tôi ném một viên gạch lớn vào cửa kính tòa nhà. Linh tính như nhắc tôi nên vừa kịp né người qua, và nghe tiếng kính vỡ xoang xoảng. Tôi cầm máy chạy vào bên trong để ghi lại cảnh đập phá này. Cảnh tượng bên trong còn hãi hùng hơn. Tất cả mọi thứ bị đập nát. Kính vỡ và gãy đổ khắp mọi nơi. 2 thanh niên xông vào căn phòng trước đây có là nơi làm việc sổ sách và kéo liên tục các hộc tủ ra xem còn thứ gì có thể lấy được hay không. Cứ mỗi lần không tìm thấy, họ lại đập. Có một chi tiết tôi ngạc nhiên là chính những người cầm cờ đỏ ngoài kia, khi vào đến phòng này, khi thấy một lá cờ đỏ treo trên tường đã giật xuống. Họ là ai?

Phòng tiếp tân của công ty thì cảnh đập phá diễn ra như một lễ hội. Khắp nơi vang tiếng đổ, bể. Trước mắt tôi là một thanh niên đội nón bảo hiểm, tay cầm gậy sắt, đập liên tục vào mọi thứ trước mắt. Suýt nữa thì anh ta đánh trúng một cô gái đang lom khom nhặt một bàn phím vi tính bị vứt dưới đất...”

Ai là nhóm kích động đập phá? Có phải là tình báo Trung Quốc thuê tiền xã hội đen? Hay chính một thành phần liên hệ tới công an VN, vì công an đã vắng mặt lúc cần thiết?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.