Hôm nay,  

Tháng Tư Vì Đâu?

27/04/201400:00:00(Xem: 5164)
Tháng tư, tháng tư, tháng tư... Vì sao Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ trong tháng 4-1975?

Có phải vì thiếu viện trợ? Đúng vậy, Hoa Kỳ giảm quân viện từ từ, vì Quốc Hội Mỹ không hài lòng tham chiến nữa.

Có phải vì sơ suất chiến lược của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh di tản cao nguyên đã làm tán loạn hàng ngũ quân lực VNCH? Đúng vậy, đó là nhận định của bản đúc kết thông tin tình báo của chính phủ Mỹ nêu ra tuần trước ở trang báo này.

Nhưng trong tận cùng, vì nhà nước Hoa Kỳ là nhà nước của ý dân Hoa Kỳ, có nghĩa là, yếu tố lớn nhất: dân Mỹ không muốn dính vào Cuộc Chiến VN nữa.

Những người đã từng sống ở Mỹ, tất thấy rằng cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq dai dẳng đã làm nhiêù người dân kêu gọi rút quân, cho dù là thời này không còn chế độ quân dịch ở Mỹ nữa, và cho dù là bây giờ quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn là lính tình nguyện và tử vong cũng ít hơn thời Cuộc Chiến VN cũng đã làm người dân Mỹ mệt mỏi...

Có nhiều yếu tố để thấy rằng dân Mỹ không kiên nhẫn với Cuộc Chiến VN nữa.

Thứ nhất là, Trung Quốc bắt tay hòa với Mỹ, và cam kết không có chuyện domino dây chuyền.

Thứ nhì, quan trọng hơn: kinh tế Mỹ mệt mỏi rồi: cạn tiền, dầu cạn, phản chiến tăng, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng... thế là dân Mỹ nổi giận.

Tình hình nước Mỹ cạn tiền xảy ra trong thời 1970-71 (xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Bretton_Woods_system). Vào năm 1970, Hoa Kỳ thấy trữ kim vàng cho đồng đôla sụt giảm từ 55% xuống còn 22%. Đó là lý do, vào ngày 15-8-1971, Mỹ đơn phương quyết định xóa bỏ chế độ đổi tiền ra vàng. Lúc đó, thâm thủng 56 tỷ đôla (trị giá tiền thời đó lớn nhiều lần hơn bây giờ); ngắn gọn, đồng đôla bị đẩy giá cao hơn trị giá lẽ ra tương đương với vàng.

Một điểm quan trọng nữa: Dân Mỹ rủ nhau chống chiến tranh, trốn quân dịch, không chịu đóng thuế.(xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Opposition_to_United_States_involvement_in_the_Vietnam_War)

Vào cuối thập niên 1960s, ¼ hồ sơ tòa án toàn quốc Hoa Kỳ xét xử là về chuyện trốn quân dịch và về những người nộp đơn xin miễn đi lính vì lý do lương tâm.

Có hơn 210,000 nam thanh niên bị cáo buộc trốn lính, 25,000 người trong đó bị truy tố.

Hơn 30,000 nam thanh niên trốn lính bằng cách xuất ngoại, sang Canada, Thụy Điển và Mexico.

Nhiều người dân Mỹ không trong diện đi quân dịch đã phản chiến bằng cách không đóng thuế, vì cho rằng tiền thuế sẽ kéo dài chiến tranh.

Trong năm 1972, có khoảng 200,000–500,000 người Mỹ không chịu trả tiền thuế tính trên hóa đơn điẹn thoại, và có thêm 20,000 người khác chống lại chuyện nhà nước đánh thuế lương của họ.

Lúc đó lại rơi vào trận khủng hoảng chứng khoán. (xem: http://en.wikipedia.org/wiki/1973%E2%80%931974_stock_market_crash). Trong vòng 699 ngaỳ, từ ngày 11 tháng 1-1973 cho tới ngày 6 tháng 12-1974, chỉ số Dow Jones của Thị Trường Chứng Khoán new York mất 45% trị giá, và trở thành thị trường tệ hại nhiều thứ 7 trong lịch sử chỉ số này. Bạn hãy suy nghĩ thế này: tờ giấy 100 đôla bạn cầm trên tay, bỗng nhiên bay mất và chỉ còn 55 đôla trên tay. Lúc đó, bạn sẽ nghĩ rằng Cuộc Chiến VN xa vời quá?

Chưa hết, lại còn khủng hoảng dầu nữa. Xem Khủng hoảng dầu (http://en.wikipedia.org/wiki/1973_oil_crisis). Khủng hoảng dầu năm 1973 khởi sự từ tháng 10-1973, khi các nước sản xuất dầu trong khối OAPEC (bao gồm các nước Ả rập trong OPEC, cộng thêm Ai Cập, Syria và Tunisia) tuyên bố cấm vận dầu đối với Mỹ, để trả thù Mỹ tham dự giúp Do Thái trong cuộc chiến ngày 6 tháng 10-1973, có tên là cuộc chiến Yom Kippur War.

Khi kết thúc cấm vận vào tháng 3-1974, giá dầu tăng từ 3 đôla/thùng barrel lên tới gần 12 đôla/thùng barrel (nhắc lại: tiền thời đó).

Bạn hãy hình dung, giá xăng dầu tăng gấp 4 lần, dân Mỹ sẽ không muốn có cuộc chiến nào nữa hết.

Theo lời một người Việt có mặt ở Virginia, một tiểu bang phía đông bắc Mỹ giáp biên thủ đô Washington DC, lúc đó nhiều trạm xăng ở Mỹ đóng cửa, và người láí xe xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ mới tới lượt đổ xăng. Khi chuyện này xảy ra, người Việt này biết ngay, chính phủ VNCH sẽ không có đủ xăng dầu cho quân xa và phi cơ tác chiến nữa.

* * *

Cuộc chiến cuối cùng là như thế: Miền Nam sụp đổ.


Và nhiều người Miền Bắc vvào Nam, mới tỉnh ngộ. Trong đó có một thiếu nữ, sau này trở thành nhà văn Dương Thu Hương với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đinh Quang Anh Thái trên tuần báo Việt Tide, nhà văn Dương Thu Hương đã nói rằng bà đã “khóc ngày 30 tháng Tư 75 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ.”

Nhà văn Dương Thu Hương nói:

“Khóc thì tôi có hai lần khóc. Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”(hết trích)

Cũng một người từ “bên thắng cuộc” là nhà báo cựu đại tá Bùi Tín, khi trả lời phỏng vấn vào lúc 32 năm sau ngaỳ 30-4-1975 của nhà báo Mạc Việt Hồng trên mạng Đàn Chim Việt.

Trích:

“Mạc Việt Hồng: Xin phép ông được quay lại với ngày 30/4 của chúng ta. Cách đây 32 năm, ông đang say sưa với niềm vui chiến thắng, cảm giác của ông khi đó như thế nào?

Bùi Tín: Vâng, ngày 30/4 khi chúng tôi vào Sài Gòn có thể nói là vui vô cùng. Vì sau mấy chục năm bao nhiêu hy sinh, nay hòa bình, thống nhất, đất nước đứng trước bao nhiêu triển vọng làm sao không vui được.

Mạc Việt Hồng: Khi nào thì ông bắt đầu thấy thất vọng hay thấy kém vui đi?

Bùi Tín: Từ khi tôi thấy những người lính miền Nam hay những người làm việc cho chế độ cũ bị đi “học tập cải tạo”. Là một nhà báo nên tôi đến các trại cải tạo đó. Thực chất đó là những trại giam do Cục Quản lý Trại giam của Bộ Công an quản lý. Ở đó có cả xà lim, phòng giam… Lúc đó tôi cũng nông nổi. Tôi nghĩ chắc chỉ học tập vài ba tháng, tôi biết đâu là người ta dử vào đó rồi không xét xử, bỏ tù vô thời hạn… Nếu là học tập thì phải tiếp thu một cách tự do, bình đẳng chứ.

Từ đó tôi bị hẫng, hàng triệu người bị hẫng. Hiện nay ĐCS vẫn không muốn nói một điều đáng tiếc về chuyện đó. Ngay cả ông Võ Văn Kiệt cũng không dám nói ra, mặc dù những người chủ trương đường lối phi dân tộc, phi nhân tính đó đều đã chết.

Rồi việc giải thể không kèn không trống Chính phủ Lâm thời, Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam… Đáng ra nên để lại để giữ quan hệ với phương Tây để giữ sự hòa hợp giữa hai miền Nam- Bắc.

Tôi đã từ bỏ tất cả những huân huy chương của tôi vì tôi cho rằng nó không có gì là vinh hạnh cả. Mấy triệu người VN chết mà toàn là anh em giết lẫn nhau. Cuộc chiến vừa qua là một trang đen tối trong lịch sử VN, không có gì để kiêu ngạo, để hãnh diện cả...”(hết trích)

Một trang sử đen tối, toàn là anh em giết nhau. Khởi phát từ một lý thuyết Mác Lê cuồng vọng, với những người “xông tới, phất cao ngọn cờ ba dòng thác cách mạng”... để rồi bây giờ mất nửa thác Bản Giốc, mất một phần biển đảo...

Năm nay là năm thứ 39. Trang sử dân chủ và tự do cuả quê nhà vẫn đang lật ra từng trang, với các thế hệ sinh sau 1975, trong cuộc chiến mới của nhân bản, hy vọng và bất bạo động.

Xin chúc lành cho các thế hệ mới.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.