Hôm nay,  

Người Mã Lai

12/04/201400:00:00(Xem: 3293)
Chúng tôi rời bến vào lúc 10 giờ đêm ngày 31 tháng 5 năm 1979. Ba chiếc tàu cùng rời một lúc. Chiếc của chúng tôi nhỏ nhất, bề ngang 3.5m, dài 17.5m, chở tổng cộng 328 người. Ba chiếc tàu theo sông Cửa Tiểu là một trong chín cửa của sông Cửu Long chạy ra biển Thái Bình. Đêm hôm khuya khoắt, hai bên bờ sông tối đen như mực. Tiếng máy tàu chạy đều đều. Mọi người quá mệt mỏi, ngủ say.

3 giờ sáng, chúng tôi đã ra tới cửa biển. Nghe sóng vổ lách tách bên mạn tàu, tôi giật mình thức giấc và đoán rằng mình đã bắt đầu ra đại dương, bỏ lại sau lưng chế độ cộng sản, công an, những rình rập, soi mói, những hồi hộp lo âu.

Đến 8 giờ sáng chúng tôi hoàn toàn mất hút bến bờ Việt Nam. Ba chiếc tàu chạy hầu như song song, cùng rẽ sóng về phía nam. Ngày thứ hai trên Thái Bình Dương, chúng tôi thấy thấp thoáng đảo Côn Sơn. Đêm thứ hai, khoảng 9 hay 10 giờ đêm, chúng tôi gặp một chiến hạm Mỹ. Tàu họ cũng tối đen vì họ không bật đèn và cũng xin ghi chú nơi đây là chúng tôi chưa cách bờ Việt Nam xa lắm, nói một cách khác, chúng tôi chưa ở vào hải phận quốc tế. Họ không cho chúng tôi lại gần. Họ phái một chiếc ca-nô đệm hơi với khoảng 4, 5 người lính đến cặp tàu chúng tôi và nói chuyện với ngưới đại diện của tàu là anh Chí. Rõ ràng là lính Mỹ vì họ trang bị bằng M16. Sau đó, họ cho anh Chí lên ca-nô và đưa về chiến hạm để gặp cấp chỉ huy của họ.

Câu chuyện vượt biên nào cũng thật dài. Tôi xin mạn phép tạm ngừng kể phần nầy và xin kể đến phần chúng tôi vào đến bờ Mã Lai sau 8 ngày lênh đênh trên Thái Bình Dương và bốn lần gặp hải tặc Thái.

Chiều ngày 7 thâng 6 năm 1979, chúng tôi đã đến gần bờ biển Mã Lai. Ban tổ chức tầu chúng tôi quyết định cho đục tàu vì như thế lính Mã Lai không thể xua chúng tôi ra biển cả. Chiếc tàu bắt đầu vô nước và chúng tôi chuyển những người già, đàn bà, trẻ em vào bờ dần dần. Khi cách bờ chừng 10 thước, tôi đã thấy nhiều lính Mã Lai đứng dàn hàng ngang trên bờ như đợi chúng tôi lên. Họ để chúng tôi leo lên bờ. Kế đến họ hỏi ai là chủ tàu, ai là tài công. Khi hai người nầy đến trình diện họ, các tên lính Mã Lai dùng báng súng đánh hai người nầy rất dã man. Mọi người rất lo lắng đến run sợ vì sau 8 ngày trên biển, chúng tôi hết sức mệt mỏi, muốn được nằm ngay trên bãi biển nầy ngủ cho một giấc. Chúng tôi không biết số phận của mình sẽ ra sao.


Đến gần chiều tối, có nhiều xe chở quân, kiểu xe GMC của mình, đến đưa chúng tôi về một trại tạm cư mà sau nầy tôi biết đó là quận Kota Baru, thuộc tỉnh Kelantang, cách biên giới Thái Lan 10 cây số về hướng Bắc.

Ngày 20 tháng 6, 1979, Ban Giám Đốc trại, tạm gọi như vậy, cho lập danh sách tất cả người vượt biển trong trại lúc ấy có khoảng trên dưới 1.000 người. Tiếp theo, chúng tôi được chích ngừa mà tôi không nhớ họ chích ngừa bịnh gì. Mọi người vui cười hớn hở vì có tin chúng tôi sẽ được đưa đi Bidong là đảo tị nạn quốc tế. Chúng tôi đều biết rằng đến Bidong chúng tôi mới có hy vọng nộp đơn xin định cư ở Mỹ, Úc, Canada…

Ngày 23 tháng 6, 1979, tất cả boat people Việt Nam, già trẻ, lớn bé… đều được đưa lên những chiếc tàu vượt biển của người tị nạn, lần lượt các chiếc tàu chiến Mã Lai dùng dây thừng kéo tàu chúng tôi ra biển. Số phận tang thương đang chờ sẵn mà chúng tôi không biết. Sau ba ngày hai đêm được kéo, chiều ngày 25 tháng 6,1979, giữa đại dương mênh mông không thấy bến bờ, chỉ có trời và nước, ông thuyền trưởng đứng trên bơong tàu, nói với chúng tôi, tay chỉ về hướng xa xa, các anh có thấy bờ kia không, hãy cho tàu chạy về hướng đó. Nói xong, một tên thủy thủ chặt dây thừng và chiến hạm Mã Lai bỏ chúng tôi chạy đi. Tôi nhìn sợi dây thừng từ từ rớt xuống mặt biển kêu đánh “bạch” một tiếng mà như đứt ruột. Tàu chiến Mã Lai đã kéo tất cả người Việt tị nạn ra biển để cho họ lênh đênh và chết dần. Có tin họ kéo trung bình mỗi tuần 10,000 người bỏ ra biển, lý do: thứ nhất, để làm chùn chân những người Việt tị nạn cứ ùn ùn đổ vào Mã Lai khiến họ gánh một gánh nặng; thứ hai, để làm áp lực với các quốc gia đã chấp nhận lấy người tị nạn nhưng còn chậm chạp thủ tục.

Và đó là người Mã Lai.

(Bài nầy có tính cách thuật lại một sự việc. Phần phê phán là quyền của độc giả.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.