Hôm nay,  

Dự Thi Đề Tài Người Việt Trên Đất Úc - Một Lần Đi Cho Bình Minh Lên Sớm - Phần Iii

16/09/200000:00:00(Xem: 4895)
Trong thời gian ở Hostel, tôi ghi danh đi học tiếng Anh. Cô giáo dạy tiếng Anh là một người Úc cực kỳ vui tính, năng động, và có kinh nghiệm trong giao tiếp với người tỵ nạn hay di dân nói chung. Nhưng cách dạy học ở đây cũng không khác gì cách dạy ở trại tỵ nạn. Tức là không dạy văn phạm, cú pháp, mà chú trọng vào những câu đối thoại thông thường. Chỉ vài tuần sau tôi lại xin nghỉ học. Tôi quyết định tự học tiếng Anh. Nhưng tôi cần một cuốn từ điển. Tôi mạo hiểm đón xe lửa ra thành phố Sydney, ghé một nhà sách khổng lồ có tên là Dymock nằm trên đường Georges. Tôi bước vào nhà sách tìm mua cuốn từ điển Oxford và cuốn sách văn phạm tiếng Anh Practical English Usage của soạn giả Michael Swan (mà tôi đã từng dùng tự học hồi ở trại tỵ nạn). Tôi vẫn đinh ninh là chữ Ford (giống như hiệu xe Ford, đọc là ôfo.dọ), vậy thì Oxford phải đọc là ôox.fo.dọ. Nghĩ thế, tôi nói với anh bán hàng là tôi tìm mua cuốn từ điển ôox.fo.dọ; anh ta trố mắt nhìn tôi không hiểu tôi nói từ điển gì, và lịch sự kêu tôi đánh vần từng mẫu tự. Tôi bèn viết ra trên giấy chữ ôOxfordọ; anh ta ồ lên một tiếng rồi vui vẻ chỉ tôi cách đọc là ôox.fớdọ. Nhớ suốt đời. Ôi, tiếng Anh sao mà rắc rối thế!

Tôi đã có những ngày thoải mái nhất ở Cabramatta Hostel. Những ngày thực sự tự do. Chẳng ai xét hộ khẩu. Chẳng ai quấy rầy hay khủng bố tinh thần. Không phải lo lắng cách đối phó và ứng xử với các ôphái đoànọ. Không phải lo âu vì những lần chuyển trại. Tôi viết thư về nhà báo cho Ba Má và các em biết là đã đến bến bờ tự do, nhưng ở nhà chỉ nhận một ít thư của tôi, do chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt lúc bấy giờ (10).

Những bao củ hành tây khó quên

Sau vài tuần ở Hostel, tôi bắt đầu đi tìm việc làm. Năm 1982 là năm mà nền kinh tế của Úc bị lâm vào tình trạng suy thoái (recession), vì thế thất nghiệp khá cao và rất khó tìm việc làm. Nhưng tôi vẫn hy vọng. Mỗi ngày tôi dò đọc mục ôEmploymentọ trên tờ The Sydney Morning Herald để tìm việc. Tôi chú tâm tìm những việc làm không cần đến tay nghề hay bằng cấp trong các hãng xưởng. Sáng sớm, tôi ra đi như người đi làm thực sự, và lang thang hết hãng này sang hãng khác để xin việc. Nhưng không may cho tôi, mỗi lần đi phỏng vấn là mỗi lần bị thất bại, vì tôi thành thật nói là chưa có kinh nghiệm làm hãng xưởng bao giờ. Có một lần tôi đi xin việc ở một hãng làm sắt thuộc vùng [mà sau này tôi biết được là ở] Condell Park. Thấy vài người công nhân đứng ngoài, tôi lớ ngớ nói câu đã học thuộc lòng: ôI am looking for a job, could you please help meọ (Tôi đang tìm việc làm, xin ông vui lòng giúp tôi); thay vì thông cảm cho hoàn cảnh của tôi, một người trong nhóm la lớn lên mà tôi chỉ nghe loáng thoáng là ôGet out of here, go back to your country!ọ (Cút đi, trở về xứ của mày đi). Nhìn thấy vẻ mặt giận dữ của anh ta, tôi hoảng quá và bước đi nhanh à

Một hôm, trên đường về Hostel sau một lần nữa thất bại trong một cuộc phỏng vấn ở một hãng điện thuộc vùng Alexandra, tôi đón xe lửa về ônhàọ và ngẫu nhiên để ý đến một khách sạn có kiến trúc hơi lạ có tên là ôBelmore Hotelọ khi xe dừng lại đón khánh ở ga Belmore. Tôi lại quay sang tờ báo và lần này, tôi để ý thấy Bệnh viện St Vincentõs đang cần một phụ bếp (kitchen hand). Tôi tự hỏi tại sao mình không xin làm phụ bếp, mà lại phải loay hoay tìm việc trong các hãng xưởng. Nghĩ thế, tôi vội xuống ga và đón xe điện khác đi ngược về hướng Đông thành phố Sydney, nơi bệnh viện St Vincentõs toạ lạc, để xin việc. Sau khi điền xong đơn, tôi được bà giám đốc nhà bếp có tên là Georgina Ramsey phỏng vấn. Bà hỏi tôi về lý lịch cá nhân, về kinh nghiệm làm trong nhà bếp. Vì đã thất bại quá nhiều lần trong các kỳ phỏng vấn trước đây do thành thật, kỳ này tôi làm gan nói dối là có kinh nghiệm làm trong nhà bếp. ôLàm ở đâu"ọ Tôi nhớ ngay đến cái tên ôBelmore Hotelọ và trả lời ôBelmore Hotel!ọ ôLàm ở đó bao lâu"ọ ôDạ, ba năm.ọ Bà ta nhìn tôi mỉm cười một cách khó hiểu, nhưng quyết định nhận tôi ngay ngày đó, và hẹn tôi ngày mai sẽ bắt đầu đi làm. Mừng ơi là mừng. Trên đường về nhà, tôi tự đãi cho mình một tô phở.

Công việc tôi được giao phó là rửa nồi niêu, chén bát, và đặc biệt là thái củ hành Tây. Chao ôi, từ ngày được sinh ra cho đến nay, tôi chưa bao giờ thấy cái gì cũng lớn và nhiều như trong nhà bếp này. Nhiều cái nồi cao gần ngang ngực tôi. Chén đĩa và dao nĩa nhiều đến nỗi không đếm hết. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi thấy quá nhiều hành Tây (trong hai bao bố rất to), tôi hơi nao núng và hỏi: ôTôi phải lột hết hai bao này à"ọ Anh chàng giám thị người Tân Tây Lan tên là Gerry nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên và nhún vai nói: ôDĩ nhiên, đó là công việc của anh mà!ọ Tôi cảm thấy mình ngây ngô làm sao. Dĩ nhiên, người ta mướn tôi vào làm việc đó, chứ còn việc nào khác! Chỉ lột được hai ba củ hành, là nước mắt tôi dàn dụa vì cay mắt. Gerry lại thấy tôi ôkhócọ bèn đến hỏi: ôAnh có sao không"ọ Tôi trả lời ôKhôngọ và dần dần làm xong công việc một cách tốt đẹp. Nhưng chỉ hai ngày sau, sau vài lần thử nghiệm, tôi đã tìm được quy luật lột củ hành mà không rơi nước mắt. Mặc dù đó là một công việc khá nặng nhọc, nhưng tôi vẫn làm việc một cách vui vẻ, và qua đó tôi học được tính tập trung trong khi làm việc cho dù là việc lớn hay nhỏ.

Sau khoảng ba tháng làm nghề này, tôi được thăng chức làm phụ bếp. Tôi được cấp đồng phục áo trắng và cái nón giấy cao chót vót của thợ nấu, cùng với cái khăn ôchefọ màu đỏ quấn ngang cổ, trông oai lắm. Nhiệm vụ của tôi lúc đó là xào thịt hay rau cải sơ qua, và sau đó giao cho thợ chính nấu. Nhìn cách thợ nấu, tôi học được khá nhiều món ăn của người Tây phương. Nỗi khổ tâm nhất của tôi lúc bấy giờ là cái ... điện thoại. Một trong những nhiệm vụ của tôi lúc đó là nhận ôorderọ (tức món ăn) từ các phòng khác trong Bệnh viện; và món ăn thường chỉ báo qua điện thoại. Khả năng nói tiếng Anh của tôi đã hạn chế, thì làm gì nghe được rành rọt! Thành ra, cứ mỗi lần điện thoại reo là tôi tìm cách ... lẩn trốn. Tuy nhiên, anh bạn thợ nấu rất tinh ý và biết ôyếu điểmọ của tôi, nên cứ mỗi lần điện thoại reo là anh ta lớn tiếng kêu tôi ra trả lời! Ấy vậy mà chỉ vài tuần nghe tiếng được tiếng mất, tôi dần dà quen với tên các loại thức ăn và có thể nhận ôorderọ. Từ đó tôi cảm thấy yêu cái à điện thoại.

Tuy nhiên, lúc nào tôi cũng bị ám ảnh vì tôi đã nói dối về chuyện làm trong nhà bếp ở Belmore Hotel 3 năm. Một hôm, tôi gõ cửa văn phòng bà giám đốc Ramsey và thú nhận là tôi đã nói dối bà ta về kinh nghiệm nhà bếp hôm phỏng vấn. Tôi cứ tưởng bà ta sẽ cho tôi nghỉ việc vì cái tội tày trời đó, nhưng bà ta từ tốn kêu tôi ngồi xuống ghế, mỉm cười và nói với tôi rằng bà ta đã biết ngay từ những ngày đầu là tôi không có kinh nghiệm gì trong nhà bếp (vì Gerry đã báo cáo với bà là tôi chẳng có kinh nghiệm gì, và vì tôi khai chỉ mới đến Úc có vài tháng), nhưng thấy hoàn cảnh khó khăn của tôi nên cho tôi cái công việc đó và nghĩ tôi có thể sẽ học hỏi từ từ cho quen việc. Bà còn cho tôi biết rằng trong nhà bếp này có rất nhiều người có bằng cấp cao từ các nước Đông Âu khác chứ chẳng riêng gì tôi. Bà khuyên tôi nên yên tâm làm việc và cuộc sống sẽ ổn định thôi. Trong thời gian này, tôi lân la tìm hiểu, và đúng như bà Ramsey nói, có rất nhiều người tỵ nạn và di dân từ các nước như Nga, Ba Lan, Hy Lạp, Nam Tư, Hồng Kông, Trung Quốc, v.và cũng có cùng số phận như tôi. Những người này đã từng là chuyên viên lành nghề, nhà khoa bảng, luật sư, bác sĩ, v.và ở nước họ, nhưng sang đây vẫn phải làm việc tay chân, vì bằng cấp của họ không được công nhận tại Úc. Và, tôi càng nao núng hơn khi được biết là phần đông họ đã làm việc cả 10 năm trở lên! Làm trong nhà bếp khoảng một năm, tôi tìm được một công việc tương đối nhẹ nhàng hơn ở Bệnh viện Royal North Shore thuộc vùng Bắc Sydney. Công việc tôi lúc đó là đi giao, nhận các mẩu thử nghiệm giữa các phòng thí nghiệm. Tôi đi bộ suốt ngày từ phòng này sang phòng khác, từ building này sang building kia trong khuôn viên bệnh viện. Những lúc giải lao, tôi có dịp để ý cách làm nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây. Một hôm, trong lúc rảnh rỗi, tôi để ý thấy một nhà khoa học người Ấn Độ loay hoay làm các con toán về xác suất thống kê cho thí nghiệm của ông; tôi lân la tới gần thấy những bài toán quá đơn giản, và tỏ ý muốn trợ giúp ông một tay. Nhưng ông ta trố mắt nhìn tôi một cách khinh khi, và lịch sự đuổi tôi đi chỗ khác: ôAnh sao làm được việc này, khó lắm!ọ. Tôi buồn tủi lắm, và quyết chí một ngày ôtrong cuộc trần ai, ai dễ biết / rồi ra mới rõ mặt anh hùngọ(11).

"Anh biết làm phân số không""

Tôi quyết định ghi danh xin vào học tại Trường Đại học Sydney (một trường lâu đời và tương đối danh tiếng ở Úc) bán thời gian (part-time). Tôi được mời lên phỏng vấn để lượng xét trình độ học vấn. Người phỏng vấn tôi, một ông Úc khoảng 50 tuổi, hỏi: "Anh đã học đại học ở Vietnam"" "Dạ, đúng thế." Ông ta hỏi tiếp: "Thế anh có biết làm phân số không"" Tôi ngỡ ngàng về câu hỏi này, nhưng cũng tự trấn tĩnh mình là biết đâu phân số của ôhọọ phức tạp hơn phân số mình học, vậy thì trong khi chưa chắc chắn, cách hay nhất là nói ôkhôngọ cho ổn! Nghĩ thế, tôi trả lời ôDạ chắc không.ọ Ông ta cười một cách mỉa mai mà tôi không bao giờ quên cũng như không tha thứ ông ta. Sau đó, tôi được một giáo sư chuyên ngành phỏng vấn, và kết cục là ông không nhận tôi, vì nghĩ tôi không đủ khả năng theo học đại học.

Thất bại ở trường Sydney, tôi quay sang xin vào học ở Trường Đại học Macquarie, một trường tương đối nhỏ hơn Trường Sydney (khoảng 20 ngàn sinh viên), nhưng có tiếng tốt về môn học mà tôi muốn theo đuổi. Ở đây, tôi được một ông giáo sư tên là Donald McNeil, nguyên là giáo sư ở Trường Đại học Princeton (Mỹ) mới về, trực tiếp phỏng vấn. Sau khi hỏi sơ qua về vài lĩnh vực chuyên môn, ông ta nói tôi có thể sẽ không đủ khả năng theo học chương trình Master's (cao học), và chỉ cho tôi học chương trình Graduate Diploma (thấp hơn cao học) mà thôi. Ông ta nói nếu tôi học "được" một năm thì sẽ cho sang học chương trình Master's. Tôi mừng lắm và tự nhủ mình sẽ quyết chí học hành cho ra hồn, cho ôbọn Tâyọ này biết mặt!

Ngày đầu tiên vào giảng đường đại học Úc, tôi hơi sốc về cái tính lè phè của học sinh và thầy giáo. Lớp học chỉ có khoảng 15 học sinh, phần đông là nam, và tôi là người Á châu duy nhất. Họ ăn uống tự nhiên và ăn mặc ... không giống ai. Anh chàng giảng viên cũng ăn mặc rất ôbụi đờiọ, không có vẻ gì là một ông tiến sĩ mà tôi thường tưởng tượng cả. Phong cách của các giáo sư ở đây rất bình dân, không tỏa ra cái không khí nghiêm nghị như thầy cô ở Việt Nam mà tôi từng theo học. Nhưng tôi đã gặp khó khăn ngay từ ngày đầu vào giảng đường: tôi chẳng hiểu anh giảng sư đang nói gì, vì khả năng nghe các từ chuyên môn của tôi còn quá hạn chế. Tuy nhiên, khi anh ta viết trên bảng thì tôi lại đoán biết anh ta đang dạy gì. Vì không hiểu bài ở trong lớp, nên hàng đêm tôi phải ngồi lại ở thư viện để đọc sách và làm bài. Không đêm nào tôi về tới nhà trước 10 giờ khuya.

Những ngày theo học ở đây cho tôi thấy rõ sự khác biệt về triết lý và phương pháp giáo dục giữa hai nước Úc và Việt Nam. Nói chung, ở Úc, họ không chú trọng vào việc học thuộc lòng hay phương pháp thầy-giảng- trò-chép như ở Việt Nam, nhưng họ lại rất đặt nặng vào việc phát huy nội lực của học sinh, vào việc phát hiện vấn đề, và khuyến khích học sinh tự nghiên cứu tìm cách giải quyết vấn đề. Tôi vẫn còn nhớ lúc mới vào học chương trình cao học, một ông giáo sư ra đề cho chúng tôi làm nghiên cứu chỉ vỏn vẹn 5 hàng chữ. Trong khi tôi còn đang bỡ ngỡ, chưa biết làm gì, làm ra sao, và bắt đầu từ đâu, thì bạn đồng môn của tôi đã chủ động vào thư viện, bấm máy computer, gọi điện đến các chỗ ngoài trường để tìm tài liệu. Qua ôbài họcọ này, tôi mới thấm thía sự chủ động của người học sinh. Có lẽ vì đã được huấn luyện về nghiên cứu và được khuyến khích độc lập từ nhỏ, sinh viên tốt nghiệp từ các trường Tây phương, khi ônémọ vào tình thế nào, họ đều có thể tự khẳng định mình, và có thể xo ay sở vươn lên tối đa. (Ngày nay, nhìn sự tự tin của các em sinh viên gốc Việt được sinh ra, lớn lên, và huấn luyện trong các trường đại học ở nước ngoài, tôi tự thấy mình ngày xưa quả là ôkhờ khạo lắm, [và] ngu ngơ quáọ!)

Song, chỉ khoảng ba tháng sau, tôi đã lấy lại tự tin của mình và bắt đầu nhận ra là chương trình học của họ cũng chẳng có gì là "ghê gớm" lắm, nếu không muốn nói là thấp so với chương trình mà tôi đã từng học ở Việt Nam. Một hôm anh chàng giảng viên đang lúng túng giải một bài toán tích phân tương đối khó, tôi không giữ được kiên nhẫn và giơ tay xin giải hộ. Cả lớp và anh ta tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi, một tên học sinh thường ngày có vẻ rụt rè, nhút nhác, lại dám làm chuyện này! Tôi ngang nhiên lên bảng "biểu diễn" một cách giải [mà tôi đã học từ lâu lúc còn ở Việt Nam] làm họ kinh ngạc hơn. Sau vài lần như thế, tiếng đồn tới Giáo sư McNeil. Nên chỉ sáu tháng sau, ông McNeil đã cho tôi theo học chương trình Master's mà không phải qua chương trình Graduate Diploma. Tôi còn được cho một việc làm phụ giảng cho học sinh chương trình cử nhân.

Từ đó, tôi đã lấy lại niềm tin và mạnh dạn hơn trên con đường học hành. Trong khi học ở Trường Macquarie, tôi xin được một công việc làm thư ký cho một trung tâm nghiên cứu thuộc Bộ Y tế tiểu bang New South Wales. Trong vai trò thư ký, tôi chỉ có nhiệm vụ thu thập số liệu và phụ giúp đem các số liệu này vào máy vi tính (microcomputer), lúc đó còn dùng hệ thống chương trình CP/M. Các bác sĩ và chuyên gia dùng số liệu đó để phân tích và nghiên cứu các vấn đề y khoa. Tôi âm thầm theo dõi cách làm việc của họ một cách lý thú. Sau một thời gian tự tìm tòi và tự học, tôi cảm thấy rất tự tin rằng tôi cũng có thể làm được như họ! Một hôm, tôi thấy ông bác sĩ giám đốc có vẻ đang gặp ôvấn đềọ về một bài toán thống kê loại khá căn bản. Tôi xem cách ông ta làm và tỏ ý muốn giúp: "Tôi có thể giúp ông giải quyết việc này." Ông ta nhìn tôi một cách khinh khi và nói: "Anh làm không được đâu, việc này phức tạp lắm." Chả biết sao lúc đó tôi cảm thấy chạm tự ái và mạnh bạo thách thức: "Nếu trong vòng 5 phút tôi giải không xong, ông có thể cho tôi nghỉ việc". Ông giám đốc nhìn tôi một cách kinh ngạc và nói "Được rồi, làm đi!" Ngay sau đó, tôi được chỉ định mở lớp dạy lại cho tất cả các nhân viên trong nhóm cách dùng, cách viết chương trình để phân tích số liệu. Tôi cảm thấy sự miệt mài của mình đã có chút thành quả. (Thực ra, bây giờ hồi tưởng lại những công việc tôi làm lúc đó quá sơ đẳng và chẳng có gì đáng phải tuyên dương, tự hào).

Sau khi xong luận án ở trường Macquarie, tôi lại chuyển sang Trường Đại học Sydney. Lần này tôi về lại đây để dạy học đồng thời theo học chương trình tiến sĩ. Tôi vẫn còn nhớ "mối thù làm phân số", nên sau khi xong thủ tục hành chính, tôi tìm lại viên chức ngày trước để hỏi lại câu hỏi vô duyên ôÔng biết làm phân số không"ọ. Ông công chức giờ đây đã già, nhìn tôi ngơ ngác chẳng hiểu tôi nói gì. Tôi kể lại cái giây phút "lịch sử" mấy năm về trước cho ông nghe; ông ta ôm tôi xin lỗi rối rít và nói là không có ý xúc phạm, mà chỉ là một câu hỏi đùa. Lúc đó, khi nghe ông ta nói thế, tôi lại rất hối hận và thấy mình quá sai; tôi thấy thái độ ăn thua đủ đó của mình quá ấu trĩ và tự thấy mình xấu hổ. Bây giờ nhắc lại câu chuyện này tôi vẫn còn thấy mình xấu hổ.

Đầu năm 1991, tôi được bổ nhiệm làm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, một trong 10 viện nghiên cứu y khoa hàng đầu trên thế giới. Viện này là một trung tâm đào tạo chuyên khoa cho Trường Đại học New South Wales và Bệnh viện St Vincent's, nơi tôi làm phụ bếp khoảng 9 năm trước đó. Tôi làm trong bộ môn nghiên cứu về nội tiết (endocrinology) cùng một giáo sư hàng đầu trong ngành là ông John Eisman, người sau này trở thành một người thầy và bạn thân của tôi. Tôi lại dồn tâm trí vào việc học hành và nghiên cứu một số bệnh liên quan đến người già, từ các vấn đề căn bản về sinh học phân tử tới lâm sàng. Trong mười năm nghiên cứu trong lĩnh vực này, tôi và đồng nghiệp cũng gặt hái được vài kết quả khích lệ. Năm 1994, trong một lần tán gẫu trên bàn cà phê ở một quán nước vùng Darlinghurst, tôi và hai anh nghiên cứu sinh tên là Nigel Morrison (người Úc) và Qi Jiang (người Trung Quốc) nảy ra ý tưởng nghiên cứu vai trò của di truyền tố vitamin D receptor (còn gọi tắt là VDR gene) trong xương. Sau nhiều tháng làm việc cật lực và căng thẳng, nhóm chúng tôi đã khám phá ra sự liên hệ giữa di truyền tố này và mật độ xương trong một nhóm phụ nữ sinh đôi. Khám phá này được công bố trên tờ tạp chí khoa học hàng đầu trên thế giới, Nature, và lần lượt được hầu hết các hệ thống thông tin đại chúng trên thế giới đề cập, nhưng cũng gây ra rất nhiều tranh luận trong giới chuyên ngành, và tôi đã phải bỏ ra khá nhiều thời gian để bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên về mặt cá nhân, công trình này cũng đem lại cho tôi [và đồng nghiệp] một vài tưởng thưởng. Qua công trình này và một số nghiên cứu khác, tôi được dịp quen biết khá nhiều đồng nghiệp trên khắp thế giới, phần đông là ở Mỹ.

Cuối năm 1996, tôi sang Mỹ dự hội nghị khoa học thường niên lần thứ 18 tại thành phố Cincinnati, thuộc tiểu bang Ohio. Trong hội nghị này, tôi gặp được một anh bạn đồng nghiệp người Mỹ thuộc Trường Đại học Wright State ở tiểu bang Ohio. Anh ta mời tôi, sau khi xong hội nghị, về thành phố Dayton để nói chuyện chuyên môn. Tôi bay đến Dayton theo lời mời để làm việc và thăm đồng nghiệp. Xong buổi nói chuyện, ông khoa trưởng có nhã ý cho tôi một chân (hay ôghếọ) nghiên cứu và giảng dạy trong phân khoa y. Tôi rất ngạc nhiên và thích thú. Ngạc nhiên là vì tôi không ngờ sự việc lại rẽ ra một lối mới này, hoàn toàn nằm ngoài dự định của tôi. Thực vậy, mặc dù tôi đã từng sang Mỹ và các nước Âu châu họp hội và làm việc ngắn hạn cũng khá nhiều lần, và quen biết rất nhiều đồng nghiệp ở Mỹ, nhưng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện phải bỏ Úc để qua Mỹ làm việc. Thích thú là vì tôi thấy lời đề nghị của ông khoa trưởng là cơ hội mà mình không nên bỏ qua, vì dù sao đi nữa, trên thế giới, Mỹ vẫn

là cường quốc số một và có thể nói là vô đối thủ về khoa học. Nghĩ thế, tôi bèn trả lời là tôi sẽ suy nghĩ lại đề nghị của ông ta. Ông khoa trưởng đã chuẩn bị cực kỳ chu đáo cho chuyến đi của tôi: ông đã mướn một chiếc xe limousine bóng loáng để chở tôi về lại Cincinnati và mua sẵn vé máy bay cho tôi về lại California. Lần đầu tiên trong đời được ngồi trên chiếc xe limousine thượng hạng này, tôi thấy mình lúng túng, chẳng biết dùng nút bấm nào cho TV, nút nào mở máy hát, tủ lạnh (nhưng lại không dám hỏi); tuy nhiên, anh tài xế, trong bộ đồ như ông tướng nhà binh, ân cần chỉ cho tôi cách điều khiển hệ thống điện tử này. Tôi ngồi một mình trong xe rất tiện nghi, thưởng thức quang cảnh bao la của vùng Trung Tây nước Mỹ, và thỉnh thoảng nghĩ ngông mình là nhà kinh doanh đang đi du lịch hơn là người làm khoa học! Ông khoa trưởng còn dành cho tôi một kỷ niệm khó quên hơn: chiều hôm đó, ông và ba giáo sư khác lái xe lên tận khách sạn tôi ở Cincinnati mời tôi ăn tối ở một nhà hàng sang trọng [mà sau này tôi được biết là đắt tiền vào bậc nhất ở thành phố này]. Sáng hôm sau, trên máy bay về lại California, tôi cứ cảm kích mãi tấm lòng của ông khoa trưởng và đồng nghiệp của ông, và chẳng biết bao giờ mình mới có cơ hội trả ơn.

Về lại Úc, tôi lại bị lôi cuốn vào công việc hàng ngày và quên đi ômối tìnhọ với Trường Wright State. Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1997, ông khoa trưởng gửi cho tôi một lá thư báo rằng ông ta đã vận động thành công để ôcreateọ (tạo ra) một chức vụ giáo sư mới, đã quảng cáo trên tạp chí Science, và mời tôi đệ đơn. Không bao giờ muốn làm phật lòng người tốt bụng với mình, tôi bèn làm theo lời ông yêu cầu. Khoảng hai tuần sau, ông khoa trưởng điện thoại cho tôi biết là hội đồng bổ nhiệm khoa bảng (Academic Appointment Committee) đã đồng ý bổ nhiệm tôi vào Phân khoa Y của Trường Đại học Wright State. Tôi không ngờ sự việc lại xảy ra một cách nhanh chóng như thế, vì việc bổ nhiệm khoa bảng thường phải tốn khoảng một năm. Lúc này thì tôi mới biết chuyện đi Mỹ làm việc không còn là ôtrò đùa lịch sựọ nữa mà đang thành sự thật. Sau khi viết xong luận án ở viện Garvan, tôi lại khăn gói lên đường đi xa Việt Nam hơn nữa, để làm một chuyến viễn du mà tôi ví như một chuyến ôtỵ nạnọ lần thứ ha i ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.