Hôm nay,  

Con Đường Tự Do Dân Chủ

2/28/200100:00:00(View: 4606)
Đối với cá nhân, hạnh phúc không tự dưng mà có; phải làm việc, chiến thắng bản thân và hoàn cảnh mới có được. Đối với xã hội, tự do dân chủ không thể xin mà có; phải tranh đấu, chiến đấu mới có được. "Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả/ Anh hùng hào kiệt có hơn ai." Thế nhưng hai mươi mấy năm rồi, CSVN vẫn cứ độc tài toàn trị, vẫn cứ bình chân như vại ở nước nhà nghèo khổ của chúng ta. Làm sao người ưu tư cho vận nước non tránh khỏi câu hỏi con đường tự do dân chủ VN sẽ ra sao. Ôn cố tri tân, đối chiếu người và ta, hy vọng sẽ giúp soi sáng được hướng tới của con đường mà người Việt trong cũng như ngoài nước bao lâu nay hằng mong mỏi.

Một cách đại tổng, con đường tự do dân chủ hiện đại là một con đường chông gai và khúc khuỷu. Thực vậy, tiến trình tự do dân chủ cận đại có thể nói, bắt đầu vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, với Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa kỳø và trải qua ba đoạn chánh. Đoạn một có 18 nước lên đường nhưng vì nhiều khó khăn, chỉ còn Mỹ, Anh, Pháp, vàThụy sĩ bám sát. Chống lại dân chủ, ban đầu là đế chế. Kếá đó, từ thập niên 20 trở đi, Phát xít và Cộng sản lợi dụng dân chủ để thiết lập độc tài đảng trị. Đoạn hai, sau thế chiến thứ hai, hơn phân nửa các nước trên thế giới lại cũng vẫn chọn con đường tư do dân chủ sau khi thoát được ách Thực dân. Nhưng từ 1970 độc tài quân phiệt (Châu Mỹ La tinh) và độc tài dân chính (Đông nam Á, Nam A,Ù và Phi châu) lợi dụng những khó khăn kinh tế, sự căng thẳng của Chiến tranh lạnh, bóp nghẹt tự do dân chủ, biến thành độc tài chuyên chế. Đoạn ba, từ 1974 trở đi con đường dân chủ rộng mở, tiến đến cao trào. Chỉ trong vòng 10 năm thôi, 30 nước được dân chủ hóa. Cao trào này được đanh dấu bởi những cuộc cách mạng của nhân dân làm suy sụp các nước chư hầu Đông Âu và thành trì Liên xô của chủ nghĩa CS quốc tế.

Như vậy, con đường tự do dân chủ tuy chông gai, khúc khuỷu nhưng là con đường không thể cưỡng lại, không thể đảo ngược được. Tự do dân chủ là tất yếu lịch sử, là xu thế thời đại, là luật tiến hóa của Nhân loài. Hiện tại có 118 nước theo chế độ dân chủ trên tổng số 193 nước của thế giới. Nhưng chỉ hơn phân nửa loài người được sống trong chế độ dân chủ thôi vì Trung quốc đông dân nhứt hoàn cầu còn theo CS.

Sự sụp đổ của các nước CS trong đầu thập niên qua và các cuộc cách mạng nhân dân nổi lên lật đổ nhà hay đảng độc tài, tham nhũng, hủ bại như Nam tư, Nam dương, Phi luật tân bằng một hình thái cách mạng mới. Sắc thái mới là không đảo chánh quân sự đổ máu mà quần chúng vùng lên bao vây làm công quyền bể ra từng mảng trong chế độ độc tài CS hay không CS. Những hiện tượng đáng lưu ý ấy, có thể giúp soi sáng con đường tự do dân chủ của nước nhà VN những ngày sắp tới.

Sơ lược, có hai mô hình cách mạng nhân dân thắng độc tài CS. Thứ nhứt, CS cầm quyền yếu hơn nhân dân đối lập. Có thể lấy Ba lan làm thí dụ điển hìnhï. Nhân dân bắt đầu cuộc đấu tranh dưới hình thức phản kháng với Ủûy ban Phòng vệ Nhân dân. Kế đến tiến lên đối lập đấu tranh lật đổ giới cầm quyền. Công đoàn Đoàn kết, đấu tranh suốt 10 năm dai dẳng, gay go. Đảng sau cùng phải thỏa hiệp bằng một cuộc bầu cử, đưa đến thắng lợi của nhân dân. Tinh thầøn dân tộc, tín ngưỡng đóng vai trò ngầm nhưng rất lớn trong cuộc tranh đấu 10 năm này.

Thứ hai, nhân dân đối lập yếu nhưng CS cầm quyền mạnh: Hung gia lợi và Đông đức. Vì yếu, nhân dân chỉ có thể biểu tình bất bạo động, yêu sách cải cách.Thành phần đấu tranh chủ yếu là những người giác ngộ cách mạng cao. Địa bàn xảy ra là thủ đô hay thành phố lớn. Nặng tinh thần dân tộc do phản ứng lại áp lực của Liên xô gây ra, Đảng CS Hung chấp nhận đối thoại với nhóm Diễn đàn Dân chủ và tiến đến cuộc bầu cử. Bất cứ nơi nào, lúc nào CS chấp nhận bầu cử là coi như chấp nhận sự thất bại của Đảng vì có nơi nào CS được lòng dân.

Còn tại Đông Đức, những đảng viên có tinh thần dân tộc, cấp tiến làm cuộc đảo chánh nội bộ trước, truất phế nhóm giáo điều, quá khích, hung hăng để điều đình với nhân dân đối lập mang tên Diễn đàn Mới. Nhóm này trong đấu tranh, tập trung khai thác đề tài tham nhũng, và gian ác của CS Đông Đức, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của Tây Đức. Cũng như tại Hung, cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu của nhân dân khai tử chế độ độc tài CS.

Tưởng cũng cần nhắc trường hợp Tiệp khắc, CS mạnh và nhân dân yếu, cuộc đấu tranh cũng bắt đầu bằng những biểu tình phản kháng rồi tiến dần đến biểu tình qui mô ngày 17/11/89, buộc giới cầm quyền từ lâu không chịu đối thoại, thỏa hiệp, phải từ chức.

Trở lại con đường tự do dân chủ của nước nhà chúng ta. Lượt qua lịch sử cách mạng thế giới cận đại, các hình thái và hình thức đấu tranh lật đổ chánh quyền ở nước CS lẫn không CS đều thấy ở VN. Phía đảng cầm quyền tuy vẫn có ly khai, có cấp tiến (Đổi mới) nhưng phe bảo thủ và giáo điều vẫn là thành phần trội yếu do ảnh hưởng của Trung quốc và của những đảng viên lão làng nặng quá khứ căm thù và nặng giáo điều stalinist. Yếu tố dân tộc trong Đảng không đáng kể so với quyền lợi của Đảng. Về phía nhân dân đối lập, đặc điểm tôn giáo rõ nét hơn Ba lan vì xã hội VN vốn mộ đạo, và tính sắc tộc mờ nhạt hơn Nam tư vì dân tộc VN khá thuần nhứt. Nhưng xu thế dân chủ toàn cầu cộng với tác động của hàng triệu người Việt hải ngoại được các phương tiện của thời đại Tin học tiếp tay, ảnh hưởng mạnh hơn chủ thuyết của Gorbachev lúc trước. Hai yếu tố ấy giúp cho phong trào đấu tranh của nhân dân tuy chưa đủ mạnh để lật đổ CS, nhưng thừa sức làm tiêu hao sinh lực và nỗ lực chống đỡ của CS. Diễn biến hòa bình là thế thậm chí nguy cho CSVN. Vì vậy cố gắng phi chánh trị hóa ( epolitiser) xã hội và quần chúng bằng Đổi Mới, nới lỏng một chút tự do trong làm ăn, hưởng thụ để dân lo làm kiếm tiền mà lơ là chống đối, nguội nhiệt tình cách mạng, không đạt kết quả. Xã hội công dân hay ý thức và ý muốn được tự do dân chủ của quần chúng không bị thui chột. Cuộc sống dễ thở do Đổi mới kinh tế, chớ không phải sự cam phận đói nghèo, tay làm hàm nhai, tạo nhiệt tình cách mạng . Phú quí sanh lễ nghĩa. Nhờ vậy phong trào tranh đấu cho tự do tôn giáo và tự do dân tộc phát triễn sâu rộng. CS khó mà cưỡng lại hay triệt hạ. Một cuộc nổi dậy của nhân dân khó mà tránh.

Nếu tính 1776 là năm khởi đầu của tiến trình tự do dân chủ cận đại, đến nay chưa đầy hai thế kỷ rưởi. Trên ba phần tư các nước trên thế giới, trên phân nửa nhân loại đang cùng đi trên con đường tự do dân chủ dù con đường ấy có khút khuỷu, chông gai thật. Dân chủ đạt được kỳ tích như vậy vì đó định luật tất yếu của sự sống. Mà sống tức là chiến đấu với chính mình và môi trường xung quanh để đạt được hạnh phúc. Cũng như thế, tự do dân chủ không thể xin mà có, phải tranh đấu mới được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.