Hôm nay,  

Lộ Trình Đổi Mới Việt Nam Còn Gập Ghềnh

19/07/200000:00:00(Xem: 5545)
SAIGON (Reuters) - Một bài phân tích của Reuters viết từ Saigon ngày 18-7, nhận xét bản thương ước dấu mốc ký kết với Mỹ tuần qua và việc mở cửa Thị trường Chứng Khoán tuần này đã làm tan mây mù che phủ việc đổi mới của nước cộng sản Việt Nam.

Nhưng các nhà phân tích cảnh giác con đường trước mắt chưa hết gập ghềnh đối với nước này.
Sau bao năm lần khân và thất vọng gia tăng về đầu tư ngoại quốc, Việt Nam đã ký bản thương ước ngày 13-7 và có kế hoạch chính thức khai trương thị trường chứng khoán non yểu ngày thứ năm 20-7.

Bản thhơng ước nếu được phê chuẩn sẽ dần dần mở các thị trường được bảo hộ của Việt Nam để đổi lấy quan thuế thấp cho hàng hòa Việt Nam xuất cảng. Đây là một trong những mốc đường quan trọng nhất của Việt Nam kể từ khi đi vào kinh tế định hướng thị trường giữa thập niên 80.

Thị trường chứng khoán khởi sự với một quy mô nhỏ xíu, chỉ có 4 xí nghiệp đăng ký lên danh sách. Dù vậy nó cũng tiêu biểu cho một sự từ bỏ vang dội về những giáo điều của Mác-Lê trước đây đã từng chỉ dậy kế hoạch hóa kinh tế Việt Nam với những hâu quả vô cùng tai hại.
Các nhà ngoại giao, chuyên gia phát triển và các học giả nói thương ước và thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho Việt Nam có thể thoát khỏi nhiều năm trì trệ tiếp theo sau sự nở rộ vào giữa thập niên 90 khi Việt Nam còn được gán cho danh hiệu “Con hổ sắp sinh” của Á châu.

Ari Kokko của trường Kinh tế Đại học Stockholm nói về thương ước như sau: “Đây sẽ là những chuyện hết sức quan trọng. Có lẽ là một bước lớn nhất của Việt Nam từ 4 hay 5 năm nay, có thể cả từ trước lâu hơn nữa, bởi vì nó đặt Việt Nam vào một tình thế hoàn toàn mới.

“Trong trung hạn Việt Nam sẽ có nhiều lợi. Những xuất cảng thêm sang Mỹ sẽ tăng nhanh hơn sự gia tăng cạnh tranh của hàng hóa do Mỹ sản xuất”.

Tuy nhiên bản thương ước còn cần phải được Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn.
Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam ở Trung tâm Á châu-Thái Bình Dương Nghiên cứu An ninh tại Hawaii nói Thương ước cần phải được Quốc hội Mỹ hiện hữu phê chuẩn, nhưng thời biểu công tác của Hạ Viện đã gần hết trong năm bầu cử.

Việt Nam Có Thể Thua To


Thayer nói: “Khi đưa ra bỏ phiếu, tôi nghĩ thương ước sẽ được thông qua, nhưng nếu không được thông qua, nước Việt Nam khốn khổ sẽ bị thua lớn. Sau cuộc bầu cử, Mỹ sẽ có một sự thay đổi hầu hết những nhân vật nắm các chức vụ lớn - Bà Charlene Barshefsky sẽ không còn là Đại diện Thương mại trong chính phủ mới và thương ước sẽ cần phải được phê chuẩn bởi một lớp người khác.

“Lúc đó thương ước sẽ gập nguy cơ là hoặc cần phải thương thuyết lại hoặc để mặc đó cho đến khi Quốc hội mới thấy thuận tiện để xét tới và sẽ có một ông Tổng Thống mới có thể không có những ưu tiên giống như Clinton”.

Ông tiếp: “Và sau khi được phê chuẩn, việc thực thi thương ước lại là một vấn đề khác”.
“Có hai con đường không nên đi. Đó là cố ý cản trở hay chỉ vì không có khả năng do thiếu người có tài cán thích hợp, để hoàn thành công tác đúng mức mỗi khi đến thời hạn chót như trên đã nói. Đây sẽ là một nhiệm vụ kinh khủng cho Việt Nam.

“Nếu Việt Nam không giữ đúng được thời biểu chỉ vì đã đặt quyền lợi vào việc che chở các xí nghiệp quốc doanh vô hiệu năng, Việt Nam sẽ gập phải đủ loại trừng phạt hay xét lại vấn đề.
“Về phía Mỹ. thương ước này không phải là loại giấy dán trên tường để trang trí. Nó có răng thực sự của nó, rồi đây Việt Nam sẽ thấy những cái răng đó”.

Tổng Công Đoàn Mỹ Chống Đối
David Marr, một chuyên gia khác về Việt Nam của Đại học Quốc gia Úc, nói các nhà lãnh đạo bảo thủ Việt Nam có thể tỉnh ngủ với một tâm trạng bấn loạn khổ sở là thấy mình đang mở một cái hũ ảo thuật làm xổng ra những sức mạnh mà họ không thể nào chế ngự được.

“Họ vẫn còn khả năng đập nắp hũ lại, ít ra trong một thời gian ngắn.
“Đây là một thắng lợi cho phe đổi mới, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là thắng lợi trường kỳ. Nếu hỗn loạn xẩy ra, họ sẽ gập thất bại. Cũng có thể phe bảo thủ cười khẩy: Cứ để cho chúng nó có đủ dây thừng để chúng tự treo cổ”.

Sự kiện trên có thể giải thích tại sao không thấy Hà Nội hoan hỉ với thương ước và không có một cấp cao nào đến Washington ký thương ước.

Marr nói: “Họ muốn che kín cái sườn chính trị của họ, nên không thích có những tấm hình chụp cho thấy họ cụng ly sâm-banh với Clinton”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Thời sự và sự kiện. Tin buồn và tội nghiệp. Đài phát thanh Mỹ VOA ngày 8-11- 2019 có tin, “Ngày 8/11, Bộ Công an Việt Nam và cảnh sát hạt Essex, Anh, công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container đông lạnh, gồm 10 người Hà Tĩnh, 21 người Nghệ An, và một số người Quảng Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Thừa Thiên-Huế.’
Đức Giáo Hoàng Francis đã tố cáo sự phân biệt đối xử chống đồng tính là gợi nhớ đến các cuộc đàn áp thời Đức Quốc xã và bằng chứng về một nền văn hóa của mối hận thù đã xuất hiện ngày nay.
Group of 30 (G-30)- một nhóm những tổ chức tài chính có uy tín toàn cầu- đã cảnh báo: Hoa Kỳ, Trung Cộng và những nền kinh tế hàng đầu khác sẽ phải đối diện với mức thâm thủng quĩ hưu trí khổng lồ $15.8 trillion, sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi.
Chúng ta hay nghe kể về những món cổ vật giá trị được tìm thấy ở những nơi không ai ngờ tới. Thí dụ: 3 năm trước đây, một chiếc xe 1966 Ford Mustang Shelby tìm thấy ở một nhà kho bị bỏ quên, sau đó được bán với giá $159,500.
Kay Wilson là một nghệ sĩ trẻ, dọn từ Pennsylvania đến làm việc tại Los Angeles. Kay nhận ra rằng số tiền cô trả để có một căn studio ở Pennsylvania chỉ đủ cho một căn phòng 2.9 X 2.9 m tại LA.
Alan Greenspan – cựu giám đốc Quĩ Dự Trữ Liên Bang (FED)- tuyên bố rằng không có lý do chính đáng để các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phát hành tiền kỹ thuật số.
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Uber Technology Inc. – Travis Kalanick- đã bán khoảng 21% cổ phần của mình tại công ty.
Jamie Dimon- CEO của tập đoàn tài chính JPMorgan Chase & Co- xác nhận rằng bất bình đẳng giàu nghèo là một vấn đề lớn của xã hội Mỹ. Ong không nói nhiều về vấn đề những CEO như ông đang được trả lương cao quá mức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.