Hôm nay,  

Truy Tố CSVN

12/7/201300:00:00(View: 3890)
Sau bản tin của Đài VOA loan báo toà án Tây Ban Nha ra lệnh bắt cựu Chủ Tịch Trung Quốc về tội diệt chủng đối với người Tây Tạng, có phản hồi của người Việt liền. Trong bài bình luận trên mục Trước Thời Cuộc của nhựt báo Việt Báo, nhà báo Trần Khải có chọn hai ý kiến nêu lên: “...bởi: Hà Duy Phương từ: Cái Răng TP. Cần Thơ -20.11. 2013 04:39- Ở Tây Ban Nha, có người VN không vậy? nhứt là những người vượt biên tránh họa cộng sản VN. Mong các Chú, Bác, Cô, Dì... hãy tố cáo CSVN như người dân Tây Tạng, để tòa án TBN, ra trát bắt giữ... dù sao thì cũng là một đòn đánh động về chính trị trên toàn cầu, CSVN dù có quái vật 1000 lần thì cũng sợ bị... các quốc gia văn minh bắt giữ chứ bộ!!!”; và bởi: Kien (WA) từ: USA- 19.11.2013 23:36 - Hoan hô Tòa Án Tây Ban Nha, nhưng không lẽ ở TBN không có người VN nào mang quốc tịch TBN hay sao? Nếu có thì quý vị nên nhờ toà án ra án lệnh thộp cổ hết bọn Ba Đình vì tội diệt chủng đang xảy ra hàng ngày tại VN, nhất là những chuyện gần đây với đồng bào Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo và nhất là với đồng bào thượng ở Tây Nguyên...” (hết trích).

Theo dõi thời cuộc người Việt trong ngoài nước hai thập kỷ đã qua đến bây giờ, có thể nói cho người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại có nghĩ, có viết, có lập tổ chức “truy tố tội ác CS”, chớ không phải không. Vì đó là một sách lược đấu tranh qua con đường tư pháp như bao sách lược đấu tranh khác nhằm mục tiêu tối hậu là giải trừ CS, đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN. Vì tội ác của CSVN đối với người dân Việt nhứt là quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà nói riêng và đối với quốc gia dân tộc Việt nói chung là tội ác trời không dung, đất không tha, nhân dân nguyền rủa, công lý Loài Người và pháp lý của các nước lên án không tha.

Nhưng chưa thấy có nạn nhân CS nào phát động tố quyền đâm đơn vô toà để kiện như trường hợp của nhà sư Thubten Wangchen Phật Giáo Tây Tạng, một công dân Tây Ban Nha gốc Tây Tạng, có quốc tịch Tây Ban Nha. Ông đã kiện những đại cán CS Trung Quốc đã bách hại quốc gia dân tộc Tây Tạng, bằng những hành động cấu thành tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại. Hậu thuẫn cho nguyên đơn nhà sư công dân Tây Ban Nha gốc Tây Tạng là một tổ chức của Tây Ban Nha, vận động cho quyền của người Tây Tạng ở Trung Quốc.

Căn cứ pháp lý để đương đơn phát động tố quyền và toà án thụ lý là đạo luật chống tội ác diệt chủng và tội ác chống nhân loại của nước Tây Ban Nha ban hành từ năm 2005.

Và Toà án Tây Ban Nha thụ lý và chấp đơn vì Tây Ban Nha có luật ấy và trao thẩm quyền điều tra, xét xử cho ngành Tư Pháp Tây Ban Nha. Do vậy Toà án Tây Ban Nha chiếu chức chưởng và thẩm quyền đối nhân, đối vật ra lịnh cho cơ quan công lực quốc gia bắt giữ để điều tra đối với cựu Chủ tịch Nước TC Giang Trạch Dân, và 4 đồng phạm là cựu Thủ tướng Lý Bằng, cựu Bộ Trưởng An Ninh Kiều Thạch, lãnh tụ Đảng Cộng Sản Trần Khuê Nguyên. Riêng Thủ Tướng Ôn gia Bảo vừa rời chức vụ, hết đặc miển tài phán ngoại giao cũng bị vào danh sách truy tầm và bắt giữ.

Những người bị truy tố này chiếu thủ tục tố tụng của toà Tây Ban Nha được tống đạt hồ sơ truy tố. Toà Tây Ban Nha có thể dựa vào “quyền lực pháp lý phổ quát” (Universal Jurisdiction) nếu trong khuôn khổ thời gian quy định mà 5 bị can không phản hồi lại, họ sẽ đối mặt với lệnh bắt giữ và dẫn độ của Hình Cảnh Quốc Tế, Interpol khi họ đi đến những nước mà Tây Ban Nha có hiệp ước pháp lý và dẩn độ.

Trong trường hợp đó sẽ vô cùng rắc rối pháp luật cho những bị can khi ra khỏi Trung Quốc hay tới một nước nào có Interpol hay có hiệp ước dẩn độ với Tây Ban Nha. Thế là coi như những người gây tội ác diệt chủng bi giam cầm trong nước họ vậy.

Chắc chắn TC sẽ phản đối, nào Tây Ban Nha xen vào nội bô, hăm bang giao, giao thương hai nước sẽ bi tổn hại về vụ này. Nhưng khác với TC, Tây ban Nha và các nước có chánh quyền dân chủ, chế độ pháp quyền, luật pháp trên hết, chánh quyền tam lập, tư pháp hoàn toàn độc lập.

TC hăm he thì như dùng cây gậy đánh vào nước, TC tự làm ướt mình, chớ nước bứt không rời, chặt không đứt.

Trở lại câu hỏi tiêu biểu của hai đồng bào Việt, một ở trong nước, một ở ngoại quốc, liệu người Việt ở Tây Ban Nha và ở các nước trên thế giới co thể truy tố những lãnh tụ CSVN về tội diệt chủng được không.

Người Việt ở Tây Ban Nha có thể nêu qui chế là công dân, nếu bị CSVN bức hại như vị sư Tây Tạng thì đầy đủ thẩm quyền kiện CSVN ra toà án Tây Ban Nha, đòi công lý và đền bù thiệt hại vật chất và tinh thần mà CSVN gây ra cho mình.

Nhưng giới chức CS có liên quan, chánh phạm và đồng phạm, đều bi truy tố về hình và hộ. Từ người tù cải tạo mà quản giáo chỉ định làm việc cho trại như trật tự Bùi đình Thi (đã bị toà án di trú Mỹ tước quyền nhập cư, nhập tịch, bị giam chờ ngày trục xuất về VN vì đã đánh chết và bị thương một số tù cải tạo trong đó có một dân biểu VNCH, một linh mục). Cho đến những người cán bộ ‘quản giáo’ ở trại giam, dĩ chí người cầm đầu ngành công an, nội chính, chế độ như Cao đăng Chiếm, Đỗ Mười, Lê đức Anh đã hưu và còn sống, đã có liên quan trong tội ác diệt chủng này, Toà án Tây Ban Nha có quyền ra án lịnh cho nhân viên công lực Tây Ban Nha và yêu cầu hình cảnh quốc tế truy tầm.

Còn người Việt công dân hay thường trú nhân hợp pháp của các nước định cư (khoảng 80 nước và hơn hai triệu người trên thế giới) nạn nhân bị CSVN gây tội ác tội diệt chủng và chống nhân loại có tố quyền hay không cần xem luật pháp các nước định cư coi có luật có tinh thần pháp lý như đạo luật ở Tây Ban Nha hay không.

Chắc chắn người Việt hải ngoại bây giờ có rất nhiều luật sư, luật gia, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đấu tranh, bảo vệ nhân quyền, những chuyên viên và tổ chức dân sự này sẵn sàng giúp đồng bào nạn nhân.

Có người lo ngại các nước CS sẽ lợi vì lý do bang giao và kinh tế với những nước có ngừoi kiện để ngăn chận vụ kiện. Mối lo này hơi xa và không căn cứ lắm. Tư pháp các nước tự do, dân chủ, rất độc lập trong chánh quyền tam lập.

Có người nghĩ kiện cáo lãnh tụ và đại cán CS là con kiến kiện củ khoai, kiện họ khi hồi hưu hết quyền, hết đặc miễn ngoại giao – là uổng công vô ích. Hoàn toàn sai. Kiện những lãnh tụ CS là kiện cả chế độ, tạo diễn đàn nói lên cho cả thế giới thấy cái gian ác của CS, đánh động cho lớp trẻ thấy cái độc hại của CS. Đó là một bài học để ngăn chận những người ác ôn, chế độ ác ôn không tái diễn. Đó cũng là cách ngăn chận những người CS đương thời không làm những tội ác như người đi trước, để tránh mang hoạ vào thân.

Kiện để truy nã họ tức là làm cho họ bi giam lỏng trong chế độ CS, làm cho họ không ‘hạ cánh an toàn’ được ở hải ngoại, tài sản của họ cất dấu ở ngoại quốc bị đóng băng, phong toả, họ không được hưởng, con cháu họ không được hưởng ở ngoại quốc

Trong chiến tranh chánh trị cây dao ăn trầu biết dùng cho dịch thủ lo sợ cũng là một vũ khí, há gì sách lược dùng toà án xử trị kẻ thù của người dân./.(Vi Anh)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Thời sự và sự kiện. Tin buồn và tội nghiệp. Đài phát thanh Mỹ VOA ngày 8-11- 2019 có tin, “Ngày 8/11, Bộ Công an Việt Nam và cảnh sát hạt Essex, Anh, công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container đông lạnh, gồm 10 người Hà Tĩnh, 21 người Nghệ An, và một số người Quảng Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Thừa Thiên-Huế.’
Đức Giáo Hoàng Francis đã tố cáo sự phân biệt đối xử chống đồng tính là gợi nhớ đến các cuộc đàn áp thời Đức Quốc xã và bằng chứng về một nền văn hóa của mối hận thù đã xuất hiện ngày nay.
Group of 30 (G-30)- một nhóm những tổ chức tài chính có uy tín toàn cầu- đã cảnh báo: Hoa Kỳ, Trung Cộng và những nền kinh tế hàng đầu khác sẽ phải đối diện với mức thâm thủng quĩ hưu trí khổng lồ $15.8 trillion, sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi.
Chúng ta hay nghe kể về những món cổ vật giá trị được tìm thấy ở những nơi không ai ngờ tới. Thí dụ: 3 năm trước đây, một chiếc xe 1966 Ford Mustang Shelby tìm thấy ở một nhà kho bị bỏ quên, sau đó được bán với giá $159,500.
Kay Wilson là một nghệ sĩ trẻ, dọn từ Pennsylvania đến làm việc tại Los Angeles. Kay nhận ra rằng số tiền cô trả để có một căn studio ở Pennsylvania chỉ đủ cho một căn phòng 2.9 X 2.9 m tại LA.
Alan Greenspan – cựu giám đốc Quĩ Dự Trữ Liên Bang (FED)- tuyên bố rằng không có lý do chính đáng để các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phát hành tiền kỹ thuật số.
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Uber Technology Inc. – Travis Kalanick- đã bán khoảng 21% cổ phần của mình tại công ty.
Jamie Dimon- CEO của tập đoàn tài chính JPMorgan Chase & Co- xác nhận rằng bất bình đẳng giàu nghèo là một vấn đề lớn của xã hội Mỹ. Ong không nói nhiều về vấn đề những CEO như ông đang được trả lương cao quá mức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.