Hôm nay,  

Biển Đông Vẫn Bất An

12/11/201300:00:00(Xem: 5682)
Tình hình Biển Đông sau trận bão Haiyan vẫn là tiềm năng không ngừng bão lửa chiến tranh...

Các thông tin ghi nhận hôm Thứ Hai 11-11-2013 cho thấy như thế.

Trong khi RFI kể rằng Philippines củng cố khả năng phòng thủ các đảo Biển Đông, VOA nói rằng VN kết thân hơn với Nga cả về quân sự. Cũng tin VOA nói rằng ASEAN kêu gọi hòa bình Biển Đông.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc hội thảo về Biển Đông ở Hà Nội, nói rằng “Có quốc gia chưa xem xét đến lợi ích nước khác...”

Và báo Người Đưa Tin nói rằng trong 5 năm tới, Biển Đông vẫn bất trắc.

Bản tin RFI kể về chuyện Philippines xây dựng căn cứ chiến lược nhìn ra Biển Đông.

Bản tin RFI viết:

“Nằm trong vùng quần đảo Palawan, Oyster Bay nhìn thẳng ra biển Đông Nam Á và chỉ cách Trường Sa 150km. Manila đang gấp rút xây dựng biến vùng vịnh thiên nhiên được du khách hâm mộ thành một căn cứ quân sự chiến lược răn đe Trung Quốc.

Philippines từng bước nâng cấp khả năng phòng vệ trước tham vọng của Trung Quốc. Theo kế hoạch, một căn cứ quân sự chiến lược sẽ được hoàn tất vào năm 2016 tại Oyster Bay, một danh lam nổi tiếng trên đảo Palawan. Chính phủ Aquino đã chi ra 12 triệu đôla để canh tân đường giao thông, xây dựng quân cảng, một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.

Trong bối cảnh bị Trung Quốc gây sức ép quân sự và ngoại giao, Tổng thống Philippines đã phê chuẩn một ngân sách 1,8 tỷ đôla canh tân quân đội dù là nước nghèo. Ngân sách này bao gồm kế hoạch tăng cường khả năng tác chiến bên ngoài lãnh thổ, qua chương trình tân trang căn cứ Subic Bay nằm ở phía bắc Manila nhìn ra Thái Bình Dương.

Nhưng vì sao Manila xây dựng thêm một hải cảng chiến lược?

Khác với Subic Bay, căn cứ Oyster Bay mà phía Hoa Kỳ gọi là «mini Subic» có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền «không thể tranh cãi».

Thứ hai là từ một năm nay, số tàu chiến Mỹ hoạt động trong vùng gia tăng rõ nét và cần hậu cứ. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần: 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác...”(hết trích)

Bản tin VOA ghi nhận về quan hệ Nga-Việt:

“Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng tải một bài viết trên các tờ báo hàng đầu ở Việt Nam nhận xét quan hệ Việt-Nga là một sự hợp tác đầy hiệu quả trước thềm chuyến thăm chính thức lần thứ ba của ông tới Việt Nam bắt đầu ngày 12/11.

Trong bài viết nhan đề ‘Nga-Việt cùng nhau hướng tới các mục tiêu hợp tác mới’, Tổng thống Nga nhấn mạnh tình hữu nghị của hai nước đã được chứng minh qua thời gian. Ông Putin nói Nga đề cao tầm quan trọng trong việc hợp tác với các nước Châu Á Thái Bình Dương mà trong đó Việt Nam là một trong những trung tâm phát triển hàng đầu.

Theo ông Putin, hai nước Việt-Nga có quan điểm giống nhau trong nhiều phương diện trong các vấn đề liên quan đến nghị trình toàn cầu chẳng hạn như đôi bên cùng cho rằng mỗi nước đều có quyền chọn lựa con đường phát triển riêng của mình.

Tổng thống Nga cho hay năng lượng, lĩnh vực dầu khí vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển hợp tác đầu tư và công nghiệp giữa Việt Nam và Nga. Ông Putin nói hợp tác dầu khí Việt-Nga là hai chiều và đôi bên cùng có lợi.

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết thêm hợp tác Việt-Nga trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật không còn giới hạn ở việc Nga xuất khẩu trang thiết bị sang Việt Nam, mà hiện đang có các bước tiến tới việc chế tạo các thiết bị quân sự tối tân tại Việt Nam dưới sự hỗ trợ của các công ty Nga...”(hết trích)

Bản tin khác từ VOA hôm 11-11-2013 ghi nhận về ASEAN:

“Hiệp hội Đông Nam Á nhất quán trong các nỗ lực bảo đảm hòa bình-ổn định trên Biển Đông, theo tuyên bố của Phó Tổng Thư ký ASEAN đưa ra tại Hà Nội ngày 11/11.

Phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 thay mặt Tổng Tư ký Lê Lương Minh, ông Nyan Lynn nói quan điểm lâu nay của ASEAN là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết giữa các bên liên quan bằng phương pháp ôn hòa, không dùng hay đe dọa dùng võ lực, và phải tuân thủ luật quốc tế trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.

Ông Lynn nhấn mạnh không lấy hòa bình làm nền tảng cho sự hội nhập bền vững của khu vực thì khó đạt được một cộng đồng ASEAN.

Hai ngày hội thảo nhan đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" do Học viện Ngoại giao Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức quy tụ sự tham dự của 200 đại biểu bao gồm quan chức chính phủ, học giả, và chuyên gia từ các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật, Nam Triều Tiên, Australia, và Mỹ.”

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ qua bản tin tựa đề “Có quốc gia chưa xem xét đến lợi ích nước khác” đã ghi nhận về hội thảo Biển Đông này, trong đó giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý cho rằng:

“...các bên còn theo đuổi lợi ích trước mắt, chưa tính đến đầy đủ lợi ích của các nước trong khu vực; diễn giải khác nhau về luật quốc tế và trì hoãn việc xây dựng cơ chế hợp tác để quản lý tranh chấp, ngăn ngừa xung đột trên biển Đông....”

Báo Người Đưa Tin trong bản tin tựa đề “5 năm tới, biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc” đã ghi nhận:

“...Việt Nam và các nước muốn đàm phán đa phương về vấn đề biển Đông, nhưng Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng quốc gia trong khối ASEAN. Giải đáp điều này, ông Ông Kavi Chongkittavorn – Thái Lan cho rằng: ASEAN không thể đàm phán trực tiếp về các vấn đề tranh chấp trên biển Đông mà chỉ có thể thông qua quá trình đàm phán về DOC và COC vì ASEAN không phải là bên tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

“Biển Đông trong năm năm tới tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc. Là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới” – Đó là lời phát biểu tại hội thảo của ông Đặng Đình Quý – Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam.”(hết trích)

Đáng lo vậy. Quả là đáng lo vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.