Hôm nay,  

Chuyện Đàm Phán TPP

29/08/201300:00:00(Xem: 12272)
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là gì, có lợi ra sao, và trở ngại nào cho Việt Nam... Hiệp định thương mại này có thể lôi kéo Việt Nam ra khỏi vòng lệ thuộc thương mại với Trung Quốc hay không? Và các “đỉnh cao trí tuệ” vốn tự hào là tuy đứng ở Ba Đình mà vẫn cỡi được 3 dòng thác cách mạng dẫn đầu cuộc chiến nhuộm đỏ thế giới suy nghĩ gì?

Chúng ta có thể nhìn từ nhiều hướng về những nỗ lực đàm phán TPP của nhà nước Hà Nội.

Trang web Trung Tâm WTO của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp VN giải thích cho các doanh nghiệp VN hiểu về một hiệp định có thể sẽ biến đổi cả vận mệnh một nền kinh tế như VN.

Giải thích từ TrungtamWTO.vn viết:

“Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 11 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada và Mexico).

Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương mại khác như đầu tư, môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ…”

Nhưng đàm phán đang đi tới đâu? Các bản tin đều nói là đang đi tới vòng cuối.

Báo Pháp Luật TP hộm 26-8-2013 có bản tin:

“Đàm phán TPP đang đi vào những vòng cuối

Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) vừa qua có đưa tin lãnh đạo 12 nước tham gia đàm phán xây dựng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nhóm họp vào ngày 8-10 tới tại Bali (Indonesia).

Cuộc họp sẽ diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Trong hai ngày 22 và 23-8 trước, các vị bộ trưởng đã tiến hành vòng đàm phán thứ 19 tại Brunei, tập trung vào 10 lĩnh vực, trong đó đề cập tới cách thức xử lý vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp quốc doanh và thuế quan.

Quá trình đàm phán TPP được khởi động từ năm 2010. Theo kế hoạch, 12 nước thành viên TPP bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam sẽ đạt sự thống nhất về TPP vào tháng 10 tới và ký hiệp định vào cuối năm 2013 này. Nếu được thành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% GDP của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.”(hết trích)

Nghĩa là, đây là một cái choọ khổng lồ, nếu có thể so sánh được như thế. Nhưng muốn bán hàng ở chợ TPP này, tất phải theo một số quy định.

Quy định đầu tiên là giấy phép.

Giấy phép vào TPP thực sự không dễ. Vì mỗi nước đều có nhiều ngành kinh tế khác nhau. Khi lợi cho ngành này, có thể thiệt hại cho ngành kia. Suy nghĩ đơn giản là: nếu hàng may mặc Việt Nam vào Mỹ dễ hơn, với thuế quan ưu đãi hơn... sẽ có nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ suy giảm, co cụm... thậm chí có thể sụp tiệm. Bù lại, sẽ có những mặt hàng Hoa Kỳ vào VN dễ hơn, và hàng VN không dễ cạnh tranh nổi. Do vậy, mới bàn hoài mà chưa dễ đồng ý. Huống gì là dính tơ1ới cả chục quốc gia.

Bản tin từ thông tấn TTXVN hôm 25-8-2013 ghi nhận:

“Đàm phán TPP gặp trở ngại vì các bất đồng dai dẳng...

Thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gặp khó khăn do các nước vẫn còn nhiều bất đồng dai dẳng trong bối cảnh thời hạn cho việc ký kết thỏa thuận vào cuối năm đang tới gần.

Vòng đàm phán thứ 19 về TPP, dự kiến diễn ra trong 9 ngày, đã bắt đầu từ ngày 22/8 tại Brunei với sự tham gia của đại diện 12 quốc gia.

Trong một diễn biến mới đây nhất tại Brunei, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán TPP đã nhất trí duy trì "can dự tích cực" trong thời gian từ nay cho tới khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

[Các nước đàm phán TPP họp thượng đỉnh vào 8/10]

Dự kiến, lãnh đạo 12 nước sẽ nhóm họp vào ngày 8/10 tại Bali (Indonesia), bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC, sẽ chưa đạt được một thỏa thuận thương mại tự do khu vực ngay lập tức, song có thể đưa ra phác thảo cơ bản của thỏa thuận này.

Theo giới chức Nhật Bản, các cuộc đàm phán TPP đề cập tới 21 lĩnh vực, nhưng vòng đàm phán mới nhất này chỉ tập trung vào 10 lĩnh vực, trong đó vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp quốc doanh và thuế quan.

Bên cạnh cuộc họp chính thức của toàn khối, các Bộ trưởng và quan chức cấp bộ trưởng của Mỹ và các nước thành viên TPP khác cũng tổ chức các phiên họp song phương. Dự kiến, các nước thành viên sẽ đưa ra những yêu cầu và đề nghị của mình liên quan đến vấn đề thuế quan trong các phiên họp này.


Tại vòng đàm phán này, Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamad đã nêu lên một số quan ngại, trong đó có đề xuất về việc việc nới lỏng kiểm soát đối với các doanh nghiệp nhà nước. Ông cũng nói rằng Malaysia sẽ không thay đổi chính sách ưu tiên cho người Mã lai khi phê chuẩn các hợp đồng, điều đã gây cản trở cho một số nhà đầu tư và là điểm vướng mắc trong các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Các quan chức Malaysia đang đứng trước sức ép gia tăng ở trong nước trong việc từ bỏ thương lượng TPP. Nước này mới đây đã thông báo sẽ nghiên cứu kỹ hơn về những lợi ích của việc tham gia TPP, một dấu hiệu cho thấy khả năng trì hoãn việc thông qua thỏa thuận...”(hết trích)

Riêng trường hợp VN còn bị công đoàn Mỹ gây rối.

Bản tin từ VOA ghi nhận hôm Thứ Tư 28-8-2013 về một “Thỉnh nguyện thư kêu gọi Mỹ không đàm phán TPP với Việt Nam,” trong đó viết:

“Công đoàn Anh Em Vận tải Quốc tế (International Brotherhood of Teamster) tại Hoa Kỳ vừa phát động chiến dịch yêu cầu chính phủ Mỹ ngưng đàm phán Hiệp định Đối tác Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương với Việt Nam cho tới khi nào Hà Nội đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động, nhân quyền, và môi trường.

Thỉnh nguyện thư trên trang web của tổ chức này kêu gọi mọi người ký tên để bày tỏ với Quốc hội và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ rằng người dân Mỹ cần các thỏa thuận mậu dịch công bằng chứ không cần thêm các thỏa thuận mậu dịch tự do.

Thỉnh nguyện thư nêu rõ không phải tự nhiên mà thu nhập của các gia đình Mỹ bị sút giảm trong 20 năm qua mà nguyên nhân là vì các nhà chính trị Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuận “mậu dịch tự do” đánh đổi công ăn việc làm của người dân Mỹ cùng các tiêu chuẩn về an toàn lao động, an toàn tiêu dùng, và an toàn thực phẩm để được lợi nhuận lớn hơn cho các tập đoàn công ty.

Thỉnh nguyện thư nói giờ đây các chính trị gia Mỹ đang nỗ lực thông qua Hiệp định TPP mà hiệp định này tự do đánh đổi việc làm và quyền lợi của dân Mỹ để lấy về các sản phẩm giá rẻ được làm bởi các công nhân bị cưỡng bách lao động trong các điều kiện làm việc không an toàn.

Công đoàn này đề nghị các thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ nên đề ra những tiêu chuẩn với người lao động, với sản phẩm chất lượng và an toàn, với việc bảo vệ môi trường không khí, nước, và đất đai thay vì đẩy mọi người xuống mức phải làm việc trong các xưởng bóc lột sức lao động và độc hại như ở Việt Nam.

Mục tiêu của thỉnh nguyện thư đề ra là một ngàn chữ ký, nhưng tới nay đã có trên 1400 người tham gia ký tên.

Một cuộc vận động tương tự của cộng đồng người Việt tại Mỹ do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS phát động cũng đang được tiến hành.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:

“Hiện nay nhiều nhóm lợi ích khác nhau đang vận động để không cho Việt Nam vào TPP cho đến khi Hà Nội thật sự tôn trọng quyền của người lao động, có những công đoàn tự do và độc lập của người lao động. Nếu mậu dịch Việt-Mỹ được gia tăng trong tình trạng nhân quyền Việt Nam như bây giờ thì e rằng càng trầm trọng hơn nạn công nhân bị bóc lột mà không có tiếng nói. Hiện ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng cưỡng bức lao động như đối với các tù nhân và các cải tạo viên. Một khi có nạn cưỡng bức lao động như vậy, giá thành sản phẩm của Việt Nam sẽ được thấp xuống, không cạnh tranh công bằng với Mỹ. Chúng tôi mong Việt Nam sẽ được vào TPP, nhưng phải có điều kiện. Bởi, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng y hệt như năm 2006. Khi Tổng thống Bush bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC (Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) và cho Việt Nam được hưởng quyền quan hệ bình thường với Mỹ một cách thường trực, lập tức xảy ra các cuộc đàn áp rất nặng nề tại Việt Nam kéo dài tận ngày hôm nay. Đó là tín hiệu sai lầm và nguy hiểm mà Hoa Kỳ đã nhắn cho Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn chặn lại ngay vì e rằng nếu không sẽ gia tăng đàn áp tại Việt Nam.”(hết trích)

Thực sự, Hoa Kỳ là đất nước dân chủ đa nguyên, nên các ý kiến dị biệt ở Mỹ đều được nói lên... và có người bênh vực TPP với Việt Nam (như Phòng Thương Mại Hoa Kỳ) và có người chống (như bản thỉnh nguyện thư trên) nên xem là bình thường.

Vấn đề là, chính phủ VN phải tự xem người ta nói có đúng không, và phải thay đổi làm sao để vào được ngôi chợ khổng lồ này. Thêm nữa, tôn trọng thợ thuyền công nhân là lý tưởng do ông Marx đưa ra từ lâu, sao bây giờ Hà Nội còn bị trách là bóc lột công nhân thê thảm như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.